Kinh Đại thừa
Bộ Bảo Tích
ĐÀ LA NI BÍ MẬT PHẬT ĐỈNH
TÔN THẮNG TÂM PHÁ
ĐỊA NGỤC CHUYỂN NGHIỆP
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Thiện Vô Uý, Đời Đường
Tên gọi là Kim Cương Cổ, Cái Trống Kim Cương. Mở miệng nâng lưỡi chấn cung pháp giới. Các Như Lai của Liên Hoa Tạng ra khỏi định liền dùng đập tan địa ngục, diệt tai ương của bảy biến, khởi giáo dạy Bồ Tát, Thiện Trụ Thiên Tử, nói bí mật của năm chữ, nắm gốc trao truyền Bố Tự, an bày chữ như pháp.
Bậc nhân chủ, vị Vua đội mão Bình Thiên khiến cho vạn nước thanh bình. Quan Tiết Độ quan sát ghi chép chân ngôn trên Tinh Kỳ, lá cờ, khiến cho bốn phương an lành.
Chuyên Thành Thái Thú, Trất Ta Tổng Nhung ghi chữ trang nghiêm lên trống loa khiến cho yêu khí nghe thấy từ xa vội vàng lẩn trốn, sự thịnh vượng bày xa ngàn dặm, lúa má tốt tươi, người không có bệnh hoạn.
Địa Thổ Thần Kỳ, Thổ Địa, Thần Đất khiến cho gió hòa mưa thuận. Việc Pháp Du Già tính ra có ngàn điều. Nay lược nói ít phần về sự niệm tụng gia trì. Viết lên trống trận thì quân giặc tự đầu hàng mà chẳng chết một người nào.
Đức Phật dạy:
Chữ A là Kim Cương bộ chủ về lá gan.
Chữ Noan là Liên Hoa bộ chủ về lá phổi.
Chữ Lãm là Bảo bộ chủ về trái tim.
Chữ Hàm là Yết Ma bộ chủ về bao tử.
Chữ Khiếm là hư không bộ chủ về lá lách.
Núi, biển, đất đai từ chữ A mà hiện ra.
Sông, suối, vạn nguồn theo chữ Noan mà sinh ra.
Vàng, ngọc, châu báu, Mặt Trời, Mặt Trăng, tinh tú, quả cầu lửa hỏa châu, ánh sáng đều từ chữ Lãm mà thành. Ngũ cốc, ngũ quả, muôn hoa hé nở đều nhân theo chữ Hàm mà kết.
Hương thơm, người Trời xinh đẹp, nuôi dưỡng nhan sắc, mùi vị ngon bổ, tướng mạo đoan chính, phước đức, phú quý đều từ chữ Khiếm mà trang nghiêm.
Chữ A là A Súc Như Lai ở phương Đông.
Chữ Noan là Đức A Di Đà ở phương Tây.
Chữ Lãm là Đức Bảo Sinh Như Lai ở phương Nam.
Chữ Hàm là Đức Bất Không Thành Tựu Như Lai ở phương Bắc.
Chữ Khiếm là Đức Tỳ Lô Giá Na ở phương Trên.
Chữ A là Thể Không Tịch thâm sâu, lấy mà chẳng thể lấy, bỏ mà chẳng thể bỏ. Mẫu của Vạn Pháp, Đại Quán Đỉnh Vương là chữ A vậy.
Chữ A là pháp khó tin hiểu nan tín đặc biệt đừng cho hàng Luật Sư Tiểu Thừa trông thấy. Năm bộ gốc này theo Phạn Văn có bốn mươi vạn câu đều trích từ Kinh Tỳ Lô Giá Na Kim Cương Đỉnh. Gom tập yếu diệu thì ruộng phước tối thượng chỉ là chân ngôn năm chữ này. Người tụng gặt hái được công đức chẳng thể so sánh, chẳng thể luận bàn, chẳng thể nói hết được.
Chân ngôn năm bộ của Kinh Kim Cương Đỉnh. Nếu được thọ trì, đọc tụng, Quán Chiếu Lý Tính sẽ khiến cho người được phước, xương cốt bền chắc, thân thể vững vàng, vĩnh viễn không bị khổ đau về tai chướng và các thứ bệnh, lại được nhiếp dưỡng trường thọ. Ngũ Tạng Man Trà La chính là Ngũ Bộ pháp thân.
Chữ A là bộ thứ nhất Kim Cương Địa. Chữ A dùng để quán đất, quán Tòa Kim Cương.
Chữ Noan là bộ thứ hai Kim Cương Thủy. Chữ Noan được dùng để quán nước, quán Tòa Hoa Sen.
Chữ Lãm là bộ thứ ba Kim Cương Hỏa. Chữ Lãm được dùng để quán mặt trời.
Chữ Hàm là bộ thứ tư Kim Cương Phong. Chữ Hàm được dùng để quán mặt trăng.
Chữ Khiếm là bộ thứ năm Kim Cương Không. Chữ Khiếm được dùng để quán hư không.
Đây là Pháp Quán Thể Tính Vô Sinh của Như Lai. Như Lai Thể Tính Vô Sinh Quán.
Chân ngôn của năm bộ bên trên là chất báu Đề Hồ thuộc Cam Lộ Vô Sinh của tất cả Như Lai, là thuốc màu nhiệm Diệu Dược của Phật Tính.
Một chữ nhập vào ngũ tạng, tim, gan, lá lách, phổi, thận thì vạn bệnh chẳng sinh huống chi là tu Nhật Quán, Nguyệt Quán. Tức thời tu được nghĩa Không Tịch và nghĩa của năm phần pháp thân.
A Noan Lãm Hàm Khiếm: Là chân ngôn của năm phần pháp thân. Nếu một ngày tụng một biến, bảy biến, hai mươi mốt biến hoặc bốn mươi chín biến thì hiệu lượng công đức của một biến có phước như chuyển Tạng Kinh một trăm vạn vạn biến huống chi ngồi Thiền tịch nhập vào định môn.
Từ chữ A Quán Chiếu rõ ràng rành rẽ như mặt trời chiếu sáng trên không tức là thấy rõ, Liễu Kiến Phật Tính sẽ gặt được phước không có gì sánh được.
Văn Cú của Bí Tạng thật chẳng thể luận bàn chỉ sợ hàng Pháp Sư của Thanh Văn, bậc Trì Luật của hàng tiểu thừa sinh nghi ngờ chẳng tin mà thêm tội cho người đó.
Ví như Đức Vua có người con nhỏ nên rất thương yêu vỗ về thân cận, bao nhiêu châu báu trong kho tàng đều dốc cho hết cũng chẳng tiếc nhưng chẳng thể cho Kiếm Can Tương Mạt Tà vì sợ không biết vận dụng mà hại cho thân thể. Chính vì thế cho nên Đức Như Lai chỉ mật truyền cho hàng Đại Bồ Tát mà chẳng truyền cho hàng Thanh Văn kém Tuệ.
Ba chân ngôn sau đây là ba loại tất địa là sự sai khác của phẩm vị: Thượng, trung, hạ trong pháp thành tựu: A La Ba Già Na: Đây là chân ngôn của Hạ Phẩm Tất Địa có tên là xuất tất địa hay sinh cọng rễ tràn khắp bốn phương. Tụng một biến như chuyển Tạng Kinh một biến.
A Vĩ La Hàm Khư: Đây là chân ngôn của Trung Phẩm Tất địa. Phẩm Tất địa trong Kinh Đại Nhật gọi là Câu Chữ Kim Cương giáng phục bốn ma, giải thoát sáu nẻo, mãn túc nhất thiết trí trí. Đây có tên là Nhập Tất Địa hay sinh cành lá tràn khắp bốn phương.
Vì quang minh sáng tỏ nhập vào pháp giới của Phật nên có tên là Nhập Tất Địa. Nếu tụng một biến như chuyển Tạng Kinh một ngàn biến.
A Noan Lãm Hàm Khiếm: Đây là chân ngôn của Thượng Phẩm Tất Địa. Dùng mười năm Ấn Chân Ngôn lúc trước, thuận một biến, nghịch một biến, rồi xoay chuyển bốn biến. Đây tức lợi ích cho tất cả chúng sinh đều thành nghĩa của Phật.
Chân ngôn này có tên là Bí Mật Tất Địa, cũng có tên là Thành Tựu Tất Địa hoặc Tô Tất Địa. Tô Tất Địa là khắp pháp giới, thành tựu Phật Quả, chứng Đại Bồ Đề, bí mật của pháp giới, viên mãn quang minh.
Chỉ có Phật với Phật mới có thể nhập vào môn này, hàng Thanh Văn, Duyên Giác chẳng thể chiếu soi. Đây cũng gọi là Bí Mật Tất Địa. Nếu tụng một biến sẽ như chuyển Tạng Kinh một trăm vạn biến.
Xuất Tất Địa từ bàn chân đến eo lưng. Nhập Tất Địa từ eo lưng đến trái tim. Bí Mật Tất Địa từ trái tim đến đỉnh đầu. Như vậy là ba Tất Địa. Xuất Tất Địa là Hóa Thân thành tựu. Nhập Tất Địa là Báo Thân thành tựu. Bí Mật Tất Địa là pháp thân thành tựu.
Tức là ba loại Thường Thân Chánh Pháp Tạng. Chính vì thế cho nên cúi đầu lễ Tỳ Lô Giá Na Phật.
Cúi lậy Tỳ Lô Giá Na Phật
Hé mở mắt tịnh như hoa sen
Tam giới điều ngự Thiên Nhân Sư
Đại bồ đề tâm cứu Thế Giả
Pháp chân ngôn thâm diệu gia trì
Chảy vào vô sinh A Tự Môn
Bạch hào vô tướng chính biến tri
Viên mãn thường chiếu như nhật nguyệt
Đấng Cứu Thế A Súc Bảo Sinh
Di Đà thành tựu Bất Không Vương
Chứa trong Luân Cát Tường Tất Địa
Mắt Từ tự tại giáng Tam Thế
Kim Cương Tát Đỏa Bất Động Tôn
Không ngược bản thệ ứng thời kỳ
Xong việc Du Già, hoàn Kim Cương
Ta y Tỳ Lô Giá Gia Phật
Mở tâm trí ấn dựng tiêu nghĩa
Vô lượng công đức trang nghiêm khắp
Đổng vào tổng trì các thiện thệ
Nguyện cùng bậc hữu duyên tu học
An trụ biển thanh tịnh vô thượng.
***