Kinh Đại thừa
Bộ Niết Bàn
PHẬT THUYẾT
ĐẠI THÁNH VĂN THÙ SƯ LỢI
BỒ TÁT TÁN PHẬT PHÁP THÂN LỄ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Bất Không, Đời Đường
Như vậy tôi nghe!
Một thời Đức Phật trụ trong núi Thứu Phong Gṛdhra kuṭa thuộc thành Vương Xá Rāja gṛha cùng với chúng Đại Tỳ Kheo Mahā bhikṣu gồm hai vạn năm ngàn người đến dự đều là bậc A La Hán Arhat, với bảy mươi hai na dữu đa câu chi Đại Bồ Tát Ma Ha Tát mà Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Maṃjuśrī bodhisatva là bậc Thượng Thủ Pramukha.
Bấy giờ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát từ chỗ ngồi đứng dậy, chỉnh sửa quần áo, trật áo hở vai phải, đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật, chắp tay cung kính, khen ngợi Đức Như Lai, rồi nói Già Tha Gāthā:
Kệ là:
Không sắc rūpa, không hình tướng Lakṣaṇa.
Không rễ Mūla, không nơi trụ vô trụ xứ.
Chẳng sinh, chẳng diệt, nên kính lễ vô sở quán. Lý quán niệm các pháp không có chỗ được.
Chẳng đi cũng chẳng trụ chẳng lấy cũng chẳng bỏ.
Chẳng trụ ở các pháp Dharma do lìa có hữu, lìa không vô hành ở bình đẳng Sama nên kính lễ vô sở quán.
Ra khỏi nơi Tam Giới Sắc Giới, Dục Giới, Vô Sắc Giới ngang đồng với hư không các dục chẳng nhiễm, nên kính lễ vô sở quán.
Ở trong các uy nghi đi, đứng với ngủ, thức thường ở vắng lặng nên kính lễ vô sở quán.
Đi, đến đều bình đẳng đã trụ ở bình đẳng chẳng hoại bình đẳng, nên kính lễ vô sở quán.
Vào các vô tướng định thấy các pháp vắng lặng thường ở tam muội Samādhi nên kính lễ vô sở quán.
Không trụ, không chỗ quán ở pháp, được tự tại tuệ dùng thường định, nên kính lễ vô sở quán.
Chẳng trụ ở sáu căn chẳng dính vào sáu cảnh thường ở một tướng nên kính lễ vô sở quán.
Vào ở trong vô tướng Animitta hay chặt đứt các nhiễm xa lìa danh Nāma Sắc Rūpa nên kính lễ vô sở quán.
Chẳng trụ ở tướng có hữu tướng cũng lìa nơi các tướng vào tướng, ở trong không vô kính lễ vô sở quán.
Không phân biệt suy nghĩ. Tâm trụ không chỗ trụ vô sở trụ các niệm chẳng khởi, nên kính lễ vô sở quán.
Không tàng thức Ālaya vijñāna như rỗng Śūnya: Không không nhiễm, không hý luận xa lìa ba đời, nên kính lễ vô sở quán.
Hư Không không giữa, mé tâm Chư Phật cũng thế tâm đồng hư không, nên kính lễ vô sở quán.
Chư Phật, tướng hư không cũng không tướng lìa các nhân Hetu quả Phāla nên kính lễ vô sở quán.
Chẳng dính ở các pháp như trăng nước mặt trăng dưới nước, không lấy xa lìa nơi ngã tướng Kính lễ vô sở quán.
Chẳng trụ ở các uẩn skandha chẳng dính vào xứ Āyatana, giới Dhātu xa lìa điên đảo, nên kính lễ vô sở quán.
Thường ngang bằng pháp giới Dharma dhātu ngã kiến đều chặt đứt xa lìa hai bên, nên kính lễ vô sở quán.
Chẳng trụ ở các sắc chẳng lấy cũng chẳng bỏ xa lìa phi pháp, nên kính lễ vô sở quán.
Chứng pháp không chướng ngại thông đạt nơi các pháp xa lìa ma pháp, nên kính lễ vô sở quán.
Chẳng có cũng chẳng không có, không chẳng thể được lìa các ngôn thuyết, nên kính lễ vô sở quán.
Bẻ gãy ngu ngã mạn chẳng một cũng chẳng hai xa lìa mot, hai nên kính lễ vô sở quán.
Thân, miệng, ý không mất ba nghiệp thường vắng lặng xa lìa thí dụ, nên kính lễ vô sở quán.
Nhất thiết trí Sarva jñā thường trụ ứng hiện không công dụng xa lìa các lỗi, nên kính lễ vô sở quán.
Vi diệu vô lậu niệm không hạn, không phân biệt nhóm Tình, phi tình nên kính lễ vô sở quán.
Dùng tâm không ngại, nên đều biết tất cả tâm chẳng trụ ta người tự tha, nên kính lễ vô sở quán.
Không ngại, không chỗ quán thường trụ pháp không ngại xa lìa các tâm, nên kính lễ vô sở quán.
Tâm thường không chỗ duyên tự tính chẳng thể được bình đẳng khó lường, nên kính lễ vô sở quán.
Dùng tâm không chỗ dựa vô sở y đều thấy các cõi nước biết các hữu tình, nên kính lễ vô sở quán.
Các pháp, tát bà nhã Sarva jñā: Nhất thiết trí rốt ráo không chỗ có tâm Phật khó đo lường kính lễ vô sở quán.
Các pháp giống như huyễn, như huyễn chẳng thể được lìa các pháp huyễn.
Phật thường ở thế gian nhưng chẳng nhiễm thế pháp chẳng nhiễm thế gian, nên kính lễ vô sở quán.
Nhất thiết trí thường trụ tính rỗng Śūnyatā: Không tính, cảnh giới rỗng nói năng cũng rỗng, nên kính lễ vô sở quán.
Chứng vô phân biệt định được như huyễn tam muội du hý thần thông, nên kính lễ vô sở quán.
Chẳng một cũng chẳng khác chẳng gần cũng chẳng xa ở pháp chẳng động, nên kính lễ vô sở quán.
Một niệm Kim Cương định sát na thành Chánh Giác chứng không ảnh tượng, nên kính lễ vô sở quán.
Nơi các pháp ba đời thành tựu các phương tiện chẳng động Niết Bàn, nên kính lễ vô sở quán.
Niết Bàn thường chẳng động không bờ này, bờ kia thông đạt phương tiện, nên kính lễ vô sở quán.
Không tướng, không chỗ có không hoạn, không hý luận chẳng trụ có, không nên kính lễ vô sở quán.
Trí xứ đều bình đẳng vắng lặng không phân biệt ta người tự tha một tướng, nên kính lễ vô sở quán.
Tất cả bình đẳng lễ không lễ, không chẳng lễ.
Bấy giờ Đức Thế Tôn khen Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát rằng: Lành thay! Lành thay! Nay ông khéo nói công đức của Như Lai, tất cả các pháp xưa nay vốn thanh tịnh.
Này Văn Thù Sư Lợi! Giả sử có người giáo hoá tất cả hữu tình trong ba ngàn đại thiên Thế Giới đều thành Bích Chi Phật Pratyeka buddha cũng chẳng bằng có người nghe công đức này, một niệm tin hiểu, liền vượt qua người gấp trăm ngàn vạn lần. Như vậy triển chuyển, không có thể khen ngợi, ví dụ, so sánh được.
***