Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh Ba Pháp Quán Bảy Xứ

PHẬT THUYẾT KINH

BA PHÁP QUÁN BẢY XỨ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

An Thế Cao, Đời Hậu Hán
 

KINH SỐ BA
 

Nghe như vậy!

Một thời Đức Phật ở tại vườn Kỳ Đà Cấp Cô Độc, thuộc nước Xá Vệ.

Đức Phật bảo các Tỳ Kheo.

Có ba hạng người.

Ba hạng người ấy là gì?

1. Người mù không thấy.

2. Người có một mắt.

3. Người có hai mắt.

Thế nào là người mù, không có mắt?

Này Tỳ Kheo, người vì nhân duyên bị mù, không có mắt ấy, họ không có ý nghĩ. Ta sẽ không làm công việc sinh kế mà trước đây ta chưa từng làm.

Nếu họ có làm thì cũng không làm nên việc. Họ cũng không có mắt này. Ta sẽ bố thí, ta sẽ làm phước để nhờ vào nhân duyên ấy, về sau ta được an lạc, sinh lên Cõi Trời lâu dài. Đây là người mù không có mắt.

Thế nào là người có một mắt?

Này Tỳ Kheo, trong thế gian có người chỉ có một mắt. Họ chỉ có một mắt này. Tài sản chưa có, ta sẽ làm ra. Đã làm ra rồi, ta giữ gìn không cho suy giảm. Họ chỉ có mắt ấy chứ không có mắt này.

Ta sẽ đem tài sản huyễn hóa ấy ra bố thí, từ nhân duyên đó sẽ được sinh vào Cõi Trời. Họ không có con mắt sau, nên gọi là chỉ có một mắt.

Thế nào là người có hai mắt?

Này Tỳ Kheo, trong thế gian có người có mắt này. Tài sản của ta chưa có thì làm cho có, đã có rồi thì phải giữ gìn đừng cho hao tổn. Họ đã có mắt lại còn có mắt. Ta phải bố thí, nhờ nhân duyên ấy giúp cho ta được sinh lên Cõi Trời. Họ có cả mắt này nên gọi là người có hai mắt. Từ đây đến cuối Kinh này nói về tưởng cho đến thức.

Thế nào là biết về tưởng diệt?

Xúc diệt là tư tưởng diệt. Như vậy là biết đúng về tưởng diệt.

Thế nào là biết con đường đưa đến tư tưởng diệt tận?

Nhờ biết về tám hành thức từ chánh kiến đến chánh định ý. Đó là biết con đường đưa đến tư tưởng tận.

Thế nào là biết tư tưởng vị?

Tư tưởng là nguyên nhân sinh ra lạc, có được. Đây là biết về vị của tư tưởng.

Thế nào là biết về sự khổ não của tư tưởng?

Tư tưởng là pháp vô thường, đau khổ, thay đổi. Đó là biết về sự khổ não của tư tưởng.

Thế nào là sự thoát ly khỏi tư tưởng?

Đối với tư tưởng giải thoát dục tham, cũng như vượt qua dục tham. Đó là biết về sự thoát ly khỏi tư tưởng tưởng.

Thế nào là biết sinh tử hành?

Có sáu sinh tử thuộc thân, biết mắt tiếp xúc nên sinh ra sinh tử hành. Biết tai, mũi, miệng, thân, ý tiếp xúc nên sinh ra sinh tử. Như vậy là biết rõ về sinh tử hành.

Thế nào là biết về nguồn gốc của sinh tử hành?

Xúc tập khởi thì biết sinh tử hành tập khởi.

Thế nào là biết sinh tử tận?

Xúc tận thì sinh tử hành tận.

Thế nào là biết con đường dẫn đến sinh tử hành tận?

Nhờ biết rõ tám chi từ chánh kiến đến chánh định. Đó là biết con đường đưa đến sinh tử tận.

Thế nào là biết sinh tử vị?

Sinh tử là nhân duyên sinh ra ý hỷ lạc. Đó là biết vị của sinh tử hành.

Thế nào là biết về sự khổ não của sinh tử hành?

Sinh tử là pháp vô thường, hoại diệt khổ, thay đổi. Đó là biết về sự khổ não của sinh tử hành.

Thế nào là biết sự thoát ly khỏi sinh tử hành?

Đối với dục tham của sinh tử, dục tham đi theo sinh tử, nên cần phải đoạn trừ dục tham, thoát ly dục tham. Đó là biết sự thoát ly khỏi sinh tử hành.

Thế nào là thức?

Có sáu thức thuộc thân. Mắt tiếp xúc sinh ra thức. Tai, mũi, miệng, thân, ý tiếp xúc sinh ra thức. Đó là biết về thức.

Thế nào là biết về nguồn gốc sinh ra thức?

Danh sắc tập khởi là thức tập khởi. Đó là biết thức tập khởi.

Thế nào là biết về thức tận?

Danh sắc tận là thức tận. Đó là biết về thức tận.

Thế nào là biết con đường dẫn đến thức tận?

Nhờ biết rõ về tám hành thức từ chánh kiến đến chánh định. Đó là biết về con đường đưa đến thức tận.

Thế nào là biết về thức vị?

Thức là nhân duyên đưa đến hỷ lạc.

Đó là biết rõ về thức vị.

Thế nào là biết về sự khổ não của thức?

Thức là pháp hoại diệt, là khổ, là thay đổi. Đó là biết về sự khổ não của thức.

Thế nào là sự xuất ly khỏi thức?

Biết rõ dục tham thay đổi, cần phải thoát ly dục tham. Đó là biết về sự xuất ly của thức.

Như vậy, này Tỳ Kheo, phải biết đúng về bảy chỗ.

Những gì là bảy chỗ?

Sắc, sắc tập, sắc diệt, sắc đạo, sắc vị, sắc khổ, sắc yếu.

Ngay trong thân năm ấm này có đầy đủ bảy chỗ.

Thế nào là quán về ba chỗ?

Biết rõ có bảy sự, nên biết được năm ấm và trở thành sáu suy. Quán sắc thân là một, quán năm ấm là hai, quán lục suy là ba. Quán sát đầy đủ như thế gọi là quán sát ba chỗ.

Này Tỳ Kheo, biết đúng về bảy chốn, thường tu tập, quán sát ba chỗ không bao lâu sẽ đoạn được mọi thứ phiền não, không còn bị chúng trói buộc, thấy đạo, thấy rõ của xuất ly, được giác ngộ giải thoát. Khi đã chứng đắc thì chấm dứt các lậu, đoạn trừ sinh tử, đã làm xong việc, đắc đạo không còn không còn trở lại sinh tử nữa.

Đức Phật dạy như vậy, các Tỳ Kheo hoan hỷ phụng hành.

***