Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh Bảo Như Lai Tam Muội

PHẬT THUYẾT

KINH BẢO NHƯ LAI TAM MUỘI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Kỳ Đa Mật, Đời Đông Tấn
 

PHẦN NĂM
 

Bồ Tát Như Lai nói tiếp: Này Xá Lợi Phất! Có bao giờ ông thấy hình tượng Phật chưa?

Xá Lợi Phất đáp: Tôi đã thấy. Mọi người đều đảnh lễ tượng Phật, oai thần của Đức Phật không ai là không quay về nương tựa.

Như vậy tượng ấy có đạo oai thần không?

Xá Lợi Phất hỏi: Oai thần ở chỗ nào?

Bồ Tát Như Lai đáp: Này Xá Lợi Phất! Cũng không ở nơi tượng mà cũng không lìa tượng, chỉ có tưởng nên mới nói có oai thần, nếu xem xét kỹ thì không có oai thần nguyện. Ví như trên Cõi Trời Đao Lợi có cây, tên là Câu Giả, trỗ hoa dày đặc, các Trời không ai là không ham thích. Bồ Tát dùng pháp làm tất cả tâm vương, làm nhãn mục vậy. Đạo là đều không, chỉ dùng ý làm pháp khí.

Xá Lợi Phất hỏi: Chỉ có một mình ý, mà có chủ ư?

Bồ Tát Như Lai đáp: Này Xá Lợi Phất! Ý hợp với các pháp, các pháp hợp với ý, đạo là không có chủ tể, chỉ dùng không khởi mà làm chủ. Vì thế nên làm pháp khí.

Bồ Tát Như Lai hỏi Xá Lợi Phất: Ông thấy hóa chưa?

Xá Lợi Phất đáp: Tôi đã thấy.

Bồ Tát Như Lai nói: Hóa tại đường tắt đi chỗ nào?

Đến chỗ nào?

Từ đâu mà đến?

Có đường đi không?

Xá Lợi Phất đáp: Hóa không có đường tắt, thì làm sao biết được hóa?

Xá Lợi Phất nói tiếp: Chỉ thấy hóa thành, rõ không thấy gốc ngọn, cho nên gọi đó là hóa. Như Lai hóa không có sở hữu.

Xá Lợi Phất nói: Người thấy không thấy, vậy thấy sai lầm ư?

Xá Lợi Phất thưa Bồ Tát Như Lai: Cái không thấy, vậy thấy những gì?

Bồ Tát Như Lai đáp: Này Xá Lợi Phất! Các tưởng như hóa là thấy. Pháp chưa khởi như hóa là thấy. Pháp vị lai không có tên là thấy. Pháp không tạo ra là thấy. Pháp chưa tạo tác là thấy. Không có tạo hóa là thấy. Chỉ có khởi tưởng vô danh là thấy. Chỉ hóa không tạo tác là thấy.

Xá Lợi Phất hỏi: Thế nào, đối với cái thấy có sự qua lại không?

Bồ Tát Như Lai đáp: Này Xá Lợi Phất! Vì không qua lại cho nên mới nói là thấy. Giả sử có qua lại thì không gọi là thấy. Đó chỉ là cái thấy sai lầm.

Việc của Bồ Tát Như Lai thấy là vậy.

Xá Lợi Phất hỏi Bồ Tát Như Lai: Có đoạn bánh xe pháp không?

Bồ Tát Như Lai đáp: Này Xá Lợi Phất! Bồ Tát nếu đã thấy môn không có hình tướng, thì đã đoạn luân môn, đã rỗng không, có thể khiếm khuyết, thoát hay không thoát ấy, có thể đạt đến rỗng không?

Ví như hư không, không có gì là không nhập vào.

Vì sao?

Vì đều không có nơi dùng, thế nên không có gì là không nhập vào. Vì dụng thoát đối với căn bản, luân ấy không chuyển.

Bồ Tát Đàm Ma Kiệt thưa với Bồ Tát Như Lai: Các Đại Bồ Tát mới học, tôi muốn làm cho được pháp định ấy.

Bồ Tát Như Lai trả lời: Này Đàm Ma Kiệt! Người muốn được tam muội này, nên thực hành chín pháp.

Những gì là chín pháp?

1. Nên định mười phương thiên hạ mọi người đều thành Bồ Tát.

2. Thấy người có các ý ác, khiến cho tâm hiểu rõ không khởi. Đó là định.

3. Thấy năm sự đau khổ của năm đường, nếu muốn độ thoát họ. Đó là định.

4. Đối với ngu si, không khởi lên tôi, ta. Đó là định ý.

5. Thấy sự tối tăm đều làm cho cho sáng sủa. Đó là định ý.

6. Công đức làm ra khiến không mất. Đó là định.

7. Quán người trong mười phương thiên hạ, đều làm cho bình đẳng. Đó là định ý.

8. Quán quá khứ, vị lai, các khả ý vương, chớ làm cho khởi thức. Đó là định.

9. Khiến người trong ngàn ức Cõi Phật, đều không động chuyển. Đó là định ý.

Từ chín pháp này mà Bồ Tát mau chóng được tam muội.

Bồ Tát Di Lặc hỏi Như Lai: Bạch Thế Tôn! Hôm nay những người đến hội, có những Bồ Tát nào không phát tâm Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác?

Phật bảo: Này Di Lặc! Thuở xưa, thời Đức Phật Sa Lâu Đà, ta mới phát ý học, đều bị các bụi nhơ che lấp, không được tuệ lớn, chỉ nghe Bồ Tát nói phát ý nên đến nơi ấy khởi tưởng thức không, không được thiện tri thức, không có phương tiện, xa lìa mọi sự hiểu biết khéo léo, bị dục vọng xí gạt, lừa đảo, cắt mất khả ý vương.

Do vậy, khiến ta đánh mất Ba la mật, đánh mất ý. Sau sáu mươi hai kiếp, tự nhiên được dự hội Pháp Phật, đoạn trừ tôi, ta, trở về với cái gốc, vui với chính mình, liền bay lên hư không, đoạn các khả căn, liền thấy tuệ môn, đạt được thân bất động, từ đó chuyển được hạnh nghiệp, liền đoạn bánh xe pháp.

Lúc đó thọ tam muội từ Đấng Chánh Giác. Tuy trải qua sáu mươi hai kiếp phát ý, nhưng đối với giáo pháp, thì lại không có ích gì, sau lại tự nhiên dự trong hội pháp Phật, đạt được đại thọ, liền mới phát ý. Lúc ta phát ý, cũng có chín mươi ức người gồm thiện nam, thiện nữ cũng mới phát ý. Như vậy là phát tâm Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác.

Bồ Tát Di Lặc hỏi Như Lai: Phát ý có bao nhiêu việc?

Như Lai đáp: Có chín pháp.

Những gì là chín?

1. Sống vắng lặng xa lìa chúng hội.

2. Được thọ pháp từ thiện tri thức, không mất.

3. Xa lìa bạn ác tri thức.

4. Nên xa lìa năm việc:

Ác Sa Môn.

Bà La Môn.

Huỳnh môn.

Ngựa hung, trâu dữ và rắn có nhiều độc, không nên sống chung với những loại ấy. Trong khoảng thời gian chưa được đạo, các hạng ấy dễ làm con người rơi vào địa ngục. Vì thế nên phải xa lìa.

Nên xa lìa người mới phát ý cầu La Hán, Bích Chi Phật.

1. Nên cảnh giác các việc ma, không nên làm việc chung với họ.

2. Trong mộng chỉ thấy thuyết pháp sâu xa.

3. Phát ý chỉ vì giáo pháp, không phải vì ăn uống.

4. Không nên dự vào trong số chúng hội để mong cầu người, cho thức ăn uống.

5. Nên có tâm bình đẳng, đối với mười phương, tâm bình đẳng đối với tam muội. Đối với chỗ Đức Phật ngồi không sợ hãi.

Đó là chín pháp phát ý của Bồ Tát.

Lúc Đức Phật hiện tam muội Bảo Như Lai, có sáu vạn các Thiên Tử Ái Dục, đều được tam muội này.

Đồng thời có các Trời bay trên không khen: Khoái thích thay! Thiên Tử Ái Dục được nghe tam muội này.

Bồ Tát Di Lặc bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Các Thiên Tử này được tam muội tối tôn vời vợi, là tự họ đạt được, hay là phát ý nhờ vào oai thần của Phật?

Phật bảo: Này Di Lặc! Các Thiên Tử này trước sau cúng dường Xá Lợi. Sự cúng dường ấy lớn như núi Tu Di, nhưng lại vô ích với Niết Bàn, nay lại được tam muội này công đức trước đều tiêu tan hết.

Vì sao?

Vì tam muội là chỗ không tên, tam muội là nơi không tưởng, tam muội là nơi không nhớ nghĩ, tam muội là nơi không hình tướng, tam muội là nơi không thức, tam muội là nơi không oai thần, tam muội không có chỗ để mong cầu giải thoát.

Tam muội là nơi trong sạch, tam muội là không đây đến kia hay kia đến đây, tam muội không có chỗ tưởng hay chẳng tưởng, tam muội không có chỗ tạo tác, tam muội đối với hóa là nơi không hình.

Tam muội không sinh tử không đoạn không xứ, chỉ có danh mà thôi, tam muội chỉ có tiếng vang, tam muội chỉ có âm thanh, tam muội chỉ là chỗ khai tuệ, là chỗ tuệ vô sở sinh, tam muội là nơi không tạo ra vật dụng. Thế nên, tam muội không thể tiêu tan hết.

Như vậy, xứ của tam muội không ra vào nơi trị, tam muội cũng là nơi không tạo ra thức, tam muội không có nơi khởi hành, tam muội không thọ các mùi vị nơi thọ, tam muội là nơi không hình, tam muội không ra vào nơi dục.

Tam muội là nơi không định các pháp, tam muội là nơi không sinh, tam muội là nơi không ứng, tam muội là nơi vắng lặng, tam muội là nơi không động, tam muội là nơi không có bờ bến, tam muội này không thể tan nát. Nếu có tam muội tan nát thì là cửa, phát sinh rễ lớn của ngu si, cho nên không tan nát.

Bồ Tát Như Lai nói với Xá Lợi Phất: Này Xá Lợi Phất! Có năm điều, không ngay thẳng không nên theo.

Những gì là năm?

1. Không nên đối với xứ pháp có hai.

2. Không nên với sở khởi.

3. Không nên quán các pháp là tạo tác hay không tạo tác có không có danh.

4. Không nên đối với quá khứ, vị lai mà có sở kiến.

5. Các pháp không thể đứt.

Đó là năm pháp. Đại Bồ Tát được việc làm không khứ lai thì mau chóng phát tâm Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác.

Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu có người, đối với khổ vui mà không nói lìa khổ vui thì đó là hai pháp. Không chữ là Bồ Tát, Bồ Tát là không giữa chừng lìa, không dừng lìa và không thoát ly. Giữa chừng thì không có chỗ lìa đối với sự tạo tác, xa sự không tạo tác là tác.

Đã khởi như huyễn, dùng huyễn để nói huyễn, trong cái huyễn đó nó lại không tên. Như vậy, cũng không từ pháp mà được độ, cũng không lìa pháp. Người được độ thoát, ở trong thoát lại thoát. Đó là không có chủ tể, chỉ có ở tên gọi, đối với chữ không biết danh. Đó là đoạn bánh xe pháp.

Xá Lợi Phất hỏi: Pháp luân tự nó vốn trong sạch không có chỗ có.

Vậy ai là người đoạn bánh xe pháp?

Như Lai đáp: Này Xá Lợi Phất! Người nào không biết luân có xứ, thì đó là đoạn.

Phật bảo Bồ Tát Như Lai: Người còn tham đắm pháp thì là cội gốc của sinh tử. Người diệt pháp cũng là kết quả của sự không còn trói buộc. Tạo tác của sự không tạo tác, thì đó là không lìa tạo tác. Lìa đối tượng tham là không có đoạn hữu. Người không khởi tham tức là đạo. Không thể, không phải không thể tức là đạo.

Vô sinh bất sinh là đạo. Vô thức bất thức là đạo. Vô tử bất tử là đạo. Vô đoạn bất đoạn là đạo. Vô viễn bất viễn là đạo. Chư khả bất khả là đạo. Trụ vào vô tưởng, lìa vô tưởng, tức là đạo. Niệm cái không niệm là đạo. Chỗ nói, chỗ không nói, tức là đạo. Niết Bàn không diệt, lìa với không diệt là đạo.

Niết Bàn không hình tướng, lìa không hình tướng, là đạo. Niết Bàn diệt tận, không có chỗ để tận, là đạo. Pháp tự vắng lặng lìa với vắng lặng. Các pháp không thể không có chỗ mất, là đạo. Đối với tuệ, lìa căn bản, là đạo.

Không phải danh, không phải tưởng, là đạo. Chỗ sáng, chỗ không sáng, là đạo. Đối với sáng, tối biết không có tưởng, là đạo. Si, tuệ không có tưởng nhập, là đạo. Đối với đạo, không có được đạo, là đạo. Hoặc khổ, hoặc vui, không có tưởng thức, là đạo.

Chỗ khởi lên, không chỗ tưởng, tưởng, là đạo. Đối với trong sạch không có khó dễ, là đạo. Hóa độ không có chủ tể, là đạo. Chỗ đạt đến không có tưởng, là đạo. Các pháp chẳng phải danh, lìa chẳng phải danh, là đạo.

Bồ Tát hóa độ như nước chảy là đạo. Đối với danh không chuyển là đạo. Phật dùng tam muội độ người thành tựu như ý, dùng vạn vật tự trang nghiêm, nhưng chỉ trang nghiêm không có hình tướng, chỉ trang nghiêm cho những ai, nhận thức sai lầm, chỉ trang nghiêm các khả ý vương, chỉ trang nghiêm tưởng đúng tưởng sai.

Như Lai thưa hỏi xong, Văn Thù Sư Lợi bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Người trên Cõi Trời ba mươi sáu đều đến hội.

Vậy có bao nhiêu người thọ trì tam muội này?

Phật bảo: Này Văn Thù Sư Lợi! Không những các Trời đến hội, mà cả người đến hội này, cũng đều được tam muội đều sẽ thành Phật, sẽ thọ mười phương, sẽ đoạn khổ não của năm đường như hội ngày hôm nay.

Các Bồ Tát nghe Phật thọ ký, tám mươi ức các hàng Trời, Người đều được pháp vô sở tùng sinh liền bay lên hư không, cách đất ba trăm trượng, trên thân tỏa ra vạn ngàn ức hương hoa, rồi xuống đảnh lễ Đấng Chánh Giác.

Lúc đó, Bồ Tát A Lâu, Bồ Tát A Đề từ chỗ ngồi, đứng dậy bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát được thọ ký này, bay lên hư không, cách đất ba trăm trượng, trên thân có hoa thơm đẹp, vậy hoa thơm này từ đâu mà có?

Phật bảo: Này thiện nam! Ví như màu xanh, vốn từ màu trắng, dùng tạp sắc nhuộm vào, thì tùy theo màu xanh vàng, đỏ, đen mà cho ra màu sắc như mình muốn nhuộm, như vậy, các sắc đều hiện.

Chỉ vì lụa trắng vốn sạch, chỉ vì màu xanh vàng, đỏ, đen vốn cùng sạch, cho nên hiện ra màu sắc ấy. Các màu ấy, cũng không nhiễm vào lụa trắng, lụa trắng cũng không nhập vào các sắc, chỉ do tất cả vốn sạch cho nên hiện ra sắc ấy.

***