Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh Bất Không Quyến Sách đà La Ni

PHẬT THUYẾT KINH

BẤT KHÔNG QUYẾN SÁCH ĐÀ LA NI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng

Pháp Sư Lý Vô Siểm
 

BẤT KHÔNG QUYẾN SÁCH

MINH CHỦ CHÚ VƯƠNG
 

LỜI TỰA
 

Kinh này bao quát hai đế không có bỏ sót, tìm tòi nhân quả tận hết điều này, có thể nói là dẫn đầu vạn hạnh, Thần Túc của Bồ Đề, cái cánh linh thiêng vượt qua sinh tử, cái cánh của Thánh bay lên Niết Bàn, tin biết sự ẩn kín của pháp, chỉ dạy sự huyền diệu sâu xa, chẳng phải là điều mà thế trí hay bàn luận, chẳng phải là nơi mà biện luận thông thường đo lường được.

Có Đại Bồ Tát hiệu là Quán Tự Tại Avalokiteśvara đại bi vòng khắp mười phương, thương xót quần mê trong pháp giới dharma dhātu cho nên nói Kinh này mở bày lối đi chánh đúng.

Vị ấy từ lâu đã thành Chánh Giác, là Bản Sư của Đức Năng Nhân, cho nên hay ở mười phương pháp giới không có chỗ nào chẳng hiện thân, ứng khắp quần cơ, tùy duyên hóa độ lợi ích.

Nếu nghe tên vị ấy liền diệt được tội, như mặt trời làm tan chảy băng đá. Lễ niệm mong ơn, từ vành trăng mở bày nhụy sen cao rộng cùng tột, đức của Thánh huyền diệu cao ngất, Sự vượt qua đầu mối của ngôn thuyết, lý dứt bặt biểu thị của nghĩ lường.

Ta tuy ngu ám, từ trẻ đã hâm mộ pháp môn nên đi khắp hai Kinh tìm kiếm thăm hỏi bạn lành. Mỗi niệm tổng trì như đói như khát.

Ở Đại Châu, Thánh Lịch thứ ba, năm Mậu Tý?

Canh Tý, tháng ba Canh Tuất, ngày 7 Cảnh Thìn?

Canh Thìn thì hân hạnh gặp Kinh này, như chết đi sống lại.

Bản Kinh này do vị Tăng Huệ Nguyệt ở Chùa Bảo Đức tại Tây Kinh cùng với Đại Đức Huệ Lâm ở Chùa Chánh Cần tại Thường Châu than thở với số người của nhóm Trí Tạng cùng nhau thỉnh Lý Vô Siểm là vị đại thủ lãnh của Bà La Môn ở nước Lam Ba tại Bắc Thiên Trúc cùng nhau phiên dịch bản Phạn Bất Không Quyến Sách Kinh.

Mười tám Phẩm hợp thành một quyển, rồi cùng đến gặp Đại Đức Tăng Ca Di Đa La ở nước Ca Thấp Di La tại Bắc Thiên Trúc cùng nhau xem xét bản Phạn Cửu Thị năm đầu tiên, tháng 8 Canh Ngọ.

Ngày 15 Canh Thân xem xét hội phần thô thiển xong rồi mô phỏng đem dâng lên mười tám Phẩm này chưa lưu hành ở đất này. Từng nghe đời Tùy đã phiên dịch Bản riêng gồm 13 cuộn giấy nhưng chưa được nhìn thấy. Ước nguyện hoàng cơ cơ nghiệp của Đế Vương bền chắc vĩnh viễn.

Đức che trùm mười phương, cành vàng, lá ngọc quỳnh xum xuê thường tươi tốt, sức của ba nguyện lớn, kiếp kiếp không cùng, bốn tâm hoằng thệ đời đời không tận, biển khổ cạn khô, Tam Bảo tồn tại vĩnh viễn, chỉ sợ thời đại biến đổi lâu xa, người nghe sinh nghi ngờ, cho nên vụng về bày tỏ, nói lời Tựa như vậy.

***