Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh Bất Không Quyến Sách đà La Ni

PHẬT THUYẾT KINH

BẤT KHÔNG QUYẾN SÁCH ĐÀ LA NI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng

Pháp Sư Lý Vô Siểm
 

BẤT KHÔNG QUYẾN SÁCH

MINH CHỦ CHÚ VƯƠNG

PHẨM MƯỜI BỐN

PHẨM GIÁNG PHỤC RỒNG

 

Nếu người muốn giáng phục Rồng, cần phải đi đến ao có Rồng cư trú. Ở bên cái ao ấy, dùng phân của con bò cái xoa bôi đất làm Đàn.

Trên Đàn: Rải hoa, đốt nhóm Đàn Hương, Trầm Hương. Nên tụng Thế Tôn Quán Tự Tại Bồ Tát Bất Không Quyến Sách Tâm Vương Chú một trăm lẻ tám biến.

Nếu khi đủ một trăm lẻ tám biến thời nước trong ao thảy đều khô cạn, hết thảy Rồng với Long Nữ trong cái ao ấy dùng hình vui vẻ đi đến, hiện ra trước mặt người ấy, ba nghiệp vắng lặng, lễ bái bạch rằng: Lành thay! Thánh Giả muốn sai làm việc gì?

Liền nên bảo rằng: Ta có chuyện nghĩ đến, ngươi hãy làm giúp cho.

Lúc đó, Rồng kia với Long Nữ lại bạch rẳng: Thánh Giả đã cần. Nguyện xin hãy bảo ban rõ ràng.

Người Trì Chú ấy liền nên bảo rằng: Khi ta có việc, nếu nhớ đến ngươi thì ngươi nên đi đến chỗ của ta ngay tức khắc.

Thời Rồng kia bạch rằng: Như lệnh đã dạy bảo.

Bạch xong, lễ bái. Tức thời, nước trở lại tràn đầy, nhiêu gấp đôi ngày thường. Liền vào trong ấy, quay về cung của mình.

Từ đây về sau, Tâm thường niệm giữ, cuối cùng chẳng dám quên: Chỉ cần Thánh Giả đừng trị phạt tôi, đừng khiến cho tôi bị mất sự tự tại của Long Thần. Rồng kia đối với các sự ham muốn, chẳng dám phóng dật, lại sợ bị chết, sợ bị đọa vào đường ác.

Người Trì Chú ấy vì muốn lợi ích cho tất cả chúng sinh, cho nên nhớ niệm Rồng kia.

Vừa nghĩ nhớ xong, chẳng lâu liền đến, ẩn mất thân Rồng, dùng hình màu nhiệm cũa Cõi Trời như dạng Đồng Tử, dùng cac vật nghiêm sức trang nghiêm thân ấy, hiện ra trước mặt người Trì Chú, lễ bái bạch rằng: Thánh Giả đã cần.

Nguyện xin dạy bảo, muốn sai làm việc gì?

Người Trì Chú cần phải bảo rằng: Ta cần tài vật đề cấp cho chùng sinh nghèo túng khốn khổ. Ta thấy kẻ kia nên đã sinh tâm đại bi.

Rồng kia nghe xong thì bạch rằng: Như Thánh Giả dạy bảo. Tôi đều sẽ khiến cho mãn túc nguyện ấy.

Liền đi vào biển lớn, lấy viên ngọc báu Như Ý đem đền cho người Trì Chú, rồi bạch rằng: Đây là viên ngọc báu Như Ý hay trừ khổ nghèo túng của chúng sinh.

Tùy ý bố thí cho hết thảy chúng sinh bên trong cõi Diêm Phù Đề Jambu dvīpa: Thức ăn uống đều khiến cho đầy đủ.

Khi người Trì Chú nhận ngọc báu ấy xong, thì bảo rằng: Ngươi hãy quay về, nếu ta có việc nghĩ nhớ thì liền đi đến, đừng quên.

Được viên ngọc này xong, nên gom tập vô lượng người ăn xin nghèo túng. Liền đem hoa, hương, hương đốt, vòng hoa dùng để cúng dường, đừng khiến cho người nhìn thấy. Nếu có người thấy, tức liền ẩn mất, lại chẳng được vật.

Tự tại mà dùng, biến thành vật báu có giá cả đến một trăm câu chi. Nếu đem ra bán thì được giá bán ấy.

Nếu lại mỗi mỗi chuyển đem ra bán, thời giá cả dần dần rẻ hơn, cho đến cuối cùng chẳng còn giá trị, không có ánh sáng như viên đá rồi vứt bỏ đi. Như Đức Phật ra đời, sức thần biến ấy quay trở lại như cũ, ẩn trong biển lớn. Do sức của Chú ấy với sức phước đức thì lại được vật báu này. Nếu chẳng như thế, cuối cùng không có đắc pháp.

Nếu thế gian ấy bị hạn hán, không có mưa, bị mất mùa, đói kém… lại nên nghĩ nhớ, tức thời Rồng kia liền đến, dùng hình người phàm, làm lễ bạch rằng: Thánh Giả! Tôi đã đi đến, muốn sai làm việc gì.

Người Trì Chú bảo rằng: Nên làm cho năm loại lúc đậu được mùa.

Bảo xong, tức thời Rồng kia dùng sức Thần của Rồng bay lên không trung, kéo mây đen lớn, nổi gió đầy hư không, tuôn rót mưa lớn. Cơn mưa lớn làm cho năm loại lúa đậu sung túc được mùa.

Ngũ cốc được mùa xong, Rồng kia lại bạch rằng: Thánh Giả! Tôi đã đem lại lợi ích an vui cho chúng sinh xong.

Lại cần làm việc gì nữa?

Người Trì Chú cần phải báo rằng: Nếu ta nghĩ nhớ đến, thì liền mau đi đến thời Rồng kia nhận sự dạy bảo, bái từ rồi đi, quay về cung của mình.

Nếu muốn được thấy Thế Giới của Rồng, lại nghĩ nhớ ba lần.

Vừa nghĩ nhớ xong, tức thời Rồng kia liền đến hiện trước mặt người Trì Chú, bạch rằng: Thánh Giả! Nay tôi liền đến.

Nguyện tỏ bày dạy bảo, muốn sai làm việc gì?

Người Trì Chú bảo rằng: Hãy bày cho Ta biết Thế Giới mà Rồng đã trụ.

Vừa nói xong, liền từ chỗ này ẩn mất đi đến Thế Giới của Rồng, dùng sức thần của Rồng làm hình dạng Rồng kia, chất độc của các Rồng chẳng thể gây hại, như Long Đồng Tử Nāga kumāra du hành trong Thế Giới của Rồng kia, không có ai nghi ngờ khác lạ.

Nếu nhớ Thế Giới của con người, thì Rồng kia dùng vật dụng màu nhiệm của Cõi Trời, quần áo màu nhiệm thù thắng, các vật dụng trang nghiên, Hương hoa màu nhiệm của Cõi Trời, cơm gạo màu nhiệm của Cõi Trời, Công xảo khắc vẽ màu nhiệm của Cõi Trời, Ca vịnh thích ý mà nhân gian không có… đều từ nơi ấy ẩn mất, đi đến nhân gian này.

Rồng kia lại thỉnh ba lần, bạch rằng: Thánh Giả lại sai làm việc gì nữa?

Người Trì Chú bảo rằng: Điều cần làm, ngươi đã làm xong. Nay ngươi có thể đi, tùy ý an vui, không có phụ lòng ta.

Nghe lời này xong, Rồng kia dùng thần thông của Rồng quay về cung của mình.

Nếu muốn đem Rồng hướng đến nước khác, đi… lúc đó, người Trì Chú trước tiên nên làm pháp hộ thân, đi đến ao của Rồng, tụng Chú này:

Chú thứ hai mươi lăm là: Án a mô già tỳ xã gia ma ha na gia bàn đà, bàn đà toa ha.

OṂ. AMOGHA VIJAYA MAHĀ NĀGA BANDHA BANDHA SVĀHĀ.

Liền thành Kết Cấm ở tất cả phương, không ai có thể gây chướng ngại, làm não loạn. Nên làm cái đàn vuông vức, như Thổ Bạch chẳng phải là nơi đã từng đi qua nhận giữ. Xoa tô làm Đàn xong… rải hoa, hương xoa bôi, hương đốt cúng dường.

Vẽ sợi dây Rồng cố ý làm sợi dây chẳng phải là Bồ Tát, tụng Bất Không Chú một trăm lẻ tám biến, Nên dùng bàn chân phải đạp lên trên sợi dây ở đầu Rồng kia thì thân Rồng ấy nóng bức như bị lửa thiêu đốt, liền chạy ra ngoài cũng không có chất độc.

Dùng sức của sợi dây Chú Chú Sách cột trói đứng lại, hết thảy thần thông không có chỗ có thể làm, giả sử Rồng ấy có giận dữ thì cũng chẳng thể làm gì được, liền hiện thân rắn, Người Trì Chú nên dùng bàn tay nắm nhấc Rồng lên… để trong một cái sọt, cái rương, hoặc để đầy bên trong cái bình Táo Quán bình chứa nước rưới vảy rồi nhấc lên đem đi.

Tùy đem đến nơi nào thì Rồng liền đi theo, cuối cùng chẳng thể bỏ chạy được. Người Trì Chú cho Rồng ấy uống sữa đừng để bị chết.

Nếu muốn đem bán. Ở quốc gia không có nước, đem bán cũng được, nhưng bị tội giết Rồng. Muốn tránh lỗi này, nếu vì lợi ích các chúng sinh, cho nên tạo ra nước rồi an trí Rồng tức không có tội lỗi. Rồng kia trụ xong, liền ở quốc gia ấy làm cho ngũ cốc được mùa, thế nên các chúng sinh ở quốc gia ấy được an vui khoái lạc.

Phần lớn các người dân ở nước ấy được giàu có an vui: Lúa đậu, mía ngọt, trâu bò đông đúc hưng vượng… luôn thường vui vẻ, ít bệnh ít việc, không có chết vì bệnh dịch, đói khát, đấu tranh…

Không có giặc ác nghịch, thú mạnh lẫn trốn không thể gây não loạn. Các chúng sinh ấy thảy đều hiền thiện, thuần hậu, chất phác, ngay thẳng trụ trong thiện pháp Kuśala dharma.

Thường ưa thích bố thí, luôn làm thiện lạc, làm các phước nghiệp, giữ vững trai giới, miệng thường tuyên nói nhóm pháp: Khổ, không, vô thường. Sống ở biên địa này, không có bị hạn hán chẳng mưa, nước lụt chẳng điều hòa.

Nay do sức trụ trì của Rồng này, cho nên nay được giảt thoát nơi các nạn khổ này. Đại khái, Rồng ấy cũng được cúng dường, thủ hộ nước ấy. Lại cùng với Rồng ấy kết nguyện thọ nhận giới. Do căn lành này nên lìa khỏi nẻo súc sanh, được bất thoái địa.

Rồng kia đối với người Trì Chú, vì muốn lợi ích tất cả chúng sinh, cho nên được thành tựu Đàn Ba la mật Dāna pāramitā: Bố thí Ba la mật. Lại do bố thí cho mọi sinh mệnh, cho nên được lìa khỏi nẻo súc sanh, hướng đến Phật Địa Buddha bhūmi cũng lại chẳng khó.

Xong Phẩm Giáng Phục Rồng thứ mười bốn.

***