Kinh Đại thừa

Bộ Hoa Nghiêm

PHẬT THUYẾT

KINH BỒ TÁT DI LẶC

HỎI ÐỨC PHẬT VỀ BỔN NGUYỆN

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
 

Nghe như vậy!

Một thời Phật du hóa tại vườn Nai, trong rừng Khủng Cụ, núi Diệu Hoa, nước Phi Kỳ, cùng đông đủ chúng đại Tỳ Kheo là năm trăm vị, tất cả Hiền Thánh thần thông đã đạt, đều là những Tỳ Kheo được mọi người tôn kính.

Tên của những vị ấy là: Hiền Giả Liễu Bổn Tế, Hiền Giả Mã Sư, Hiền Giả Hòa Ba, Hiền Giả Ðại Xứng, Hiền Giả Hiền Thiện, Hiền Giả Ly Cấu, Hiền Giả Cụ Túc, Hiền Giả Ngưu Từ, Hiền Giả Lộc Kiết Tường, Hiền Ưu Vi Ca Diếp, Hiền Giả Na Dực Ca Diếp, Hiền Giả Ca Dực Ca Diếp, Hiền Giả Ðại Ca Diếp, Hiền Giả Sở Thuyết, Hiền Giả Sở Trước, Hiền Giả Diện Vương, Hiền Giả Nan Ðề, Hiền Giả HòA Nan, Hiền Giả La Vân, Hiền Giả A Nan … như vậy cả thảy năm trăm vị Tỳ Kheo.

Lại có Bồ Tát như: Di Lặc … năm trăm người, tên các vị ấy là: Bồ Tát Tăng Ý, Bồ Tát Kiên Ý, Bồ Tát Biện Tích, Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Ðại Thế Chí, Bồ Tát Anh Kiết Tường, Bồ Tát Nhuyến Kiết Tường, Bồ Tát Thần Thông Hoa, Bồ Tát Không Vô, Bồ Tát Hỷ Tín Tịnh, Bồ Tát Căn Ðộ, Bồ Tát Xứng Ðộ, Bồ Tát Nhu Nhuyến Âm Hưởng, Bồ Tát Tịnh Ðộ, Bồ Tát Sơn Tích, Bồ Tát Cụ Túc, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi Căn Kiết Tường. Như vậy cả thảy năn trăm vị Bồ Tát.

Bấy giờ Bồ Tát Di Lặc từ tòa đứng dậy, sửa y phục ngay thẳng, quỳ dài chấp tay bạch Đức Phật: Con có điều muốn hỏi, cúi mong đức Thiên Trung Thiên cho phép con mới dám hỏi.

Ðức Phật bảo Bồ Tát Di Lặc: Ta hứa khả. Như Lai sẽ theo ý muốn của ngươi mà giải thích để tâm ngươi được hoan hỷ.

Bấy giờ Bồ Tát Di Lặc được Phật cho phép nên vui mừng hoan hỷ bạch Đức Thế Tôn: Bồ Tát có mấy pháp hạnh để vứt bỏ các ác đạo, không tùy thuận trong ác tri thức?

Ðức Phật dạy Bồ Tát Di Lặc: Lành thay! Lành thay! Này Di Lặc! Bồ Tát có nhiều lòng thương xót, nhiều sự an ổn, thương yêu Chư Thiên và lòai người nên mới phát tâm hỏi Đức Như Lai những nghĩa lý như vậy. Hãy suy nghĩ kỹ.

Bồ Tát Di Lặc liền thưa: Thưa vâng bạch Thế Tôn! Con xin thọ giáo lắng nghe.

Ðức Phật dạy: Này Di Lặc! Bồ Tát có một pháp hạnh để bỏ các ác đạo, không rơi vào trong ác tri thức.

Môt pháp đó là gì?

Ðó là ý đạo tịch tịnh bình đẳng. Ðó là một pháp.

Ðức Phật dạy: Này Di Lặc, Bồ Tát lại có hai pháp hạnh để bỏ các ác đạo, không rơi vào trong ác tri thức.

Hai pháp đó là gì?

Một là trụ nơi định vô sở khởi, hai là phương tiên phân biệt sở kiến. Ðó là hai pháp.

Ðức Phật dạy.

 Này Di Lặc, Bồ Tát lại có ba pháp hạnh để bỏ các ác đạo, không rơi vào trong ác tri thức.

Những gì là ba?

Một là được pháp đại thừa, hai là đối với không, vô sở tập, ba là biết vô sở niệm. Ðó gọi là ba pháp.

Ðức Phật dạy: Này Di Lặc! Bố Tát lại có bốn pháp hạnh để bỏ các ác đạo, không rơi vào trong ác tri thức.

Những gì là bốn?

Một là đứng trên giới, hai là đối với tất cả pháp không nghi ngờ, ba là thích ở chỗ an tịnh, bốn là quán sát bình đẳng. Ðó là bốn pháp.

Ðức Phật bảo: Này Di Lặc! Bồ Tát lại có năm pháp hạnh để bỏ các ác đạo, không rơi vào trong ác tri thức.

Những gì là năm?

1. Thường lập đức nghĩa.

2. Không mong cầu những điều hay dở của người khác.

3. Thân hành tự tĩnh.

4. Thường ưa chánh pháp.

5. Không tự nghĩ thân mình, thường cứu người khác.

Ðó là năm pháp.

Ðức Phật bảo: Này Di Lặc! Bồ Tát lại có sáu pháp hạnh để bỏ các ác đạo, không rơi vào trong ác tri thức.

Những gì là sáu?

1. Không san tham.

2. Trừ bỏ tâm tệ ác.

3. Không ngu si.

4. Không nói lời thô tục.

5. Giữ ý như hư không.

6. Lấy không làm nhà.

Ðó là sáu pháp.

Ðức Phật bảo: Này Di Lặc! Bồ Tát lại có bảy pháp hạnh để bỏ cac ác đạo, không rơi vào trong ác tri thức.

Những gì là bảy?

1. Có ý quyền xảo.

2. Có thể phân biệt được các Pháp Bảo.

3. Thường tinh tấn.

4. Thường hoan hỷ.

5. Ðược tín nhãn.

6. Khéo hiểu định ý.

7. Tóm thâu hết trí tuệ sáng.

Ðó là bảy pháp.

Ðức Phật bảo: Này Di Lặc! Bồ Tát lại có tám pháp hạnh để bỏ các ác đạo, không rơi vào trong ác tri thức.

Những gì là tám?

1. Ðược trực kiến.

2. Trực niệm.

3. Trực ngữ.

4. Trực họat.

5. Trực nghiệp.

6. Trực phương tiện.

7. Trực ý.

8. Trực định.

Ðó là tám pháp.

Ðức Phật bảo: Này Di Lặc! Bồ Tát lại có chín pháp hạnh để bỏ các ác đạo, không rơi vào ác tri thức.

Những gì là chín?

1. Bồ Tát đã giải thóat dục, xa lìa các ác, với pháp bất thiện không có tưởng niệm nên được tịch tịnh, hoan hỷ, hành nhất tâm bậc nhất.

2. Ðã trừ tưởng niệm, ý bên trong tịch tịnh, đã được nhất tâm, không tưởng, không hành, liền được định ý, tâm được hoan duyệt, hành nhất tâm thứ hai.

3. Lìa quán hoan hỷ, thường được tịch tịnh, thân được yên ổn như các Thánh Hiền. Dù nói, dù quán, tâm ý không động, hành nhất tâm thứ ba.

4. Ðã đọan trừ khổ, vui, đã đình chỉ sự vui mừng hay buồn rầu, đã quán thấy không khổ không vui, tâm ý thanh tịnh, được nhất tâm thứ tư.

5. Vượt qua sắc tưởng.

6. Không còn nói về tưởng.

7. Không còn nghĩ về tưởng nữa, đều nhập vào trí huệ về hư không nhiều vô số.

8. Ðã vượt qua vô số hư không huệ, nhập vào hạnh phúc vô biên xứ.

9. Ðã vượy qua các huệ thức tri, không còn tưởng hữu vô, vượt qua các huệ vô thức, liền nhập vào hạnh hữu tưởng vô tưởng, không thấy tưởng, được tam muội tịch tịnh.

Ðó là chín pháp.

Ðức Phật bảo: Này Di Lặc! Bồ Tát lại có mười pháp hạnh để bỏ các ác đạo, không rơi vào trong ác tri thức.

Những gì là mười?

1. Ðược Kim Cang tam muội.

2. Bất cứ ở đâu, tam muội vẫn có tiến bộ.

3. Ðược tam muội giáo thọ thiện quyền.

4. Ðược ngự độ tam muội hữu niệm, vô niệm.

5. Ðược tam muội cùng khắp thế gian

6. Ðược tam muội bình đẳng về khổ và vui.

7. Ðược tam muội Bảo nguyệt.

8. Ðược tam muội Minh nguyệt.

9. Ðược tam muội chiếu sáng.

10. Ðược tam muội nhị tịch, đầy đủ với tất cả các pháp.

Này Di Lặc! Ðó là mười pháp hạnh của Bồ Tát để bỏ các ác đạo, không vào trong ác tri thức.

Bấy giờ Bồ Tát Di Lặc dùng bài kệ để tán thán Đức Phật:

Thế Tôn sẵn lòng thí

Ðầu, mắt chẳng tiếc gì

Giữ giới không vi phạm

Thờ giới không ai bằng

Ðã hiện sức nhẫn nhục

Nhẫn nhục là mạnh nhất

Ðã rõ sức tinh tấn

Tinh tấn là đại chí

Ðã đọan tất cả ác

Ðại huệ tịch là lực

Thanh tịnh huệ tự tại

Trí huệ thường bậc nhất

Dùng huệ để hàng ma …

Thượng nghĩa lìa các uế

Thế Tôn chuyển pháp luân

Hàng phục các ngọai đạo

Sắc đẹp không ai bằng

Tinh tấn vượt các bến

Khó có thể ví dụ

Thường giảng các Pháp Bảo

Vợ con và ẩm thực

Ðức độ Phật vô cùng

Như chim hạc yêu lông

Công đức nhiều vô lượng

Bình đẳng với khổ, vui

Ðức độ Phật vô lượng

Ðức vô thượng, đối hại

Phật chuyên cần vô lượng

Ðạo sư thích nhất tâm

Phật tịnh, thật vô cùng

Tự nhiên không khởi động

Phật minh thật vô cùng

Dưới cây được đại trí

Phật lực hàng phục ma

Thân lớn, Sư Tử Rống

Phật huệ độ chúng sanh

Giới đức và trí tuệ

Phật Đạo hơn các đức

Vô thượng đại trí tuệ

Quang minh dẫn dắt chúng.

Bấy giờ Hiền Giả A Nan bạch Đức Phật: Thật chưa từng có, bạch Thế Tôn! Sở nguyện của Bồ Tát Di Lặc này đầy đủ, thuyết pháp khuyết giảm, giảng pháp câu chữ bằng nhau, pháp cú đã nói không bị gò bó, giảng kinh hòan tòan không bị lọan.

Ðức Phật dạy: Như vậy, như vậy, này A Nan! Như lời ngươi nói, Bồ Tát Di Lặc đầy đủ biện tài, Kinh Pháp nói ra không bị khuyết giảm.

Ðức Phật dạy: Này A Nan! Bồ Tát Di Lặc không chỉ dùng bài kện này tát thán ta, nhưng trong một ngàn vô số kiếp ở thời quá khứ bấy giờ có Đức Phật hiệu là Viêm Quang Cụ Hưởng Tác Vương, ngài là bậc Như Lai, Vô sở trước, Đẳng Chánh Giác, hiện tại thành huệ hành an định, Thế Gian Phụ, Vô Thượng Sĩ, Ðạo Pháp Ngự, Thiên Thượng Thiên Hạ Tôn, Phật Thiên Trung Thiên.

Bấy giờ có Phạm Chí Trưởng Giả Tên là Hiền Hạnh từ viên quán đi ra, đằng xa trông thấy Đức Như Lai đang kinh hành, thân sắc chói sáng rực rỡ.

Khi thấy xong, tâm ông suy nghĩ: Lành thay, thật chưa từng có. Thân của Đức Như Lai vòi vọi, không thể nghĩ lường như vậy, sắc sáng thật đẹp, oai thần chiếu diệu, có đức tốt đẹp để trang sức thân, monh cho đời sau của con được thân hình có đầy đủ sáng oai thần chiếu diệu như vậy, có đức tốt đẹp để tự trang nghiêm!

Khi mong ước như vậy xong, ông liền nằm dài dưới đất tâm niệm rằng: Con mong đời sau được pháp thân như Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác. Mong Đức Như Lai đi trên thân con.

Bấy giờ đức Thế tonDiẹ6m Quang Cụ Hưởng Tác Vương Như Lai biết tâm niệm Phạm Chí Hiền Hạnh là Trưởng Giả Tử như vậy nên ngài bước qua thân ông. Ngài vừa bước qua thân ông xong, ông liền pháp nhẫn bất khởi.

Bấy giờ Đức Phật quay lại nói với thị giả: Sở dĩ ta bước lên trên thân của Phạm Chí Hiền Hạnh, con của trưởng giả là để ông ta ngay tức khắc được pháp nhẫn bất khởi, mắt có thễ thấy khắp, tai có thể nghe hết, biết được tâm người khác suy nghĩ, tự biết từ đâu sanh đến, thân có thể phi hành, thần thông cụ túc.

Ðức Phật bước qua thân của Phạm Chí Hiền Hạnh, ông liền có đầy đủ các trí, ngũ thông, không bị quên mất.

Khi ấy ông làm bài kệ tán thán Phật:

Qua lại đời, đến mười phương

Nhân trung tôn, không ai bằng

Chỉ chí đạo nhơn các hành

Nguyện cúi kạy các Đạo Sư

Hơn ánh sáng các thế gian

Và ma ni, hỏa diệm quang

Hào quang Phật là tối thượng

Nguyện cúi lạy các Đạo Sư

Như sư tử một lần rống

Các thú nhỏ đều khiếp sợ

Phật giảng pháp cũng như vậy

Ðều hành phục các ngoại đạo

Tướng giữa mày trong mà suốt

Oai vô lượng như núi tuyết

Hào quang Ngài chiếu ba cõi

Phật ở đời không ai bằng

Tướng bánh xe dưới chân Thánh

Bánh xe đẹp tới ngàn căm

Mặt đất này và núi non

Không thể động Vô Thượng Tôn.

Bấy giờ Đức Phật bảo Hiền Giả A Nan: Muốn biết Trưởng Giả Tử, Phạm Chí Hiền Hạnh lúc ấy là ai?

Nay chính là Bồ Tát Di Lặc vậy.

Hiền Giả A Nan liền bạch Đức Phật: Bồ Tát Di Lặc được cái nhẫn bất khởi đã từ lâu xa rồi, vì sao không mau được đạo vô thượng chánh chân, thành bậc tối Chánh Giác?

Ðức Phật bảo: Này A Nan! Bồ Tát vì bốn việc mà không nắm giữ quả vị Chánh Giác.

Những gì là bốn?

1. Thanh tịnh Quốc Độ.

2. Bảo vệ Quốc Độ.

3. Thanh tịnh tất cả chúng sanh.

4. Bảo vệ tất cả chúng sanh.

Ðó là bốn việc. Bồ Tát Di Lặc lúc cầu Phật quả, vì bồn việc này mà không thủ đắc quả Phật.

Ðức Phật bảo: Này A Nan! Chính ta lúc cầu Phật quả cũng muốn thanh tịnh Quốc Độ, cũng muốn thanh tịnh tất cả, cũng muốn bảo vệ Quốc Độ, cũng muốn bảo vệ tất cả. Bồ Tát Di Lặc phát tâm trước ta bốn mươi hai kiếp. Sau đó ta mới phát đạo ý vào thời hiền kiếp, nhờ hết sức tinh tấn vượt qua chín kiếp được đạo vô thượng chánh chân, thành tối Chánh Giác.

Ðức Phật bảo Hiền Giả A Nan: Ta nhờ mười việc mà tối Chánh Giác.

1. Không yêu tiếc đối với vật sở hữu.

2. Với vợ.

3. Với con.

4. Với đầu, mắt.

5. Với tay, chân.

6. Với đất nước.

7. Với châu báu, tiền của.

8. Với tủy nảo.

9. Với máu, thịt.

10. Không tiếc thân mạng.

Này A Nan, ta nhờ mười việc này nên mau được Phật Đạo.

Ðức Phật bảo Tôn Giả A Nan: Lại có mười việc mau được Phật Đạo.

Những gỉ là mười?

1. Lấy pháp lập đối với giới đức.

2. Thường hành nhẫn nhục.

3. Thường hành tinh tấn.

4. Thường giũ nhất tâm.

5. Thường hành trí tuệ đáo bỉ ngạn.

6. Không bỏ tất cả.

7. Ðã được tâm nhẫn nhũc, bình đẳng với tất cả.

8. Không tập không.

9. Ðược pháp nhẫn không.

10. Ðược pháp vô tưởng.

Này A Nan! Ta nhờ mười pháp này nên tự mình chứng được Phật Đạo.

Ðức Phật bảo Hiền Giả A Nan: Lúc ta mới cầu Phật Đạo, cần khổ vô số mới được đạo vô thượng chánh chân, việc đó chẳng phải là một lần.

Ðức Phật dạy: Này A Nan! Vào thời quá khứ có người Thái Tử con Vua tên là Nhất Thiết Hiện Nghĩa, đoan chánh, đẹp đẽ, từ viên quán đi ra đường, thấy một người tật bệnh đau đớn.

Thấy rồi sanh lòng thương xót, mới hỏi người bệnh: Phải dùng những loại thuốc gì mới có thểå trị lành căn bệnh này?

Người bệnh đáp: Chỉ có máu trong thân của Vua mới có thể trị lành bệnh của tôi được.

Khi ấy Thái Tử liền dùng dao bén đâm vào thân, lấy máu cho người bậnh, chí tâm đem cho người bệnh mà lòng không hối tiếc.

Ðức Phật bảo A Nan: Thái Tử Hiện Nghĩa lúc ấy chính là thân của ta.

Này A Nan! Nước trong bốn biển còn có thể đo lường, chứ máu trên thân ta mà đem cho thì không hạn lượng, vì ta cầu Chánh Giác vậy.

Ðức Phật bảo Hiền Giả A Nan: Về thời xa xưa có một Thái Tử của nhà Vua tên là Liên Hoa Vương, đoan chánh, đẹp đẽ, oai thần vòi vọi, từ viên quán đi dạo, thấy một người thân thể bị bậnh hủi. Thấy xong.

Liền sanh lòng thương xót mới hỏi người bệnh: Phải dùng những loại thuốc gì mới có thể trị lành bệnh của ngươi?

Nguời bệnh đáp: Nếu được tủy trong thân của nhà Vua thoa lên thân tôi thì bệnh mới lành.

Lúc ấy Thái Tử liền chẻ xương của mình, lấy tủy đem cho bệnh nhân. Thái Tử hoan hỷ huệ thí như vậy mà tâm không hối hận. Thái Tử lúc ấy chính là tâm của ta vậy.

Ðức Phật bảo Tôn Giả A Nan: Nước trong bốn biển còn có thể đo lường, nhưng tủy trong thân ta mà đem bố thí thì không thể tính được.

Ðức Phật bảo Tôn Giả A Nan: Về thời quá khứ có một vi Vua tên là Nguyệt Minh, đoan chánh, tuyệt đẹp, oai thần vòi vọi, từ trong cung đi ra đường, thấy một người mù, bần cùng đói khát, mò mẫm dọc đường để xin ăn, đi đế chổ Vua tâu rằng.

Một mình Vua được tôn quý, an ổn, khóai lạc, còn riêng tôi thì bần cùng, lại thêm mù lòa.

Bấy giờ Vua Nguyệt Minh thấy người mù lòa ấy, xót thương rơi lệ, mới nói rằng: Có những loại thuốc gì mới có thể rị lành bệnh mắt và làm cho tôi thấy được.

Bấy giờ Vua Nguyệt Minh tự móc hai con mắt của mình đem cho người mù. Lúc ấy trong lòng nhà Vua vẫn thản nhiên, không có một chút hối tiếc. Vua Nguyệt Minh lúc ấy chính là thân của ta.

Ðức Phật dạy: Núi Tu Ma Ðề Di còn có thể cân luờng được, nhưng ta đem mắt bố thí thì không thể kể được.

Ðức Phật bảo Hiền Giả A Nan: Bồ Tát Di Lặc lúc xưa cầu đạo không đem tai, mũi, đầu, mắt, tay, chân, thân mạng, trân bảo, thành ấp, vợ con và quốc gia để bố thí cho người để thành Phật Đạo, chỉ dùng hạnh an lạc, thiện quyền phương tiện để đạt được Phật Đạo.

Tôn Giả A Nan bạch Đức Phật: Bồ Tát Di Lặc dùng thiện quyền gì mà được Phật Đạo?

Ðức Phật dạy: Này A Nan, Bồ Tát Di Lặc ngày đêm mặt ba y phục vào thân, chắp tay, quỳ gối ở dưới đất, hướng về mười phương nói bài kệ này:

Tôi sám hối các lỗi

Quy mạng lễ Chư Phật

Khuyên chúng giúp đạo dức

Mong được vô thượng huệ.

Ðức Phật bảo Hiền Giả A Nan: Bồ Tát Di Lặc nhờ dùng quyền xảo này nên đạt được đạo vô thượng chánh chân, thành tối Chánh Giác.

Này A Nan! Bồ Tát Di Lặc khi cầu đạo có phát lời nguyện rằng: Mong cho nhân dân nước tôi không có các sự cấu uế. Ðối với dâm nộ si cạn mỏng, ân cần phụng hành thập thiện, thì tôi mới chứng quả Vô Thượng Chánh Giác.

Ðức Phật bảo Tôn Giả A Nan: Nhân dân ở đời sau không có điều cấu uế, phụng hành thập thiện, đối với dâm nộ si không có trong tâm. Chính ngay lúc đó Bồ Tát Di Lặc sẽ đắc đạo vô thượng chánh chân, thành tối Chánh Giác.

Vì sao vậy?

Vì bổn nguyện của Bồ Tát Di Lặc đã thành vậy.

Ðức Phật bảo Hiền Giả A Nan: Lúc ta cầu Bồ Tát đạo, muốn bảo vệ tất cả chúng sanh, muốn họ được thanh tịnh nên ở trong thâm, sân, si, ngũ trượt vui ởi nơi sanh tử.

Vì sao vậy?

Vì các nhân dân phần nhiều làm điều phi pháp, lấy điều quấy làm điều phải, phụng hành tà đạo, giết hại lẫn nhau, bất hiếu với cha mẹ, tâm thường nghĩ điều ác, ác ý đối với anh em, vợ con, quyến thuộc và người khác, khinh dể hòa thượng, thường phạm sự ô trượt của nam và nữ, ăn nuốt lẫn nhau.

Ta nguyện ở trong đời này làm Phật, hoặc họ ở quận nươc, núi rừng, huyện ấp. Chỉ nói các điều ác, trở lại giết hại lẫn nhau, hoặc lấy gạch đá ném nhau, lấy gậy phan nhau, cùng xúm lại mắng chửi lẫn nhau, tự trở về nhà đặt bàn ăn uống, lấy thưốc độc trộn vào thức ăn muốn hại người khác, sanh ý tưởng ô trược, bài báng lẫn nhau, che dấu điều ác, trở lại hối lộ, không có thiện ý.

Ðức Phật day: Này A Nan! Ta dùng lòng thương bao la nhớ nghỉ tất cả, vì những người này giảng thuyết pháp kinh.

Hiền Giả A Nan nghe Đức Phật dạy như vậy liền bạch rằng: Con chua từng thấy có vị Thiên Trung Thiên Như Lai, Ðẳng Chánh Giác nào mà có thể cần khổ, phát đại ý điều phục sự tệ ác, khiến cho thành tựu thiện pháp, vì trừ gánh nặng, đầy đủ pháp bảo, vì bọn người này nói Kinh pháp.

Ðức Phật dạy: Ðúng vậy, này A Nan, như lời ngươi nói, Đức Phật có thể kham nhẫn điều đó nên Đức Như Lai Ðẳng Chánh Giác mới giáo hóa kẻ cang cường, trừ tối tăm cho mọi loài. Ngài dùng đầy đủ oai đức của Phật pháp, vì hạng người này mà nói Kinh Pháp.

Tôn Giả A Nan bạch Đức Phật: Con nghe Đức Như Lai dùng tâm bình đẳng, tinh tấn, kiên cố như vậy, lông trong người con dựng đứng.

Vậy tên Kinh này gọi là gì và làm sao phụng hành?

Ðức Phật dạy: Kinh này gọi tên là Di Lặc thưa hỏi về bổn nguyện phải gĩu gìn bổn hạnh của Từ Thị, phải khéo thọ trì.

Ðức Phật Như Lai thuyết kinh này xong, Bồ Tát Di Lặc, Hiền Giả A Nan, Hiền Giả Ðại Ca Diếp, các đệ tử lớn và chúng Bồ Tát, tất cả chúng hội, Chư Thiên, Long, Càn Đạp Hòa, người trong thế gian… nghe Kinh hoan hỷ, đến trước Đức Phật đảnh lễ.

***