Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh Chư Phật Cảnh Giới Nhiếp Chân Thật

PHẬT THUYẾT

KINH CHƯ PHẬT CẢNH GIỚI

NHIẾP CHÂN THẬT

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bát Nhã Lưu Chi, Đời Nguyên Ngụy
 

PHẦN BA
 

Lại nữa, người hành Du Già tác tưởng như vậy: Nay Chư Phật Bồ Tát sẽ giáng lâm thị hiện sức đại thần thông uy đức. Tác tưởng này xong, lại nên quán sát pháp thành đạo của Đức Thích Ca Như Lai. Như Thích Ca Bồ Tát ở gần cây Bồ Đề trong một do tuần, tu các pháp khổ hạnh tròn đủ sáu năm nguyện thành Phật Đạo. Ngài đến cây Bồ Đề ngồi trên Tòa Kim Cương, nhập vào Kim Cương Định.

Bấy giờ Tỳ Lô Giá Na Như Lai quán thấy sự kiện đó xong, liền đến Đạo Trường Kim Cương dưới cây Bồ Đề, thị hiện vô số hóa Phật tràn đầy hư không giống như bụi nhỏ, đều cùng chung âm thanh bảo Bồ Tát rằng: Này thiện nam tử! Vì sao chẳng cầu pháp thành Phật?

Bồ Tát nghe xong, chân thành cung kính chắp tay bạch Phật rằng: Nay con chưa biết pháp thành Phật! Nguyện hãy từ bi chỉ lối bồ đề.

Thời các vị hóa Phật bảo Bồ Tát rằng: thiện nam tử! Tâm là bồ đề, nên cầu tự tâm.

Hằng hà sa Chư Phật khác miệng cùng lời nói Pháp Thân Cầu Tâm Chân Ngôn là:

Án, thất đa, bát la để đa nễ, ca lỗ nhĩ.

OṂ. CITTA PRATIDHAM KAROMI.

Bản khác ghi là:

OṂ. CITTA PRATIVEDHAṂ KARA UMI.

Khi Bồ Tát nghe pháp đó xong, kết Ấn Kim Cương Phộc.

Hai tay cùng cài nhau nắm lại thành quyền để ngang trái tim, nhất tâm quán sát nghĩa thú của Chân Ngôn rồi bạch Phật rằng: Con được pháp đó thời Phật hỏi rằng: Được pháp của đẳng nào?

Bồ Tát đáp: Tâm là bồ đề. Con được pháp đó.

Chư Phật bảo rằng: Nên quán sát phân biệt một cách vi tế hơn.

Bồ Tát bạch rằng: Pháp tâm ý thức vào các phiền não cộng chung hòa hợp chẳng thể phân biệt. Xong trong các pháp cầu tâm, tâm sở đều chẳng thể được. Trong pháp năm uẩn cầu chẳng thể được.

Trong mười hai xứ cũng chẳng thể được. Trong mười tám giới cũng chẳng thể được cho đến trong mười tám không cũng chẳng thể được. Pháp uẩn, xứ, giới mỗi mỗi phân biệt thì tất cả pháp thể không có ngã, ngã sở. Bổ Đặc Già La Pūdgala không có ngã, ngã sở. Pháp tâm, tâm sở xưa nay không có nơi sinh cũng không có chỗ diệt.

Ở trong tất cả tâm của các thế gian cũng không thể thấy. Bên trong không có, bên ngoài không có, khoảng giữa cũng không có. Tâm quá khứ chẳng thể được, tâm hiện tại chẳng thể được, tâm vị lai chẳng thể được, giống như huyễn hóa không sai biệt. Nay con tự chứng thảy đều như vậy.

Thế Tôn! Như điều con giải thì pháp tâm, tâm sở xưa nay không tịch lặng lẽ trống rỗng.

Vậy y theo pháp của đẳng nào cầu thành Phật Đạo?

Chư Phật bảo rằng: Pháp tâm, tâm sở khi hòa hợp thì tự biết khổ, vui nên gọi là tự ngộ tâm chỉ tự biết nơi khác tha sở thì chẳng ngộ. Y theo tâm này mà lập tâm bồ đề.

Lại nữa người hành Du Già như vị Bồ Tát ấy quán sát tâm xong, ngồi Kiết Già, tác Ấn Kim Cương Phộc để ngang trái tim, nhắm hai mắt lại, chân thật quán tâm của mình tự tâm, miệng tập cầu tâm Chân Ngôn, ý tưởng nghĩa bí mật.

Bấy giớ, Đức Thế Tôn nói lời kệ là:

Hành giả tưởng vành Trăng

Trong định, lễ tất cả

Nguyện xin các Như Lai

Chỉ cho con chỗ hành hành xứ

Chư Phật đồng âm bảo:

Ngươi nên quán tâm mình tự tâm

Nghe lời nói ấy xong

Như giáo mà quán sát

Trụ lâu, suy tư kỹ.

Chẳng thấy tướng tâm mình tưởng lễ dưới chân Phật Bạch rằng: Tối Thắng Tôn! Con chẳng thấy tâm mình tâm này là tướng nào?

Chư Phật đều bảo rằng:

Tướng tâm khó đo lường

Trao ngươi tâm Chân Ngôn

Như Lý, quán sát kỹ.

Lại nữa, người hành Du Già kết Ấn Kim Cương Phộc tác quán tướng trạng của tâm bồ đề đồng thời tập Chân Ngôn.

Các vị hóa Phật đó bảo Bồ Tát rằng: Thiện nam tử! Nên phát tâm đại bồ đề vô thượng.

Bồ Tát hỏi rằng: Thế nào gọi là tâm đại bồ đề?

Chư Phật bảo rằng: Vô lượng trí tuệ giống như bụi nhỏ, là nơi thành tựu của sự tinh tiến tu tập trong ba A tăng kỳ một trăm ngàn kiếp, mau chóng xa lìa tất cả lỗi lầm phiền não, thành tựu phước trí giống như hư không, hay sinh diệu quả tối thắng.

Như thế là tâm đại bồ đề vô thượng. Ví như trong thân người thì trái tim là bậc nhất, tâm đại bồ đề cũng như thế là tối vi đệ nhất trong ba ngàn Thế Giới. Do nghĩa này mà gọi là đệ nhất. Vì tất cả Phật Bồ Tát từ tâm bồ đề mà được sinh ra.

Bồ Tát bạch rằng: Tâm đại bồ đề có tướng như thế nào?

Chư Phật bảo rằng: Ví như vành trăng tròn đầy, đường kính năm mươi do tuần trắng tinh mát mẻ không có các đám mây che. Nên biết đấy là tướng của tâm bồ đề.

Nói lời ấy xong, vô lượng Chư Phật khác miệng cùng lời, nói Đại Bồ Đề Tâm Chân Ngôn là:

Án, mô ni thất đa mau nhị bà đà, dã nhĩ.

OṂ. BODHI CITTAM UTPADA YAMI.

Như vị Bồ Tát kia quán tâm bồ đề, người hành Chân Ngôn cũng lại như thế.

Bấy giờ, Đức Như Lai nói lời kệ là:

Nhất niệm thấy tâm tịnh.

Tròn đầy như Trăng thu lại khởi tác suy tư tâm đó là vật gì?

Phiền não tập chủng tử

Thiện ác đều do tâm

Tâm là A Lại Gia Ālaya

Cùng tịnh thức làm gốc

Vì huân tập sáu độ Ṣaḍ pāramitā

Tâm ấy là đại tâm

Tạng thức vốn không nhiễm

Trong sạch không vết nhơ

Vô thủy tu phước trí

Giống như trăng trong sáng

Không thể cũng không dụng

Tức trăng chẳng phải trăng

Do đầy đủ phước trí

Trăng tròn như tự tâm

Bồ Tát, tâm vui vẻ

Lại bạch Chư Phật rằng:

Con đã thấy tướng tâm

Thanh tịnh như vành trăng

Lìa các nhơ phiền não

Nhóm năng chấp, sở chấp

Chư Phật đều bảo rằng:

Tâm ngươi vốn như thế

Vì khách trần che lấp

Chẳng ngộ tâm bồ đề

Ngươi quán vành trăng tịnh

Niệm niệm mà quán chiếu

Hay khiến trí hiện sáng

Được ngộ tâm bồ đề.

Lại nữa, người hành Du Già kết Ấn Kim Cương Phộc y theo trước quán sát kèm tập Chân Ngôn như vị hóa Phật trước bảo Bồ Tát rằng: Thiện nam tử!

Lại có Kiên Cố Bồ Đề Tâm Chân Ngôn là:

Án, nhị sắt đà, phộc nhật la.

OṂ. NIṢṬA VAJRA.

Bản khác ghi là:

OṂ. TIṢṬA VAJRA.

Bấy giờ, Bồ Tát y theo trước quán chiếu rồi bạch Phật rằng: Nay con đã thấy.

Đức Phật hỏi: Thế nào là thấy?

Bồ Tát đáp rằng: Thấy Ngũ Cổ Kim Cương trong vành trăng tròn, tất cả phiền não thảy đều bị đập tan như dùi vào thỏi vàng thì ánh sáng rực rỡ. Trí tuệ như vậy là tối vi đệ nhất, tức là Thân Kim Cương chẳng sinh chẳng diệt của Chư Phật.

Như vậy, Bồ Tát kia quán nơi vành trăng, người hành Du Già cũng lại như thế.

Lại nữa, người hành Du Già tự quán thân ta là Kim Vương Tát Đỏa Vajrasatva đồng thời lại kết Ấn trì niệm Chân Ngôn Kim Cương Tát Đỏa tức là thân biến hóa của Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai.

Như các vị hóa Phật bảo Bồ Tát rằng: Thiện nam tử!

Lại có Như Kim Cương Chân Ngôn là: Án, phộc nhật lỗ đà ma ngu hồng.

OṂ. VAJROTMAKOHŪṂ.

Bản khác ghi là:

OṂ. VAJRA ATMAKA UHAṂ.

Bấy giờ, Bồ Tát y theo trước quán rồi bạch Phật rằng: Nay con đã thấy.

Đức Phật hỏi: Đã thấy thế nào?

Bạch rằng: Thân con đã thành Kim Cương Tát Đỏa, mão báu trên đầu có năm vị hóa Phật, tay cầm Kim Cương dùng làm Pháp Chủ, lợi ích an lạc tất cả chúng sinh.

Như vị Bồ Tát kia quán Kim Cương Tát Đỏa, người hành Du Già cũng lại như thế, nhắm mắt ngồi ngay thẳng rồi tác tưởng là: Thân ta tức là Kim Cương Tát Đỏa, đỉnh đầu có mão báu, trong mão báu có hóa Phật của năm phương ngồi Kiết Già, tay phải cầm chày Kim Cương để dưới ức ngực bên phải.

Nếu nâng chày này lên liền hay tồi phá tất cả trọng chướng phiền não có trong thân ta với thân của tất cả chúng sinh. Tác quán này xong, kết Ấn Kim Cương Phộc gia trì Chân Ngôn này.

Lại nữa, người hành Du Già tiếp tục quán Chư Phật Bồ Tát với quyến thuộc ở năm phương nhập vào trong thân của mình.

Như các vị hóa Phật bảo Bồ Tát rằng: thiện nam tử!

Có Đồng Tam Thế Chư Phật Chân Ngôn là:

Án, dã tha, tát lỗ phộc đát tha nghiệt đa, sa đát tha hồng.

OṂ. YATHA SARVA TATHĀGATÀ STATHA HŪṂ.

Bản khác ghi là:

OṂ. YATHĀ SARVA TATHĀGATA STATHA AHAṂ.

Bấy giờ, Bồ Tát y theo trước quán rồi bạch rằng: Đã thấy thấy như thế nào?

Đáp rằng: Chư Phật ba đời với quyến thuộc là vi trần Bồ Tát, vô số Trời Rồng từ mười phương giới nhập vào thân con. Như màu sắc của năm phương là xanh, vàng, đỏ, trắng và tạp sắc, là Phật của năm phương nhập vào thân con. Sở chứng của Chư Phật chỉ là pháp thân này.

Như vị Bồ Tát kia quán các Phật Đẳng nhập vào trong thân, người hành Du Già cũng lại như thế, nhắm mắt ngồi ngay thẳng, kết Ấn Kim Cương Phộc mà tác tưởng là: Chư Phật, tất cả Bồ Tát ở năm phương mỗi mỗi tự đem vô số quyến thuộc với âm nhạc của Trời nhập vào trong thân của ta.

Thân của Chư Phật ấy: Thứ nhất là màu trắng, thứ hai là màu xanh, thứ ba là màu vàng, thứ tư là màu hồng, thứ năm là tạp sắc.

Lại tác tưởng: Diệu quả của ba thân cùng với ba chân thật ở trong thân ta đều được viên mãn. Như vậy niệm niệm thường quán. Tác quán này xong, tập Chân Ngôn ấy.

Lại tác niệm là: Như quán môn kia là cảnh giới của Chư Phật, nay ta mới hiểu biết sự thanh tịnh của tâm, thấy tâm là Phật, mọi tướng viên mãn, được thành bồ đề. Ở trong định đó lễ khắp Chư Phật, nguyện thường gia hộ khiến chứng pháp thân.

Lại nữa, người hành Du Già tác báo thân quán như các vị hóa Phật bảo Bồ Tát rằng: Thiện nam tử!

Có Báo Thân Chân Ngôn là:

Án, sa phộc bà phộc thú độ hàm.

OṂ. SVĀHĀVA ŚUDDHOHAM.

Bản khác ghi là:

OṂ. SVABHĀVA ŚUDDHA UHAṂ.

Bấy giờ, Bồ Tát y theo trước quán: Nay con đã thấy.

Đức Phật hỏi rằng: Thấy gì?

Đáp rằng: Pháp và phi pháp vốn có tính thanh tịnh ví như hoa sen tuy sinh trong bùn mà chẳng nhiễm bụi. Nay con quán điều này tức là báo thân.

Như vị Bồ Tát kia tác báo thân quán, người hành Du Già cũng lại như thế.

An tâm ngồi ngay thẳng, kết Ấn Kim Cương Phộc, nên tác tưởng này: Pháp và phi pháp xưa nay thanh tịnh giống như hoa sen tuy sinh trong bùn mà bụi chẳng thể nhiễm. Báo thân của Chư Phật và Báo thân của ta cũng lại như thế. Tuy giống như thọ dụng y phục, ấm thực, âm nhạc của Chư Thiên nhưng tâm chẳng nhiễm dính. Tác tưởng đó xong, tập Chân Ngôn ấy.

Lại nữa, người hành Du Già tác hóa thân quán như các vị hóa Phật bảo Bồ Tát rằng: Thiện nam tử!

Có Hóa Thân Chân Ngôn là:

Án, tát lỗ phộc sa mô hồng.

OṂ. SARVA SAMO HŪṂ.

Bản khác ghi là:

OṂ. SARVA SAMA UHAṂ.

***