Kinh Đại thừa
Bộ Kinh Tập
PHẬT THUYẾT
KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
Tôi nghe như vậy!
Một thời Đức Phật ngồi dưới cái cây trong vườn Lộc Dã tại nước Ba La Nại. Thời có một ngàn vị Tỳ Kheo, các vị Thiên Thần đều đến đầy dẫy bên cạnh Đại Hội, ở trong hư không.
Lúc đó tự nhiên có bánh xe pháp: Pháp luân bay đến xoay chuyển ngay trước mặt Đức Phật.
Đức Phật dùng bàn tay vỗ về bánh xe Luân, nói rằng: Hãy dừng đi! Ta từ vô số kiếp đến nay, bị danh sắc chuyển, chịu khổ vô lượng. Nay ý của si ái đã dừng lại, tình của lậu kết đã cởi bỏ, các căn đã định, sinh tử đã cắt đứt, chẳng còn luân chuyển trong năm đường vậy bánh xe liền dừng lại.
Khi ấy Đức Phật bảo các Tỳ Kheo: Thế gian có hai việc rơi vào biên hành lối đi ven bờ. Đệ tử hành đạo buông bỏ nhà cửa, suốt đời chẳng nên làm theo.
Nhóm nào là hai?
1. Nghĩ nhớ tham dục, không có chí trong sạch.
2. Nương dựa, dính mắc vào sự luyến ái cái thân chẳng thể tinh tiến.
Thế nên lùi về biên hành, chẳng được gặp Đức Phật, người có đầy đủ đạo đức.
Nếu vị Tỳ Kheo này chẳng nghĩ nhớ tham dục dính mắc vào hành động luyến ái cái thân, thời có thể được thọ nhận chính giữa thọ trung.
Đức Như Lai tối Chánh Giác được con mắt, được tuệ từ hai ven bờ, vượt qua, tự mình đến Nê Hoàn Niết Bàn.
Thế nào gọi là thọ nhận chính giữa thọ trung?
Ấy là tám con đường ngay thẳng tức bát chánh đạo.
1. Chính kiến: cái thấy chính đúng.
2. Chính tư: Chính tư duy suy nghĩ chính đúng.
3. Chính ngôn: Chính ngữ nói năng chính đúng.
4. Chính hạnh: Chính nghiệp làm công việc chính đúng.
5. Chính mệnh: Nuôi mạng sống chính đúng.
6. Chính trị: Chính tinh tiến sửa trị chính đúng, hoặc tinh tiến chính đúng.
7. Chính chí: Chính niệm ý chí chính đúng, hoặc nghĩ nhớ chính đúng.
8. Chính định: An định tâm chính đúng.
Nếu các Tỳ Kheo, đầu cuối nghe đạo, nên biết sâu xa khổ, khổ Thánh Đế là Chân Đế.
Dùng một tâm thọ nhận con mắt, thọ nhận sự vắng lặng suy nghĩ thiền tư, thọ nhận sự sáng suốt. Tuệ, thấy biết chỗ nghĩ nhớ khiến cho ý hiểu biết rõ. Nên biết sâu xa khổ tập tập Thánh Đế, tận hết là Chân Đế.
Đã thọ nhận con mắt quán sát, vắng lặng suy nghĩ, sáng suốt tuệ, thấy biết chỗ ghi nhớ khiến cho ý hiểu biết rõ. Như vậy tận hết là Chân Đế.
Thế nào gọi là khổ, khổ Thánh Đế?
Ấy là sinh ra, già yếu là khổ.
Bệnh tật là khổ.
Lo buồn bực bội là khổ.
Oán ghét mà thường gặp nhau là khổ.
Đã yêu thương nhau mà phải chịu xa lìa là khổ.
Mong cầu mà chẳng được là khổ.
Chủ yếu từ năm uẩn thọ nhận chịu đựng là khổ.
Thế nào gọi là khổ tập, khổ tập Thánh Đế?
Ấy là từ sự luyến ái mà khiến cho lại có tính ưa thích chẳng lìa mọi chỗ tham, vui.
Sự luyến ái vướng vào tham dục: Dục ái, sự luyến ái vướng vào sự có hình sắc.
Sự luyến ái vướng vào sự chẳng có hình sắc: Bất sắc ái tập này là khổ.
Thế nào gọi là khổ tận, khổ diệt Thánh Đế?
Ấy là hiểu biết từ sự luyến ái lại có chỗ ưa thích. Nghĩ nhớ sự dâm dục dâm niệm thì chẳng thọ nhận, chẳng nghĩ nhớ, không có điều gì khác, không có dâm dục, buông bỏ, lặng nghĩ suy xét vùi lấp cái có. Như vậy là tập tận hết.
Thế nào gọi là khổ tập tận dục thọ đạo, đạo Thánh Đế?
Ấy là thọ nhận, hành tám con đường ngay thẳng: Chính kiến, chính tư, chính ngôn, chính hạnh, chính mệnh, chính tri, chính chí, chính định. Đây là khổ tập tận thọ đạo Chân Đế vậy.
Lại nữa Tỳ Kheo!
Khổ là Chân Đế.
Khổ tập là Chân Đế.
Khổ tập tận là Chân Đế.
Khổ tập tận thọ đạo, bát chính đạo là Chân Đế.
Nếu người vốn từ xưa, chưa nghe pháp này, nên thọ nhận con mắt quán sát, thiền hành, thọ nhận cái thấy sáng suốt tuệ kiến, thọ nhận sự hiểu biết nghĩ nhớ khiến cho ý được hiểu biết rõ.
Nếu khiến cho người ở ngay chốn này, chưa nghe pháp bốn đế đấy thì nên thọ nhận con mắt đạo đạo nhãn, thọ nhận sự vắng lặng suy nghĩ thiền tư, thọ nhận sự hiểu biết sáng suốt tuệ giác khiến cho ý thực hành, hiểu biết rõ.
Nếu các người ngay tại chỗ ấy, chưa được nghe pháp bốn đế này, cũng nên thọ nhận con mắt, thọ nhận sự lặng nghĩ suy xét thiền, thọ nhận sự sáng suốt tuệ, thọ nhận sự hiểu biết giác khiến cho ý được hiểu biết rõ.
Đây là Bốn Đế, ba lần chuyển, hợp thành mười hai việc. Người biết nhưng chưa trong sạch thì ta chẳng trao cho vậy. Tất cả thế gian, Chư Thiên, người dân, hoặc Phạm, hoặc Sa Môn. Phạm Chí Bà La Môn tự mình biết, chứng xong thọ nhận hành giới, định, huệ giải độ tri kiến thành, đây là bốn cực. Sau đời này chẳng còn có lại nữa, lâu dài lìa thế gian không có lo lắng nữa.
Khi Đức Phật nói điều này thời nhóm Hiền Giả A Nhã Câu Lân. A Nhã Kiều Trần Như với tám ngàn cai Na Do Tha, vị Trời đều xa bụi bặm, lìa dơ bẩn, các con mắt pháp pháp nhãn được sinh ra.
Một ngàn vị Tỳ Kheo ấy lậu tận ý giải chặt đứt hết tất cả phiền não rồi tâm được giải thoát đều đắc A La Hán Arhat với các tập pháp bên trên cần phải dứt hết, tất cả đều chuyển.
Tiếng của chúng hữu pháp luân, bánh xe pháp của Đức Thế Tôn chuyển ba lần. Chư Thiên, thế gian ở tại pháp địa. Đất pháp không có ai chẳng nghe khắp, cho đến cõi Tứ Thiên Vương thứ nhất, Đao Lợi Thiên tức Tam Thập Tam Thiên.
Diễm Thiên, Dạ Ma Thiên, Đâu Thuật Thiên, Đâu Suất Thiên, Bất Kiêu Lạc Thiên, Hóa Tự Tại Thiên, Hóa Ứng Thanh Thiên, Tha Hóa Tự Tại Thiên cho đến các Cõi Phạm, Phạm Thiên trong phút chốc đều nghe khắp.
Bấy giờ Cõi Phật, ba ngàn mặt trời, mặt trăng, một vạn hai ngàn Trời đất đều chấn động lớn. Đấy vì Đức Phật chúng hữu. Phật Thế Tôn bắt đầu ở Ba La Nại dùng bánh xe pháp vô thượng, chuyển điều chưa chuyển, chiếu soi vô số cõi, các Trời người theo đây, được đắc đạo.
Đức Phật nói điều này xong, thời đại chúng đều rất vui vẻ.
***