Kinh Đại thừa
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Mười Hai - Pháp Hội Bồ Tát Tạng - Phẩm Thứ Nhất - Phẩm Khai Hóa Trưởng Giả
PHẬT THUYẾT
KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế
PHÁP HỘI THỨ MƯỜI HAI
PHÁP HỘI BỒ TÁT TẠNG
PHẨM THỨ NHẤT
KHAI HÓA TRƯỞNG GIẢ
PHẦN BỐN
Này các trưởng giả! Thế nào là lão?
Đó là tình thức tối suy, đấu bạc tóc rụng, da dùn mặt nhăn, thọ mạng tổn giảm, các căn suy kém, hàng động bất tiện, đó gọi là già.
Thế nào là tử?
Đó là diệt mất đổi dời các uẩn tan rã hư hoại bỏ chúng đồng phận, đó gọi là chết. Lão ấy tử ấy là hiệp lại gọi là lão tử.
Này các trưởng giả! Nếu sanh mà có thì có giả lão tử. Nếu sanh mà không thì không giả lão tử.
Thế nào là sanh?
Đó là sanh ấy đồng sanh khởi các uẩn xuất hiện và có các căn xứ hội hiệp chúng đồng phận, đó gọi là sanh.
Này các trưởng giả! Nếu hữu mà có thì có giả sanh. Nếu hữu mà không thì không giả sanh.
Thế nào là hữu?
Đó là dục hữu sắc hữu và vô sắc hữu, phước nghiệp phi phước nghiệp và bất đồng nghiệp, đó gọi là hữu.
Nấy các trưởng giả! Nếu thủ mà có thì có giả hữu. Nếu thủ mà không thì không giả hữu.
Thế nào là thủ?
Đó là dục thủ kiến thủ giới cấm thủ và ngã thủ, đó gọi là thủ.
Này các trưởng giả! Nếu ái mà có thì có giả thủ. Nếu ái mà không thì không giả thủ.
Thế nào là ái?
Đó là sắc ái thanh ái hương ái vị ái xúc ái vá pháp ái, đó gọi là ái.
Này các trưởng giả! Nếu thọ mà có thì có giả ái. Nếu thọ mà không thì không giả ái.
Thế nào là thọ?
Đó là nhãn xúc sanh ra thọ, nhĩ xúc tỷ xúc thiệt xúc thân xúc ý xúc sanh ra thọ, đó gọi là thọ.
Này các trưởng giả! Nếu xúc mà có thì có giả thọ. Nếu xúc mà không thì không giả thọ.
Thế nào là xúc?
Đó là nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc và ý xúc, đó gọi là xúc.
Này các trưởng giả! Nếu sáu nhập mà có thì có giả xúc. Nếu sáu nhập mà không thì không giả xúc.
Thế nào là sáu nhập?
Đó là nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập và ý nhập, đó là sáu nhập, cũng gọi là sáu xứ, là sáu căn.
Này các trưởng giả! Nếu danh sắc mà có thì có giả sáu nhập. Nếu danh sắc mà không thì không giả sáu nhập.
Thế nào là danh sắc?
Đó là thọ tưởng tư xúc tác ý bốn đại chủng và sắc sở tạo của bốn đại chủng tạo ra, đó là danh sắc.
Này các trưởng giả! Nếu thức mà không thì không giả danh sắc.
Thế nào là thức?
Đó là nhãn thức nhĩ thức tỷ thức thiệt thức thân thức và ý thức, đó gọi là thức.
Này các Trường Giả! Nếu hành mà có thì có giả thức. Nếu hành mà không thì không giả thức.
Thế nào là hành?
Đó là sắc tư thanh tư hương tư vị tư xúc tư và pháp tư, đó gọi là hành.
Này các trưởng giả! Nếu vô minh mà có thì có giả hành. Nếu vô minh mà không thì không giả hành.
Thế nào là vô minh?
Đó là tiền tế không biết, hậu tế không biết, tiến tế hậu tế không biết, nội không biết, ngoại không biết, nội ngoại không biết, khổ không biết, tập không biết, diệt không biết, đạo không biết, duyên không biết, duyên khởi không biết.
Với pháp duyên sanh hoặc đen hoặc trắng, có duyên không duyên, có quang ảnh không quan ảnh, có tội không tội, đáng thân cận không đáng thân cận, không biết không thấy không nhìn rõ không thấu hiểu, đó gọi là vô minh.
Này các trưởng giả! Tác ý bất chánh nếu mà có thì có giả lập vô minh. Nếu tác ý bất chánh mà không thì không giả lập vô minh.
Thế nào là tác ý bất chánh?
Đó là quan niệm rằng ở quá khứ, ta dòng gì chỗ nào loài nào?
Đến vị lai, ta dòng gì chỗ nào loài nào.
Lại đối với nội sanh thân sanh nhiều nghi hoặc: Thế nào gọi là ta, ta là ai, là có hay là không, là hư hay là thiệt, là dòng gì, là chỗ nào, là loài nào, xưa ta chỗ nào đến ở chỗ nọ?
Phát khởi những tác ý bất chánh như vậy. Từ trong sáu kiến giải tùy sanh ra một kiến giải nào rồi chấp là có ngã, chấp là không ngã, hoặc y nơi ngã mà cho là ngã, hoặc chẳng y nơi ngã mà cho là ngã.
Lại hư vọng phát khởi kiến chấp như vậy: Ngã tức thế gian hoặc do duyên phát khởi là thường là hằng chẳng chuyển chẳng biến còn hoài mãi mãi. Đó gọi là tác ý bất chánh.
Này các trưởng giả! Nếu có phân biệt chẳng thiệt thì có giả lập tác ý bất chánh. Phân biệt chẳng thiệt nếu không thì không giả lập tác ý bất chánh.
Thế nào gọi là phân biệt chẳng thiệt?
Đó là ngã, Hữu Tình chúng sanh, thọ mạng giả, trượng phu, sát thủ, sanh giả, ý sanh, nhân, tác giả, thọ giả, đó gọi là chẳng thiệt.
Mà lại có phàm phu không học hiểu hư vọng phát khởi phân biệt là ngã, là nhân, là hữu tình, là mạng giả, phân biệt là trượng phu, là sát thủ, là sanh giả, là ý sanh, là tác giả, là thọ giả, đó là phân biệt chẳng thiệt.
Này các trưởng giả!
Nếu phân biệt chẳng thiệt ấy mà có thì có giả lập tác ý bất chánh.
Nếu phân biệt chẳng thiệt mà không thì không giả lập tác ý bất chánh.
Này trưởng giả!
Nếu tác ý bất chánh mà có thì có giả lập vô minh.
Nếu tác ý bất chánh mà không thì không giả lập vô minh.
Nếu vô minh mà có thì có giả lập các hành.
Nếu vô minh mà không thì không giả lập các hành.
Nếu các hành mà có thì có giả lập thức.
Nếu các hành mà không thì không giả lập thức.
Như vậy nhẫn đến nếu sanh mà có thì có giả lập lão tử.
Nếu sanh mà không thì không giả lão tử.
Đức Phật phán dạy: Này các trưởng giả! Nay các ông phải biết tất cả các pháp đều do phân biệt chẳng thiệt phát khởi, đều y theo các duyên, nó yếu kém vô lực theo các duyên mà chuyển. Nếu có các duyên thì có giả pháp, nếu không các duyên thì không giả pháp.
Này các trưởng giả! Tất cả các pháp chỉ là giả lập, trong ấy đều không có gi sanh gì lão gì tử gì tận và không có gì phát khởi, chỉ có tịch diệt thanh tịnh dứt hẳn các loài sanh tử đáng được quy y.
Này các trưởng giả! Ví như ao nước lớn, các loài tôm cá y nơi sức gì để ở?
Các Trưởng Giả thưa: Bạch Đức Thế Tôn! Các tôm cá ấy y nơi sức nước để ở.
Đức Phật phán: Đúng như vậy. Này các trưởng giả! Nước ấy có nghĩ rằng tôi có sức lực chăng?
Các Trưởng Giả thua: Bạch Đức Thế Tôn! Nước ấy vô lực vô năng, nào có suy nghĩ gì.
Đức Phật phán: Đúng như vậy.
Này các trưởng giả! Các pháp do phân biệt chẳng thiệt phát khởi cũng như vậy, chỉ là giả đặt bày, nó không lực không năng theo các duyên mà chuyển. Có các duyên thì có giả pháp. Không các duyên thì không giả pháp.
Này các trưởng giả! Các pháp chỉ là giả lập. Trong ấy đều không có gì sanh gì lão gì tử gì tận gì khởi. Chỉ có tịch diệt thanh tịnh dứt hẳn các loài sanh tử đáng được Quy Y.
Vì thế nên các ông phải chánh quan sát các duyên như vậy chẳng phải là chỗ an ổ khó bảo trì được, rồi rất sợ sệt đào tẩu lánh xa nó.
Các ông lại phải quan sát đó là pháp gì, do sợ pháp gì mà chạy đến đây?
Lúc các ông chánh quán như vậy thì không pháp để được, không sợ không bỏ.
Tại sao?
Tất cả các pháp đều là bất khả đắc, vì tất cả thứ cầu mong đều bất khả đắc. Tất cả pháp không ngã vì rời lìa trần cấu.
Các pháp không chúng sanh vì xa rời ngã.
Các pháp không thọ mạng vì ra khỏi sanh già bệnh sầu lo khổ não bức bách.
Các pháp không sát thủ thú vì ba đời dứt đoạn.
Các pháp không danh tự vì tất cả ngôn âm không thể nói, các pháp vô trước vì không sở duyên.
Các pháp tịch tịnh vì là tướng tịch diệt.
Các pháp phổ biến vì là tánh hư không.
Các pháp tánh không vì không định thuộc.
Các pháp vô động vì không sở y.
Các pháp y cứ nơi thiệt tế an trụ nơi thiện trụ vì tương ưng với vô động.
Các pháp chẳng thể khai xiển vì rời lìa tướng sóng tràn.
Các pháp chẳng thể hiển thị vì không tướng không hình không có quang ảnh rời lìa các hành.
Các pháp chẳng phải sở hữu của ngã vì rời ngã sở, các pháp chẳng thể phân biệt vì rời tâm ý thức.
Các pháp không ái tàng vì siêu quá nhãn thức nhẫn đến nhĩ tỷ thiệt thân và ý thức.
Các pháp chẳng thể cất dời vì rời sanh trụ hoại.
Các pháp không tác dụng vì rời tâm ý thức.
Các pháp thuộc nơi duyên vì tánh yếu kém.
Này các trưởng giả! Ta nói về nhãn ấy, là pháp, do bốn đại chủng tạo ra, nó là pháp vô thường vô trụ vô hằng chẳng bền chắc yếu kém mau hư khó, bảo tín được, là chỗ hợp của các sự khổ não nhiều bệnh nhiều tai hại.
Nhãn ấy đã như vậy, các ông chớ nên y chỉ nó. Với nhĩ tỷ thiệt thân và ý cũng như vậy, các ông chớ nên y chỉ nó. Các ông phải quán sát như vậy.
Lại này các trưởng giả! Nhãn như đống bọt nước chẳng rờ nắm được, nhãn như bóng nước nổi chẳng dừng lâu, nhãn như dương diệm do nghiệp cảm ái sanh, nhãn như cây chuối tánh chất chẳng bền, nhãn như ảo thuật từ điên đảo phát khởi, nhãn như cảnh mộng chỉ hư vọng thấy.
Nhãn như vang hệ thuộc các duyên, nhãn như bóng sáng do ánh sáng nghiệp ảnh hiện, nhãn như mây nổi tụ họp tán loạn, nhãn như chớp nháng sát na bèn dứt, nhãn không có chủ như đất, nhãn không có ngã như nước, nhãn chẳng phải hữu tình như lửa, nhãn chẳng phải thọ mạng như gió.
Nhãn chẳng phải sát thủ thú như hư không, nhãn chẳng thiệt y cứ nơi các đại chủng, nhãn là rỗng không rời ngã và ngã sở, nhãn là vô tri như cỏ cây đất đá.
Nhãn không tác giả do gió cơ quan chuyển vận, nhãn ấy hư giả là đống mục nhơ, nhãn ấy dối trá là pháp tan rã bể hư dứt mất, nhãn như gò giếng thường bị sự già suy bức ngặt, nhãn không ở yên trọn về nơi mòn dứt.
Này các trưởng giả! Nhãn có nhiều lỗi, các ông phải quan sát như vậy, nhẫn đến ý và tất cả các pháp cũng phải quan sát như vậy.
Lại này các trưởng giả! Tất cả các pháp chỉ có vộng dục. Kẻ ngu vì chẳng biết là vọng dục nên họ lầm gọi là nhãn, lầm gọi là nhĩ, nhẫn đến lầm gọi là ý.
Này các trưởng giả! Chỉ có vọng dục thôi, mà kẻ ngu vì chẳng biết là vọng dục, nên họ lầm gọi là sắc, là thanh, là hương vị xúc pháp.
Này các trưởng giả! Chỉ có vọng dục thôi, mà kẻ ngu vì chẳng biết là vọng dục, nên họ lầm gọi là sắc uẩn, là thọ uẩn, là tưởng hành thức uẩn.
Này các trưởng giả! Chỉ có vọng dục thôi, mà kẻ ngu vì chẳng biết là vọng dục, nên họ lầm gọi là địa đại chủng, là thuỷ hỏa phong không thức đại chủng.
Này các trưởng giả! Chỉ có vọng dục thôi, mà kẻ ngu vì chẳng biết là vọng dục, nên họ lầm gọi là hữu vi, là vô vi. Nhẫn đến cả các pháp cũng như vậy.
Này các trưởng giả! Nay các ông phải bỏ vọng dục mà hướng đến vô dục. Với vợ con nhà cửa của cải, các ông phải biết rõ là hư vọng chẳng nên chấp trước. Và chẳng chấp trước nên dùng lòng tịnh tín rời bỏ gia pháp đến nơi phi gia thì sẽ được vô dục.
Này các trưởng giả! Những gì gọi là xuất gia vô dục?
Đó là an trụ nơi giới biệt giải thoát nhiếp trì đầy đủ oai nghi đi đứng, rất sợ phạm tội nhỏ, thọ học luật nghi thành tựu giới uẩn.
Này các trưởng giả! Nếu các ông phụng trì giới được rồi thì đối với sáu căn sáu cảnh năm uẩn và sáu đại chủng biết rõ là hư giả đều chẳng chấp trước.Vì chẳng chấp trước nên gọi là pháp xuất gia vô dục.
***