Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Bốn ​​​​​​​- Phẩm Hai Mươi Hai - Phẩm Thiện Hữu

PHẬT THUYẾT KINH 

ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
 

HỘI THỨ BỐN
 

PHẨM HAI MƯƠI HAI

PHẨM THIỆN HỮU
 

PHẦN HAI 
 

Bấy giờ cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi bát nhã Ba la mật đa mà có thể thực hành bát nhã Ba la mật đa phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa bát nhã Ba la mật đa có pháp khả đắc có thể thực hành bát nhã Ba la mật đa phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi không của bát nhã Ba la mật đa mà có thể thực hành bát nhã Ba la mật đa phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa không của bát nhã Ba la mật đa có pháp khả đắc có thể thực hành bát nhã Ba la mật đa phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi không mà có thể thực hành bát nhã Ba la mật đa phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa không, có pháp khả đắc có thể thực hành bát nhã Ba la mật đa phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi không mà có thể thực hành không, phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa không, có pháp khả đắc có thể thực hành không, phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi bát nhã Ba la mật đa mà có thể thực hành không, phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa bát nhã Ba la mật đa có pháp khả đắc có thể thực hành không, phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi sắc mà có thể thực hành bát nhã Ba la mật đa phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa sắc có pháp khả đắc có thể thực hành bát nhã Ba la mật đa phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi thọ, tưởng, hành, thức mà có thể thực hành bát nhã Ba la mật đa phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa thọ, tưởng, hành, thức có pháp khả đắc có thể thực hành bát nhã Ba la mật đa phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi không của sắc mà có thể thực hành bát nhã Ba la mật đa phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa không của sắc, có pháp khả đắc có thể thực hành bát nhã Ba la mật đa phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi không của thọ, tưởng, hành, thức mà có thể thực hành bát nhã Ba la mật đa phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa không của thọ, tuởng, hành, thức có pháp khả đắc có thể thực hành bát nhã Ba la mật đa phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi sắc có thể thực hành không, phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa sắc, có pháp khả đắc có thể thực hành không, phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi thọ, tưởng, hành, thức có thể thực hành không, phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa thọ, tưởng, hành, thức có pháp khả đắc có thể thực hành không, phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi không của sắc mà có thể thực hành không, phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa không của sắc, có pháp khả đắc có thể thực hành không, phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi không của thọ, tưởng, hành, thức mà có thể thực hành không, phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa không của thọ, tưởng, hành, thức, có pháp khả đắc có thể thực hành không, phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Kính bạch Thế Tôn! Ngay nơi tất cả pháp mà có thể thực hành bát nhã Ba la mật đa phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa tất cả pháp, có pháp khả đắc có thể thực hành bát nhã Ba la mật đa phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi Không của tất cả pháp có thể thực hành bát nhã Ba la mật đa phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa không của tất cả pháp, có pháp khả đắc có thể thực hành bát nhã Ba la mật đa phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi tất cả pháp mà có thể thực hành không, phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa tất cả pháp, có pháp khả đắc có thể thực hành không, phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi không của tất cả pháp có thể thực hành không, phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa không của tất cả pháp, có pháp khả đắc có thể thực hành không, phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Bấy giờ Thiện Hiện bạch Phật: Kính Bạch Thế Tôn! Nếu vậy, các Đại Bồ Tát dùng những pháp nào để thực hành bát nhã Ba la mật đa và thực hành không?

Phật Bảo Thiện Hiện: Ý ông thế nào?

Ông thấy có pháp thực hành bát nhã Ba la mật đa và thực hành không, phải không?

Thiện Hiện bạch: Thưa không, kính bạch Thế Tôn!

Phật Bảo Thiện Hiện: Ý ông thế nào?

Ông thấy có bát nhã Ba la mật đa và thấy có không là chỗ sở hành của Đại Bồ Tát phải không?

Thiện Hiện bạch: Thưa không, kính bạch Thế Tôn!

Phật Bảo Thiện Hiện: Ý ông thế nào?

Pháp mà ông không thấy, pháp này có thể đắc được không?

Thiện Hiện bạch: Thưa không, kính bạch Thế Tôn!

Phật Bảo Thiện Hiện: Ý ông thế nào?

Pháp chẳng thể đắc đó có sanh diệt phải không?

Thiện Hiện bạch: Thưa không, kính bạch Thế Tôn!

Phật Bảo Thiện Hiện: Thật tướng của pháp mà ông chẳng thấy, chẳng đắc, đó là vô sanh pháp nhẫn của Bồ Tát. Đại Bồ Tát thành tựu vô sanh pháp nhẫn như vậy thì được thọ ký quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề.

Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ Tát này đối với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả và mười tám Pháp Phật bất cộng cùng vô lượng, vô biên công đức thù thắng, gọi là người luôn tinh tấn, như thật tu hành.

Nếu thường tinh tấn tu hành như vậy mà chẳng đắc trí quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, trí nhất thiết tướng, trí đại trí diệu, trí nhất thiết trí, trí đại thương chủ, thì quả thật không có lẽ đó.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Kính bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ Tát nhờ vào pháp tánh vô sanh của tất cả pháp mà được Phật thọ ký quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện! Kính bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ Tát nhờ vào pháp tánh hữu sanh của tất cả pháp mà được Phật thọ ký quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện! Kính bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ Tát nhờ vào pháp tánh hữu sanh vô sanh của tất cả pháp mà được Phật thọ ký quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện! Kính bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ Tát nhờ vào pháp tánh phi hữu sanh, phi vô sanh của tất cả pháp mà được Phật thọ ký quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề phải không?

Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!

Khi ấy, Thiện Hiện bạch Phật: Kính bạch Thế Tôn! Nếu vậy thì làm sao các Đại Bồ Tát có thể được thọ ký quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Phật?

Phật Bảo Thiện Hiện: Ý ông thế nào?

Ông thấy có pháp để thọ ký quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Phật phải không?

Thiện Hiện bạch: Thưa không, kính bạch Thế Tôn! Con không thấy pháp nào có thể được thọ ký quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Phật, cũng không thấy pháp đối với quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Phật có thể chứng, thời gian chứng, nơi chứng và do đây chứng, hoặc pháp sở chứng đều không thấy.

Vì sao?

Vì tất cả pháp đều không sở đắc. Ngay trong tất cả pháp không sở đắc thì người chứng, pháp chứng, thời gian chứng, nơi chứng và do đây chứng đều bất khả đắc.

Phật Bảo Thiện Hiện: Đúng như vậy, đúng như vậy! Như lời ông nói.

Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ Tát khi không đắc tất cả pháp thì không nghĩ thế này: Ta sẽ chứng đắc quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề. Ta nhờ pháp này, ở thời gian như vậy, nơi chốn như vậy chứng đắc quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề.

***