Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh đại Bi Không Trí Kim Cương đại Giáo Vương Nghi Quỹ

PHẬT THUYẾT KINH

ĐẠI BI KHÔNG TRÍ KIM CƯƠNG

ĐẠI GIÁO VƯƠNG NGHI QUỸ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
 

PHẦN BẢY

NÓI MẬT ẤN
 

Đức Phật bảo Kim Cương Tạng rằng: Nay ta sẽ nói Phẩm Bí Mật Ấn vì người tu Du Già cung kính thưa hỏi, được sinh Thắng Giải.

Adhimok a: Tín giải là hiểu thấu sự thù thắng không còn nghi hoặc. Ấy là biểu hiện một ngón tay làm ấn, hai ngón tay làm ấn hoặc đem ngón cái trái vịn ngón vô danh trái làm ấn, vịn ngón út ngón cái làm ấn, vịn ngón giữa làm ấn… biểu hiện Phương Sở làm ấn, biểu hiện ngón vô danh làm ấn, biểu hiện cần cổ làm ấn, biểu hiện áo đã mặc làm ấn, biểu hiện Tam Kích Xoa làm ấn, biểu hiện ức ngực làm ấn.

Biểu hiện chân tóc làm ấn, biểu hiện đất làm ấn, biểu hiện bánh xe làm ấn, biểu hiện cau mày làm ấn, biểu hiện chỗ học giải thoát làm ấn, biểu hiện vầng trán làm ấn, biệu thị phía sau cổ làm ấn, biệu hiện Tâm đầy đủ làm ấn, biểu hiện Kim Cương Hy Hý làm ấn.

Ta nói người tu Du Già khi đối trị thời ấn vào chổ đã ấn mà hay khéo hiểu Đại Bi Không Trí.

Biểu hiện bàn tay dâng hiến vòng hoa tức nghĩa là Duyên Thỉnh với trụ Tam Muội Gia Giới. Đối với chỗ gom chứa khác chẳng nên xa lìa mà thường y chỉ.

Āśraya: Một trong mười tám loại tác ý, tức nương giữ mà ngưng trụ cảnh giới tối thượng. Chính vì thế cho nên người tu Du Già, tất cả chỗ làm nên biết Mật Ấn.

Lại nữa, Kim Cương Tạng bạch Phật rằng: Thế Tôn! Ở nơi chốn nào mà cầu thành thành tựu?

Đức Phật nói: Đang có mười hai chỗ xa lìa việc ma, là nơi được tôn trọng, ngoài ra chẳng nói.

Nhóm nào là mười hai?

1. Nước Nhạ Lam Đà Lãm Jāla dhara, nước Ca Ma Lỗ. Kāmarūpa hoặc núi.

Cô La. Kutala, vườn rừng thanh tịnh.

2. Nước Ma La Tông. Molava hay Maurva, hoặc cái thành Tín Độ. Sindhu.

3. Nước Mông Mâu Ni, nước Câu Ma La Bát Trá. Kamārapātaka với cái thành Thiên Hậu. Devī ko ā.

4. Cái thành Cô La. Kutala, cái thành A Lý Mẫu, dòng sông Ngu Na Lý với dòng sông Hứ Mạt.

5. Nước Ha Lê. Hari, nước Lam Bà. Lampāka, nước Thiều, cái thành Kim Sắc. Suvar a rūpa hoặc trong Hàm Hải.

Lavana sāgara: Biển Lavana.

6. Nước Ca Lăng Nga. Kali ga, nước Châu Tử, nước Di Khư La Mīkhara, nước Căng Yết Na. Kokaśa.

7, 8. Bản Phạn bị thiếu.

9. Thôn xóm Quảng Đại ở thành Bề La Phộc. Pīlava.

10. Cái thành Thiện Hạnh. Caritra, thành Kiêu Tát La. Kosala, thành Mẫn Đà. Vindhya, thành Câu Ma La Bố Lý. Komārapura.

11. Nơi chốn mà Chúng ưa thích, hoặc bên biển lớn.

12. Vườn rừng đầy hoa quả, ao đàm trong sạch.

Đức Phật bảo Kim Cương Tạng rằng: Nay ta rộng vì lợi ích cho các chúng sinh. Vì người tu Du Già đối với Kim Cương Không Trí Nghi Quỹ, Nhật, Nguyệt, Thời Phần… nay ta sẽ nói.

Chọn Hắc Nguyệt Phần. K a pak a: Mười năm ngày cuối tháng vào ngày tám hoặc ngày mười bốn dựng lập Mạn Noa La. Dùng các phan, phướng, vật báu trang nghiêm, kỹ xảo… ở trong bảy ngày bố thí thức ăn uống ngon, khởi tâm đại bi cung kính cúng dường.

Giả sử người xấu ác đi đến cũng sinh thương xót gấp bội, đừng đối với kẻ ấy sinh tưởng hèn kém khiến cho Ma được dịp thuận tiện mà chẳng thể thành tựu.

Thế nên ở đây thường siêng năng bi niệm. Nhớ lòng từ bi thì hết thảy chỗ đã làm rốt ráo thành tựu. Nên biết như vậy. Ngày đêm dùng Tuệ quyết định chọn lựa không có việc khác, không có ăn chẳng đúng thời, chẳng khởi suy nghĩ nghiêng lệch.

Tà tư. Đối với sự thiện ác của người khác, đừng ưa thích tuyên truyền. Quán sát thân người khác như hộ giúp bạn. Người tu Du Già nên khéo sắp xếp rõ ràng. Trù lượng cho đến thân phần, thức ăn uống chẳng tạp loạn, sinh ra lời nói chân thật. Hết thảy Chân Ngôn, Ấn Khế đều trụ ở nghĩa Cát Tường Hứ Lỗ Ca Śrī heruka Cát Tường Śrī là Trí chẳng hai. Bất Nhị Trí.

Hứ. He là nhân gốc rễ.

Bản nhân của tính trống rỗng Śūnyatā: Không tính.

Lỗ. Ru là lìa nhiễm, trang nghiêm thù thắng.

Ca. Ka là không có chỗ trụ.

Như vậy người tu Du Già, giả sử có hủy giới nhưng chúng sinh ấy cũng thường tín kính. Do có trí cho nên đối với Kim Cương Cát Ba La.

Vajra kapāla: Đầu Lâu Kim Cương ắt được tương ứng.

***