Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh đại Bi Không Trí Kim Cương đại Giáo Vương Nghi Quỹ

PHẬT THUYẾT KINH

ĐẠI BI KHÔNG TRÍ KIM CƯƠNG

ĐẠI GIÁO VƯƠNG NGHI QUỸ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
 

PHẦN CHÍN

THANH TỊNH
 

Đức Phật bảo Kim Cương Tạng:

Nay ta sẽ nói phẩm thanh tịnh

Do nói thanh tịnh đấy

Tất cả không nghi hoặc

Mỗi địa vị Thánh Hiền

Sau sẽ phân biệt nói

Năm uẩn, năm đại chủng

Sáu căn, với sáu xứ

Vô tri phiền não ám

Tự tính đều thanh tịnh

Nói thân mình nhận lãnh

Với người khác đã làm

Nói Diệu Lạc tương ứng

Nhóm cảnh giới, thanh tịnh

Nên Phật khéo léo nói

Tất cả tính thanh tịnh.

Thời Kim Cương Tạng Bồ Tát bạch Phật rằng: Thế Tôn! Vì sao đều thanh tịnh?

Đức Phật nói: Đối với cảnh của nhóm sắc, quán tưởng xa lìa năng thủ.

Grāhaka: Chủ thể hay nhận biết đối tượng, sở thủ.

Grāhya: Đối tượng bị nhận biết.

Ấy là: Con mắt chọn lấy hình sắc, lỗ tai chọn lấy âm thanh, cái mũi chọn lấy mùi ngửi, cái lưỡi chọn lấy vị nếm, thân xác chọn lấy sự tiếp chạm, ý chọn lấy niềm vui tốt đẹp. Diệu lạc. Nên biết nhóm đấy không có thân cận khác. Đấy tức là thanh tịnh.

Nói Kim Cương Minh Phi tức là sắc uẩn thanh tịnh, ngao lý minh phi tức là thọ uẩn thanh tịnh, phộc lý minh phi tức là tưởng uẩn thanh tịnh, Kim Cương Noa Cát Ni Minh Phi tức là hành uẩn thanh tịnh, Vô ngã minh phi tức là thức uẩn thanh tịnh.

Lớp thứ hai bên ngoài, bậc thành tựu thanh tịnh ở bốn phương, phương trên, phương dưới.

Ấy là: Ngao Lý Minh Phi ở phương Đế Thích. Phương Đông tức là Sắc Cảnh thanh tịnh, Tưu Lý Minh Phi ở phương Diệm Ma. Phương Nam tức là Thanh Cảnh. Cảnh của âm thanh thanh tịnh, Vĩ Đa Lê Minh Phi ở phương Thủy Thiên.

Phương Tây tức là hương cảnh thanh tịnh, khát tam ma lý minh phi ở phương Cô Vĩ La. Phương Bắc tức là vị cảnh thanh tịnh, địa hành minh phi ở phương bên dưới tức là xúc cảnh thanh tịnh, không hành minh phi ở phương bên trên tức là pháp cảnh thanh tịnh. Lại hai loại Minh phi địa hành, không hành theo tự tính của luân hồi, Niết Bàn mà sinh ra.

Lớp thứ hai bên ngoài, bậc thành tựu thanh tịnh ở bốn góc.

Ấy là: Thập Cát Tây Minh Phi ở phương Y Xá Na. Phương Đông Bắc tức là đại địa thanh tịnh, thiết phộc lý minh phi ở phương Hỏa Thiên. Phương Đông Nam tức là thủy đại thanh tịnh, tán noa lý minh phi ở phương nãi lý để.

Phương Tây Bắc tức là hỏa đại thanh tịnh, nỗ di ni minh phi ở phương phong thiên. Phương Tây Nam tức là phong đại thanh tịnh. Mười sáu cánh tay. Nhất thập lục tý giả tức là mười sáu không thanh tịnh, bốn cánh tay tức là bốn Ma thanh tịnh, tám mặt tức là tám giải thoát thanh tịnh, ba mắt tức là ba Kim Cương thanh tịnh.

Nói Đấng Kim Cương Không Trí tức là sân thanh tịnh, Phộc Lý Minh Phi tức là tham thanh tịnh, Kim Cương Noa Cát Ni Minh Phi tức là Tật Đố. Ganh ghét thanh tịnh, Ngao Lý Minh Phi tức là lưỡng thiệt. Nói hai lưỡi thanh tịnh, Kim Cương Minh Phi tức là Si thanh tịnh.

Nhóm uẩn như vậy thanh tịnh sinh ra thứ tự. Kẻ kia đối với pháp, vứt bỏ chân thật thì không thể thành tựu, liền bị nhóm uẩn ràng buộc. Nếu đối với si ám của thế gian mà chân thật biết rõ, tức ở sự cột trói đấy mà được giải thoát.

Chính vì thế cho nên chẳng phải là sắc. Phi sắc, chẳng phải là âm thanh. Phi thanh, chẳng phải là mùi ngửi. Phi hương, chẳng phải là vị nếm. Phi vị, chẳng phải là tiếp chạm. Phi xúc, chẳng phải là pháp. Phi Pháp. Vì tâm thanh tịnh cho nên tức là tất cả thanh tịnh.

***