Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh đại Bi Không Trí Kim Cương đại Giáo Vương Nghi Quỹ

PHẬT THUYẾT KINH

ĐẠI BI KHÔNG TRÍ KIM CƯƠNG

ĐẠI GIÁO VƯƠNG NGHI QUỸ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
 

PHẦN MỘT

TỰA CỦA KIM CƯƠNG BỘ
 

Như vậy tôi nghe!

Một thời Đức Bạc Già Phạm.

Bhagava: Thế Tôn trụ tại Nhất Thiết Như Lai Thân Ngữ Tâm Kim Cương Dụ Thí Bà Nghê Số. Sarvatathāgata kāya vāk citta vajra yogibhage o Bí Mật Trung Bí Mật Xuất Sinh Diệu Tam Ma Địa.

Thời Đức Thế Tôn ấy từ Tam Ma Địa. Samādhi đó phát ra lời khen ngợi là: Lành thay! Lành thay Kim Cương Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.

Vajra garbhabodhisatva mahāsatva! Lạ thay Kim Cương Tát Đỏa. Vajra satva, Đại Tát Tỏa. Mahā satva, tam muội Gia Tát Đỏa. Samaya satva đều từ tâm đại bồ đề. Mahā bodhicitta của Đại Bi Không Trí Kim Cương. Mahā kāru a hevajra đã mở bày!

Khi ấy Kim Cương Tạng Bồ Tát nghe lời đó xong, liền bạch Phật rằng: Thế Tôn! Thế nào là Kim Cương Tát Đỏa?

Thế nào là Đại Tát Đỏa?

Thế nào là tam muội Gia Tát Đỏa?

Nguyện xin Đức Thế Tôn vì con giải nói.

Đức Phật bảo Kim Cương Tạng Bồ Tát: Kim Cương. Vajra là chẳng thể phá hoại. Tát đỏa là một tính của ba hữu.

Tribhavasya ikabhā: Tam hữu tự tính. Thắng Tuệ tương ứng, đấy gọi là Kim Cương Tát Đỏa. Vajra satva.

Nói rằng: Ở đại trí thắng vị.

Mahā jñāna rasa: Mùi vị của đại trí sung mãn, đấy gọi là đại tát đỏa. Mahā satva.

Nói rằng: Thường hành tam muội. Nitya samaya, đấy gọi là tam muội gia tát đỏa. Samaya satva.

Thời Kim Cương Tạng Bồ Tát lại bạch Phật rằng: Thế Tôn! Không trí Kim Cương. Hevajra đối với tên gọi như thế thì nhiếp thọ.

Sa graha như thế nào?

Thế nào gọi là Không Trí.

He?

Nhóm nào gọi là Kim Cương.

Vajra?

Đức Phật bảo Kim Cương Tạng Bồ Tát: Nói không trí tức là đại bi không trí. Thể của Kim Cương tức là thắng tuệ.

Dùng phương tiện của thắng tuệ thành tựu nghi quỹ, đối với sự thấy nghe có đại lực, hay hoàn thành mọi loại là: Giáng phục, cấm chận, hoặc đẩy lùi quân khác với du nghĩ ni Yoginī.

Như Lý chính đúng ấy sinh trụ nhân duyên, dùng thức trí thành công như điều ấy hiện ra Chư Phật, Thánh Hiền. Đấy là không trí mới bắt đầu sinh ra hành tướng. Lại nữa đối với tính đại bi, như vậy giải thoát, tức ở sự cột buộc của tính trói buộc hay hiểu thấu khắp, thảy đều giải thoát.

Tại sao thế?

Vì tính của thắng tuệ. Thắng tuệ tính ấy với tính của chỗ biết. Sở tri tính ắt chẳng phải là tính, cho nên tính của không trí cũng chẳng phải là tính, dùng trí vốn đang như thế. Bản nhiên trí dứt các lưới nghi ngờ, soi hiểu các pháp xưa nay. Bản nhiên chẳng khởi.

Thời Kim Cương Tạng Bồ Tát lại bạch Phật rằng: Thế Tôn! Không trí như vậy làm sao mà có tướng của huyết mạch.

De ha?

Đức Phật bảo Kim Cương Tạng Bồ Tát: Tướng của huyết mạch ấy có ba mươi loại, đấy gọi là tâm của ba mươi Bồ Đề.

Lại Lậu Pháp Āsrava dharma: Pháp chảy rỉ, tức phiền não này ở chốn đại lạc tổng cộng có ba loại là: La La Noa. Lalanā, Lạt Sa Ma. Rasanā, A Phộc Để. Avadh ti.

La La Noa. Lalanā tức là tự tính của thắng tuệ.

Lạt Sa Noa. Rasanā là phương tiện khéo léo.

A Phộc Để. Avadh ti là trung thuyết. Thuyết ở giữa lìa năng thủ. Grāhaka, Sở Thủ. Grāhya.

Lại ba loại này tức là trụ giữ mặt trăng trí thanh tịnh chẳng động.

Bất động thanh tịnh trí nguyệt ba mươi loại Huyết Mạch ấy là:

1. Chẳng thể phá hoại. Abhedyā.

2. Tướng của hình sắc vi diệu. Sūk ma rūpa.

3. Trời. Devya.

4. Bờ mé bên trái Ātamātra.

5. Ngắn. Vāmana.

6. Cô Ma Nhạ. K majā.

7. Tính. Bhavakī.

8. Thí Ca. Sekā.

9. Lỗi lầm. Do ā.

10. A Vĩ Trá. Avi ha.

11. Bản Mẫu. Mātarā.

12. Thiết Lý Phộc Lê. Savarī.

13. Trong mát. Thanh lương.

14. Lửa rực rỡ Ū mā: Diệm sí.

15. La La Noa. Lalanā.

16. Lạt Sa Noa. Rasanā.

17. A Phộc Để. Avadh ti.

18. Lượng. Pramānikā.

19. Màu xanh?

Màu đen: K a var a.

20. Bình đẳng. Samānya.

21. Nhân. Hetu.

22. Tương ứng. Viyoga.

23. Mừng vui. Preman: Hỷ.

24. Thành tựu. Siddha.

25. Ấm áp. Pāvakī: Noãn.

26. Tô Mạt Tha. Sumanā.

27. Chuyển. V tta.

28. Ham muốn. Kāminī geha: Dục.

29. Phẫn nộ. Ca ikā.

30. Ca Đa Diễn Ni. Māradārikā.

31. Đồng Tử. Kumāra.

32. Bố thí chân thật. Dāyikā: Thí Thiết.

Đấy gọi là tướng của ba mươi Huyết Mạch. Deha.

Lại nữa, Kim Cương Bồ Tát bạch Phật rằng: Thế Tôn! Điều này do nhân duyên nào mà có tướng như vậy?

Đức Phật bảo Kim Cương Tạng Bồ Tát: Ấy là muốn thành thục ba hữu ba cõi, xa lìa tất cả năng thủ sở thủ, dùng các phương tiện phân biệt tính, tướng.

Vì người trì giới phân biệt giải nói trí tuệ, phương tiện, ba thân, ba nghiệp của Chư Phật Hiền Thánh với Y. E tông. Vam ma. Ma dã Yā.

Nói Y. E là Phật Nhãn Mẫu Bồ Tát. Locanā devī.

Tông. Vam là Ma Ma Chỉ Bồ Tát. Māmakī.

Ma. Ma là bạch Y Bồ Tát. Pa arā devī.

Dã Yā là Đa La Bồ Tát. Tāranī.

Lại nữa, Pháp Thân Luân. Dharma kāya cakra có đủ tướng tám cây căm. Báo Thân Luân. Sa bhoga kāya cakra có đủ mười sáu cây căm. Hóa Thân Luân. Nirmā akāya cakra có đủ tướng hoa sen sáu mươi bốn cánh. Đại Dược Luân. Mahā bhai ajya cakra có đủ ba mươi hai cây căm. Người nhìn thấy luân.

Cakra: Bánh xe này như vậy thứ tự có bốn sát na. Nói là trang nghiêm quả báo, tác quán lìa tướng Y theo bốn Thánh Đế.

Catvāri ārya satya là: Khổ. Du kha, Tập. Samudāya, Diệt. Nirodha, Đạo. Mārga.

Y theo bốn chân thật là: Thân chân thật, trí chân thật, trì minh chân thật, Thánh Hiền chân thật.

Có bốn hoan hỷ là: Hỷ thắng, hỷ ly, hỷ câu sinh, hỷ đẳng.

Y theo bốn loại Luật là: Thượng Tọa Bộ. Sthavira, Đại Chúng Bộ. Mahāsa ghika, Chính Lượng Bộ. Sammatīya, hay Sammitīya, Nhất Thiết Hữu Bộ.

Sarvāstivada Ngày, tháng, thời, phần, ngày, đêm tăng giảm là: Ở tám thời có mười sáu phần, ba mươi điểm, sáu mươi bốn khắc.

Như vậy tất cả bốn loại Tán Noa Lê Minh Phi. Ca arī vidya rājñī tối sơ, từ vành rốn. Tề luân ấy phát ra lửa đại trí thiêu đốt vứt bỏ năm uẩn. Pañca skandha. Dùng Phật Nhãn Mẫu.

Locanā devī thiêu tàn các Lậu Āsrava: Sự chảy rỉ trừ nhân duyên hư vọng.

***