Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh đại Bi Không Trí Kim Cương đại Giáo Vương Nghi Quỹ

PHẬT THUYẾT KINH

ĐẠI BI KHÔNG TRÍ KIM CƯƠNG

ĐẠI GIÁO VƯƠNG NGHI QUỸ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
 

PHẦN MƯỜI BA

NÓI PHƯƠNG TIỆN
 

Lại nữa, tuyên nói tất cả Kim Cương Nghi Quỹ Du Nghĩ Ni Phương Tiện Quán Đỉnh Giới. Ấy là nhóm phân biệt sát na ẩm thực hỷ.

Chư Phật Như Lai an trụ chữ Tông: Va chính đẳng một tướng được quán đỉnh thành tựu.

Lại nữa, Kim Cương Tát Đoả bạch Phật rằng: Thế Tôn! Chữ Tông như vậy vì sao nói là noa cát ni giới?

Nguyện xin Như Lai là bậc thầy Điều Ngự vì con nói như thứ tự ấy.

Đức Phật nói: Trong đấy chữ Tông: Va là thể tính duy nhất tối thượng trang nghiêm, là A Lại Gia Ālaya, kho tàng báu của Chư Phật. Ở nhóm sơ hỷ phân biệt sát na trụ trí diệu lạc là trang nghiêm, quả báo, tác quán, ly tướng.

Người tu Du Già đối với sát na chính hạnh nên biết như vậy.

Trang nghiêm: Tức trong sơ hỷ phương tiện vì người mọi loại lý sự.

Quả báo: Tức thắng hỷ biết sự tiếp chạm của diệu lạc.

Tác quán: Tức ly hỷ, chỗ thọ dụng của cái ta, vì người nói tìm kiếm.

Ly tướng: Tức câu sinh hỷ xa lìa ba loại tham, không có tham với trung gian ấy.

Lại nữa Quán Đỉnh A Xà Lê dùng bốn loại bí mật quán tưởng thứ tự, phát tâm thanh tịnh, vui vẻ nhìn ngó, biết đủ phước tuệ, diệt trừ phiền não. Đối với các chúng sinh có nhân duyên thuần thục, vì họ nói bốn loại táo dục quán đỉnh. Dùng hai tay cầm chuông, chày Kim Cương.

Người quán đỉnh ấy: Mặt mắt vui vẻ, sắc tướng trang nghiêm, dùng ngón cái ngón vô danh thiết bày mọi loại cúng dường xong, vì họ nói nhiếp thọ Đại Ấn. Biết đệ tự ấy là đại chủng tộc, xa lìa giận dữ. Sân khuể với gom chứa ngã mạn.

Điều Ngự dạy bảo cầm chày Kim Cương, tuỳ theo Bản Tôn ấy nói quán đỉnh, tác dụng, Khế Ấn tương ứng. Nhìn thấy Sư Tôn của mình, cung kính cúng dường như Phật Thế Tôn đủ đại tịch tĩnh. Đối với Kim Cương Du Già Xuất Sinh Thành Tựu Ấn Pháp này chẳng nên phân biệt. Lại nên như ta dùng uy lực lớn ở bùn sinh tử nhổ bứt sự chìm đắm làm đại quy cứu.

Bấy giờ đệ tử cầm chày Kim Cương, đem hết thức ăn rộng lớn ngon ngọt ở đời, hương đốt, hương xoa bôi, phướng, phan, chuông báu với vòng hoa màu nhiệm… là nhóm cúng dường. Đối với mọi loại thắng hỷ diệu lạc, sát na xa lìa cho đến bờ mé tối hậu của bồ đề, cầm chày Kim Cương lợi các hàm thức.

Lại vì đệ tử nói trí đại bi an trụ tất cả. Thân, chẳng phải thân. Phi Thân đấy không có hai tướng. Quán nhóm thực vật, động vật đều là tướng huyễn hoá. Luân đàn phương tiện rốt ráo không có nghi ngờ. Các người đồng học như quyến thuộc của mình.

Thời Kim Cương Tạng bạch Phật rằng: Thế Tôn! Thế nào gọi là Chư Phật Thân Tối Thượng Luân Đàn?

Như thứ tự ấy, vì con trừ nghi ngờ.

Đức Phật nói: Mạn Noa La ấy là tâm bồ đề bền chắc làm Đại Thí Hội, như cảnh giới thanh tịnh của Hư Không Luân. Nên biết đấy gọi là nghĩa của Kim Cương Du Già Liên Hoa Bộ.

Thời Kim Cương Tạng lại bạch Phật rằng: Thế Tôn! Trì giữ nhóm giới nào?

Trụ tam muội nào?

Đức Phật nói:

Một là chẳng nên giết hại chúng sinh, nên cùng một tâm như bảo vệ cái có của chính mình.

Hai là không có lấy thứ chẳng cho, thứ mà người khác thường ưa thích.

Ba là không có ham muốn hạnh tà, biết bản tính trống rỗng.

Bốn là không có nói lời hư vọng, thế xuất thế gian phát nguyện tối thượng.

Thời các Bậc Du Già ở trước Đức Phật Thế Tôn, nói lời như vậy:

Sao gọi là căn, cảnh?

Mười hai xứ thế nào?

Nhóm nào tên uẩn, giới?

Sao lại là tự tính?

Phật nói: Căn. Indriya có sáu

Là căn: Mắt, tai, mũi

Với nhóm thân, lưỡi, ý

Căn trong ngoài. Nội ngoại căn theo si

Dùng Kim Cương giải thoát

Lại Cảnh. Vi aya có sáu trần

Là sắc, thanh, hương, vị

Cùng với cảnh giới xúc

Kèm tự tính pháp giới

Đấy gọi là sáu cảnh

Tức hai căn, cảnh trước

Dịch là mười hai xứ

Năm uẩn là nhóm sắc.

Sắc, thọ, tưởng, hành, thức

Với tính hạnh đại bi

Như vậy căn, cảnh, thức

Gọi là mười tám giới

Thế nên bậc Du Già

Nơi đây hay hiểu thấu

Tự tính ấy chẳng sinh

Chân thật không quên mất

Tất cả hiểu biết hết

Giống như trăng trong nước

Lại như tay miết tên. Mũi tên

Làm sao sinh tướng lửa

Lửa chẳng từ tên ra

Cũng chẳng từ tay người

Các tướng so lường hết

Cùng thời không chỗ được

Lại lửa đã sinh này

Chẳng giả cũng chẳng thật

Thế nên trong các pháp

Nên tác ý như vậy.

***