Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh đại Bi Không Trí Kim Cương đại Giáo Vương Nghi Quỹ

PHẬT THUYẾT KINH

ĐẠI BI KHÔNG TRÍ KIM CƯƠNG

ĐẠI GIÁO VƯƠNG NGHI QUỸ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
 

PHẦN MƯỜI NĂM

GOM TẬP TẤT CẢ NGHI QUỸ BỘ
 

Bấy giờ Kim Cương Tạng là bậc thượng thủ cùng với tất cả Kim Cương Noa Cát Ni, tâm sinh nghi ngờ, rất ư ưu não rồi bạch Phật rằng: Thế Tôn! Trong Phẩm Tiền Hành nói Kim Cương Ca Vũ Thành Tựu.

Thế nào là Kim Cương Ca Vũ?

Thế nào là bản tôn quán đỉnh?

Đối với nhóm ấn nào, nói tác dụng của nhóm sân?

Lại Phẩm Chân Ngôn nói chủng tử của vô ngã minh phi như thế nào?

Chủng tử từ đâu mà sinh ra?

Phẩm Kim Cương Bộ nói tướng của ba mươi huyết mạch, bàn về sự thanh tịnh của điều ấy.

Nguyện xin Đức Thế Tôn vì con trừ bỏ sự nghi ngờ Đức Phật nói: Kim Cương Ca Vũ, ấy là:

Cô la dĩ lý chi a, mạo la mông mẫu nê lý ca, cô la khư, cát tất trá, hộc, mạt nhạ y, cát lỗ ni cát a y, lộ la, đát hứ, tả la, khát nhạ y, nga trì, ma dã noa tất nhạ a y, hát lệ, ca lăng nhạ la, bát nê a y, nột nỗ lỗ, mạt nhĩ a y, tạt ô tam ma, cát sô lý, tất la ca, cát bốc lỗ la y a y, ma la, y ấn đà noa, sa lệ, đát hứ, bà lỗ, ha nhất a y, tất lăng khát noa, khế trá, cát lăng đế, thú đà thú đà, nô nhạ nê a y, nê lam thú áng huỷ, tả noa vĩ, a y đam hứ, nhĩ, tát la phộc, a vĩ bát nê a y, vị lệ dã nhĩ ông nỗ lỗ mạt trá y ninh nê vị, đa hinh, mạt nhạ a y lý.

Kim cương vũ. Vajra n tye đối với tướng của hứ lỗ ca. Heruka đừng nên quên niệm, tâm sinh yêu thích, liên tục quán tưởng.

Lại Kim cương minh phi. Vajra yoginī với nhóm Du Nghĩ Ni Yoginī như các Phật Mẫu. Kim cương ca vũ ấy mà thường chân thật, hộ trì thân của mình với quyến thuộc khác. Đây là nơi mà các thế gian đã trì tụng, hay sinh tin yêu. Thế nên đối với điều này rất sinh tôn trọng, như tướng nguyệt ái đừng có nghi ngờ.

Thời Kim Cương Tạng bạch Phật rằng: Thế Tôn! Tự tính của câu sinh hỷ đấy, đâu là chỗ vứt bỏ mà hay sinh tất cả tương ứng?

Ví như hư không không có cùng tận.

Đức Phật nói: Như vậy! Như vậy! Như ông đã nói.

Kim Cương Tạng nói: Thế nào là tâm bồ đề sinh ra phương tiện?

Đức Phật bảo: Nói Luân Đàn này, dùng uy lực của chữ gia trì thứ tự thì gọi là tâm bồ đề sinh ra phương tiện. Thế, phi thế tục có hai loại tướng như hoa Câu Na ở dưới ánh trăng màu trắng, Diệu Lạc của thế gian cũng lại như vậy.

Nói: Phật Bồ Tát như vậy nhậm trì, tin hiểu luân hồi. Samsāra không có trở lại Niết Bàn. Nirvā a. Đã nói nhóm hình sắc.

Rūpa: sắc, âm thanh Śabda: thanh là luân hồi. Nhóm cảm giác.

Vadanā: thọ là luân hồi, nhóm căn. Indriya là luân hồi, nhóm sân. Dve a là luân hồi. Tức dùng pháp đấy mà gọi tên Niết Bàn.

Nói: Không có si. Vô si là Niết Bàn, không có mê loạn là Niết Bàn, thanh tịnh là Niết Bàn. Nếu chẳng phải là tâm bồ đề của thế tục, dùng Đồng Tử có đủ tướng là Thượng Chủng Tộc. Dòng tộc bậc trên, tính hạnh điều nhu, thù diệu, trang nghiêm.

Dùng hương Tất La Ha hoà hợp với long não cùng với thức ăn uống ngon ngọt, tuỳ phần cúng dường, đối với thân của ta người thành tựu nghĩa lợi.

Lại Kim Cương Liên Hoa. Vajra padma mà làm tương ứng, sinh ra thứ tự thì chẳng nên xa lìa. Dùng vật khí hoa sen hoặc vỏ ốc màu trắng để làm Cam Lộ.

Như vậy chính lý có đại lực năng, tức là vô ngã minh phi.

Dùng Đại Ấn Mạn Noa La trụ trong lỗ rốn, từ tự tính của âm chữ A: Ā với chữ Đề: Di ấy nói Thắng Tuệ đấy sinh ra thứ tự tương ứng. Chẳng phải là dài, ngắn, vuông, tròn… mà câu sinh hỷ như vậy sinh ra thọ dụng Diệu Lạc cùng với Đại Ấn mà được thành tựu. tự tính của hình sắc.

Rūpa: sắc, âm thanh Śabda: Thanh, mùi ngửi.

Gandha: Hương, vị nếm.

Rasa: Vị, cảm xúc.

Spra avya: Xúc, pháp giới.

Dharma: Pháp, trí tuệ. Prajña, phương tiện. Upāya với đại diệu lạc tức luân đàn ấy.

Tự tính của năm trí là đại viên kính trí. Adarśa j āna, bình đẳng tính trí. Samatā Jñāna, diệu quán sát trí. Pratyavek ana Jñāna, thành sở tác trí. K tya mu hāna Jñāna, thanh tịnh pháp giới.

Dharma dhātu parak ti Jñāna: Pháp giới thể tính trí. Bản tính pháp giới của vô ngã minh phi này như ta là hàng Mạn Noa La Vương. Ma ala rāja không có khác.

Lại nữa Kim Cương Tạng nói: Nơi Luân Đàn, quán tưởng đạo. Như điều ấy sinh ra Chư Phật, Hiền Thánh. Nguyện xin Đức Thế Tôn trước tiên vì chúng con nói giới tướng đấy.

Đức Phật nói: Trước tiên ở trong thân trụ A Tự Môn, Kim Cương Liên Hoa Đại Ấn, Phương Tiện Học Xứ. Giới bên trong bên ngoài. Nội ngoại giới này, nay ta mở bày.

Dùng lý thú, Tam Ma Bát Để bí mật của chữ A khiến cho phiền não cột buộc bên ngoài chẳng hiện khởi, biết rõ ba thân luân: Pháp, báo, hoá với nghĩa của đại lạc. Mahā sukha. Như vậy trũ tâm ý, cổ họng, đỉnh đầu sinh ra vô lượng Chư Phật, Hiền Thánh.

Hoá thân luân. Nirmā a kāya cakra ấy y theo luật của Thượng Toạ Bộ xuất ra biến hoá thân. Nirmā a kāya.

Pháp thân luân. Dharma kāya cakra y theo Luật của Nhất Thiết Hữu Bộ. Sarvāstivādā tuyên nói pháp.

Báo thân luân. Sa bhoga kāya cakra y theo luật của chính lượng bộ. Sammitiyā là chỗ thọ dụng mùi vị của tất cả thức ăn uống.

Đại lạc luân. Mahā sukha cakra y theo luật của Đại Chúng Bộ. Mahāsa ghikā trụ diệu lạc.

Đức Thế Tôn phân biệt bốn loại quả bất động. Dùng nghiệp thắng tuệ mà làm giáo giới. Pháp luân. Dharma cakra ấy như thọ dụng. Sa bhoga đấy, nói không có chỗ lay động mà được quả lớn. Đại quả, nơi diệu lạc luân có đủ đại lực hay có sĩ phu dùng tương ứng sinh ra quả báo thanh tịnh. Nghĩa loại của nhóm đấy nói tên gọi Thánh Thai là nơi Du Chỉ Yogī.

Nếu tâm người lìa nhóm tham, giả sử ở trong bào thai cũng như mặc quần áo pháp. Quán mẹ sinh ra tức là các Phật mẫu.

Buddha mātā: Yêu thương, lo lắng, dạy dỗ, nuôi nấng.

Khom lưng cung kính như bậc thầy gần gũi dạy bảo.

Upādhyāya: Thân giáo.

Do Ta xưa kia thuận sinh thế gian, từ A Tự Luân sinh ra chữ khiếm: Kha, đỉnh đầu tròn trịa, da dẻ thanh khiết như tướng Bật Sô.

Bhik u: Tỳ Kheo. Lại chúng sinh mười tháng mới sinh trên đất, vào lúc ấy thời ta đã mãn địa vị đại tự tại của hạnh Thập Địa. Cho nên A Tự Môn gom chứa chúng sinh như Phật không có nghi ngờ.

Bấy giờ nhóm vô ngã minh phi nghe Đức Phật nói xong thời tâm sinh nghi ngờ, rất ư sợ hãi, choáng váng té xuống mặt đất.

Lúc đó hội nhìn thấy xong, bảo nhóm Kim Cương Minh Phi rằng: Đất, nước, lửa, gió, hư không đấy. Năm đại chủng này chỉ có Phật mới hiểu biết được.

Thời vô ngã minh phi như được nghe trong mộng, từ mặt đất đứng dậy, bạch rằng: Thế Tôn! Như vậy chúng sinh vì sao mà bị các cấu nhiễm che lấp?

Hay trừ bỏ nhóm ấy thì gọi là bậc Chính Giác. Samyak sa buddha.

Thế Tôn! Chân thật như vậy không có hư vọng.

Đức Phật nói: Như người không có trí uống thuốc Huỷ La Noa thì mệt mỏi sinh ra trạng thái say mờ. Nếu lìa si ái, đấy tức là giải thoát.

Nếu người đối với Kim Cương Không Trí tin tưởng, ưa thích, nghe nhiều, hiểu thấu phương tiện xuất ly, chặt đứt sự cột trói của vô minh, chẳng sinh chấp thủ. Đối với Trời, Người, A Tu La, địa ngục, quỷ đói, súc sinh… khởi đại giác ngộ không có tướng chúng sinh sẽ thành Chính Giác. Samyak sa bodhi.

Lại các loài trùng ở trong phân dơ bẩn thường ưa thích thể của mình mà còn chẳng biết sự ưa thích của hàng Trời, Người. Tính giác này tuỳ theo chỗ hiện của tâm, chẳng phải là Thế Giới khác mà được thành Chính Giác.

Giả sử Chiên Đà La gây tạo các nghiệp giết chóc, người đấy là kẻ ngu không có trí, chấp dính… chẳng biết hành vi đó rất ngu si tăm tối, ở trong sáu nẻo hưng khởi hành vi chọn lấy hữu chi. Một trong mười hai chi là nhân chiêu vời nghiệp quả thiện ác làm chỗ lưu chuyển.

Nếu Kim Cương Không Trí được phương tiện đấy trừ bỏ sự gom chứa của ngã mạn, thanh tịnh cảnh giới được đạo vô thượng, nơi thắng hạnh này thành tựu không có nghi ngờ.

Nói Bốc Cát Tây Minh Phi. Puka ī yoginī, đấy tức là địa giới, thể bền cứng ấy tức là nghĩa ngu si.

Đức Phật nói: Thân y theo tâm sinh ra, nếu ở chỗ khác quyết định chẳng thể được. Thế nên là Tỳ Lô Giá Na Như Lai Bộ.

Nói Thiết Phộc Lý Minh Phi Śavarī yoginī, đấy tức là thuỷ giới, tính thấp ướt ấy là lý thú của Bản Tôn.

Đức Phật nói: Thân y theo tâm sinh ra, nếu ở chỗ khác chẳng dấy lên ứng hiện. Bởi thế là A Súc Như Lai Bộ.

Nói Tán Noa Lý Minh Phi. Ca alī yoginī, đấy tức là hoả giới, tức lý thú của tham.

Đức Phật nói: Lửa tham ái dùng màu đỏ làm tướng của mình, do tham dấy lên lời nói hai lưỡi. Bởi thế là Bảo Sinh Như Lai Bộ.

Nói Nỗ Di Ni Minh Phi omvinī yoginī, đấy tức là phong giới, là lý thú của Bản Tôn.

Đức Phật nói: Do tham cho nên dấy lên sự ganh ghét. Bởi thế là Bất Không Thành Tựu Như Lai Bộ.

Như vậy yêu lý minh phi. Gaurī yoginī, tưu lý minh phi. Caurī yoginī, vĩ đa lý minh phi. Vetalī yoginī, khát tam ma lý minh phi. Ghasmarī yoginī, cũng nói như trên, nơi Kim Cương Không Trí như vậy trụ trì Tam Ma Bát Để. Samāpatti.

Lại nữa vô ngã Bồ Tát ở tướng bình đẳng, vì lợi cho chúng sinh nên thỉnh hỏi câu Chân Ngôn Mạt Lân Đại Cúng Dường.

Thời Kim Cương Tát Đoả đối với các chúng sinh, khiến hộ giũ mạng của người khác. Vì loài gây chướng, tất cả Tần Na Dạ Ca.

Vināyaka nói Mạt Lân Đại Cúng Dường Minh là:

Án, ấn nại, dã ma, nhạ la, nhạ sát, phổ phộc, phộc hát ni, phộc dụ, la sát, tán nại, tô nhạ, ma nại, phộc bát, đa la bát đa lê, át trá tát bát, y nam mạt lân, bồng nhạ, nhưng già, bổ sáp ba, độ ba, mãng sa, vĩ cận nam, áng hát, ca nhạ, tát phộc sa đạt, khản để, khô ni, thí nhiếp huỷ nại. Án, át ca lỗ mưu kháng, tát lý phộc đạt lý ma noa ma ninh dã na dữu đát bán na, đát phộc đa. Án a hồng, phát trá, tát phộc hạ.

Mạt Lân Đại Cúng Dường Minh như vậy. Người khéo hiểu Du Già cúng dường tất cả hàng Bộ Đa. Bhūta được đại cát tường.

Nếu cầu tín ái thì Chư Thiên hộ thế sinh đại hoan hỷ.

Nếu làm giáng phục thì mau phá oán địch.

Nếu làm Câu Triệu thì hay sai khiến các Ma. Māra.

Nếu làm tức tai, tăng ích thì được đại phú lạc liên tục chẳng gián đoạn.

Lại nữa Kim Cương Tạng nói: Trước kia, Đức Như Lai nói minh phi địa hành. Bhūcarī yogi ī, không hành. Khacarī yogi ī.

Nay con chẳng biết đang là Bộ Chủ nào?

Đức Phật nói: Vì trong ba mật luân thân miệng ý dùng trú xứ của ta với vô ngã Bồ Tát trụ bậc trên, bậc giữa, bậc dưới. Trong đây mở bày bộ có ba loại, năm loại hoặc mở sáu loại. Tức năm Như Lai đối trị với tham, sân, ngu si, nói hai lưỡi, ganh ghét. Lại nơi năm loại tuỳ theo thứ tự ấy, quán tưởng sinh ra diệu lạc thanh tịnh của Kim Cương Tát Đoả.

Lại ba loại tức là Như Lai Bộ, Liên Hoa Bộ, Kim Cương Bộ dùng đối trị nhóm tham, sân, si kia.

Lại nữa, một Bộ là A Súc Như Lai Kim Cương Uy Đức hiện tướng phẫn nộ đối trị với pháp giận dữ. Sân pháp.

***