Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh đại Bi Không Trí Kim Cương đại Giáo Vương Nghi Quỹ

PHẬT THUYẾT KINH

ĐẠI BI KHÔNG TRÍ KIM CƯƠNG

ĐẠI GIÁO VƯƠNG NGHI QUỸ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
 

PHẦN SÁU

HÀNH
 

Bấy giờ Đức Phật bảo Kim Cương Tạng Bồ Tát rằng: Nay ta lại nói hạnh đáo bỉ ngạn tối thượng. Đối với Tiên Hành. Pháp thực hành đầu tiên này đã hoàn thành rốt ráo, do đấy thành tựu Kim Cương Không Trí.

Người tu quán ấy nên tu hành như vậy: Trên đỉnh đầu tưởng có bánh xe báu, tai đeo vòng khoen báu, tay đeo xuyến báu, eo đeo đai báu, chân cột buộc chuông báu với vòng đeo cánh tay màu nhiệm, cổ trang nghiêm bằng vòng hoa báu, áo xiêm bằng da cọp, năm Cam Lộ.

Lại người tu quán đối với không trí làm tương ứng. Năm sắc tướng này bình đẳng hòa hợp cũng không có phân biệt, dùng vô lượng tướng tức là một sắc tướng, thế nên phân biệt rốt ráo chẳng thể được.

Ở dưới một cái cây, hoặc ở gò mả, cho đến ban đêm ở trong căn nhà trống vắng…thanh tịnh an trụ rồi tác quán tưởng, đối với trí tuệ của Phật, tùy có ngộ nhập. Thắng hạnh như vậy mới có thể làm nói

Lại nếu ưa thích cầu thành tựu hạnh. Caryā như vậy, nên dùng trang nghiêm rộng lớn, đến gặp A Xà Lê Ācārye rất bi mẫn, cầu pháp quán đỉnh. Abhi eka, đối với hạnh như vậy tùy theo ấy nhiếp thọ. A Xà Lê ấy làm việc khai ngộ, nơi Kim Cương Bộ.

Vajra kulāya quán tưởng Bản Tôn để làm Bộ Chủ. Giả sử lại ở trong Biệt Bộ. Bộ riêng biệt sinh ra Bồ Đề Chủng Trí cũng khiến an trụ Hữu Vi. Sa sk ta, tùy theo ấy nhiếp thọ. Ấy là nhóm sự nghiệp.

Karma: Ca. Gīta, múa. N tye của Kim Cương. Vajra khiến sinh vui vẻ. Khiến sinh vui vẻ xong, nơi Kim Cương Hy Hý. Vajra lāsye, nhân đấy giải thoát. Do nhảy múa. Vũ cho nên dẫn Kim Cương Bộ mà hay tùy chứng Tam Ma Hứ Đa.

Samāhita: Đẳng Dẫn.

Luân. Cakra: Bánh xe biểu thị cho A Súc Như Lai. Ak obhya tathāgata.

Hoàn. Cái vòng là Vô Lượng Thọ Như Lai. Amitāyus tathāgata.

Vòng hoa trên cổ là Bảo Sinh Như Lai. Ratna sa bhava tathāgata.

Xuyến báu đeo tay là Đại Tỳ Lô Giá Na Như Lai. Mahā vairocana tathāgata.

Đai báu ở eo lưng là Bất Không Thành Tựu Như Lai. Amogha siddhitathāgata.

Nơi sắc tướng ấy mà sinh niệm trụ.

Cây gậy Kim Cương Khát Xuân Nga. Vajra kha va ga biểu thị cho tướng.

Thắng Tuệ.

Cái trống Khuê Lâu?

Cái trống Damaru tức là phương tiện khéo.

Du Già hạnh là nghiệp giận dữ thanh tịnh.

Trụ Kim Cương Ca Vịnh là Chân Ngôn thanh tịnh.

Lại nữa, chẳng nên vì cầu lợi dưỡng mà làm sự nghiệp của Kim Cương Ca Vịnh, thế nên bậc Du Già nên hành như vậy. Tức ăn uống, thuốc men tùy theo sự ưa thích thi hành mà thường chân thật hộ trì, chẳng bị sự già chết gây bức não.

Lại bậc Du Già Yogī làm mão tóc búi, dùng nghi quỹ của chữ Hồng. Hū trì năm Phật Cát Bát La.

Buddha kapāla: Đầu lâu biểu thị cho Đức Phật. Hoặc khoảng năm ngón tay, làm vật khí Cát Ba La.

Kapāla: Đầu lâu xong, dùng hai dây đai báu cột buộc trong mão tóc, tức là tự tính phương tiện của Thắng Tuệ.

Lại bậc Du Già dùng tro xoa bôi sợi dây tóc làm cái áo quấn quanh nách, dùng tiếng trống Khuê Lâu. Damaru để làm niệm tụng, quán tưởng cây gậy Kim Cương Khát Xuân Nga. Vajra kha va ga để làm Thắng Tuệ, nơi Kim Cương Cát Ba La.

Vajra kapāla: Đầu Lâu Kim Cương quán tưởng niệm tụng, biết tham sân si rất đáng sợ, đối với việc hý luận thảy đều xa lìa.

Giả sử lại ngủ mê thì mau chóng nên siêng năng thúc dục, đối với hạnh đã hành đừng ôm nghi hoặc, buông xả thân đấy để tu quán bình đẳng. Đối với phước. Pu ya, chẳng phải phước. A pu ya phi phước như thật tìm thật kỹ, thế nên chẳng phải cho. Phi thí cũng chẳng phải nhận. Phi Thọ.

Lại các thức ăn uống, như chỗ đã được ấy mà tự thọ dùng. Đối với ngon, chẳng ngon không có chấp thủ bền chặt, cũng không có phân biệt là thức này nên ăn, thức kia chẳng ăn. Như vậy theo dõi xem xét kỹ lưỡng.

Lại ở chỗ của A Xà Lê đồng hạnh chẳng khởi phân biệt là nơi có thể đến, nơi chẳng thể đến. Vì đệ tử hữu học nói chính trí khiến cho được thành tựu. Đối với Sư Tôn của mình thường hành lễ kính, không khiến cho nhân đấy lui mất thành tựu, rơi vào ngục Vô gián với việc xấu hổ cũng lại như vậy.

Hết thảy tự tính đều là hạnh tương ứng của đại bi. Việc của nhóm Hộ Ma đừng thực hành sằng bậy. Chân Ngôn, Tĩnh Lự.

Dhyāna: Thiền định thường tu các môn tam muội xuất ly mà cầu giải thoát. Đối với hạnh đã làm ắt khéo tương ứng mà được hiện tiền, quyết định đồng với Thắng Thiên Thước Ca La Chủ ấy như Vua sư tử ở mỗi mỗi nơi chốn ấy chẳng sinh sợ hãi.

Giả sử đối với thức ăn mà sinh yêu thích thì người tu Du Già chẳng nên mê loạn mà thường phát tâm bi mẫn, nhân đấy lợi lạc cho các chúng sinh.

***