Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh đại Bi Không Trí Kim Cương đại Giáo Vương Nghi Quỹ

PHẬT THUYẾT KINH

ĐẠI BI KHÔNG TRÍ KIM CƯƠNG

ĐẠI GIÁO VƯƠNG NGHI QUỸ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
 

PHẦN TÁM

ĐẠI TƯƠNG ỨNG LUÂN
 

Tiếp đến Tương Ứng Luân Yoginī cakra.

Nay ta sẽ rộng nói

Đầu tiên trong không giới.

Hư không làm quán tưởng như vậy:

Thứ tự trong Luân Đàn

Sinh ra các chúng Thánh

Ở góc chung quanh luân

Quán tưởng đại phong luân

Thủy luân như thứ tự

Hỏa đại cũng như thế

Sinh ra chánh pháp luân

Trong mát, không bệnh não

Tám cánh, đủ đài nhụy

Như tướng Tam Giác Đàn

Rỗng lặng trong một Tâm

Bày vị trí Hiền Thánh

Như vành trăng trong sạch

Trong đấy an chủng trí

Sau dùng mặt trời che

Gom hai loại đại lạc. Mahā sukha

Dùng hai loại tương ứng

Ngau lý. Gaurī khéo xưng tán

Nguyệt. Mặt trăng đại viên trí chiếu ādarśa jñāna: Đại viên cảnh trí.

Với bình đẳng tính.

Samatā jñāna: Bình đẳng tính trí khác.

Hoặc tiêu xí Bản Tôn

Với chủng tử, pháp vị. Vị trí của pháp.

Nói danh diệu quán sát.

Pratyavek a ā jñāna: Diệu quán sát trí.

Chỉ trong các tác dụng

Tên thành sở tác trí. K tyānu hāna jñāna

Với thanh tịnh pháp tính. Dharma dhātu svabhāva jñāna

Thứ tự năm trí. Pañca jñānāni ấy

Quán tưởng, như vậy nói

Lại người tu Du Già

Nơi Nhật, Nguyệt, Thời Phần

Với Kim Cương Tát Đỏa. Vajra satva

Cột niệm đều bình đẳng

Văn tự sinh ra thân

Trụ nghĩa Hồng phát tra. Hū pha

Ảnh tượng Tát Đỏa ấy

Nhóm chân thật sinh ra

Tác Ý mà quán tưởng

Như Tiêu Xí Luân trước.

Dùng Ma Ni Diệu Quang ánh sáng màu nhiệm của ngọc Ma Ni

Tuệ, phương tiện, tự tính

Tất cả mau thành tựu.

Bấy giờ Đức Phật bảo Kim Cương Tạng Bồ Tát rằng: Nhật, Nguyệt, Thời Phần ấy là dùng Thắng Tuệ để có thể chọn lựa. Đầu tiên là Ngao Lý Minh Phi. Gaurī yoginī phân biệt sắc tướng mà đều có sai khác. Ở năm vị trí chính giữa, an năm vị Minh Phi. Pañca yoginī tức tự tính của năm uẩn. Pañca skandha.

Người tu Du Già nên quán như vậy: Đầu tiên, phương Đế Thích. Phương Đông an Kim Cương Minh Phi. Vajrā yoginī. Tiếp đến phương Diễm Ma. Phương Nam an Tối Sơ Ngao Lý Minh Phi.

Adhi gaurīyoginī. Ở phương Thủy Thiên. Phương Tây an Phộc Lý Minh Phi. Vāli yoginī. Phương Cô Vĩ La. Phương Bắc an Kim Cương Noa Cát Ni Minh Phi. Vajra āki īyoginī. Phương chính giữa an Vô Ngã Minh Phi. Nairātmyā yoginī.

Tiếp ở Ngoại Viện an tám vị Minh Phi là Ngao Lý Minh Phi. Gaurī yoginī, Tưu Lý Minh Phi. Caurī yoginī, Vĩ Đa Lý Minh Phi. Vetalī yoginī, Khát Tam Ma Lý Minh Phi. Ghasmarī yoginī, Thập Cát Tây Minh Phi. Puka ī yoginī, Thiết Phộc Lý Minh Phi Śavarī yoginī, Tán Noa Lý Minh Phi. Ca alī yoginī, Nỗ Nhĩ Ni Minh Phi omvinī yoginī. Ở phương trên phương dưới an Không Hành Minh Phi. Khacarī yogi ī với Địa Cư Minh Phi. Bhūcarī yogi ī.

Bậc trụ Đại Bi Không Trí Luân đều ở ba cõi, theo mình tự quán tưởng làm nơi biến hiện. Các Minh Phi này đều dùng màu đen, tướng đại phẫn nộ, dùng năm Ấn lúc trước làm chỗ trang nghiêm, đều có một mặt.

Mặt có ba mắt, hai tay trái phải cầm cây đao báu với vật khí Cát Ba La. Đầu lâu. Năm Ấn lúc trước là bánh xe, vòng đeo tay, vòng xuyến báu, vòng hoa báu, dây đai báu… dùng năm Phật thanh tịnh cho nên năm.

Ấn thanh tịnh.

Các Minh Phi này đã nói như trên.

Vô Ngã Minh Phi: Tay phải cầm cây đao báu, tay trái cầm vật khí Cát Ba La với cây trượng Kim Cương Khát Thung Nga. Vajra kha va ga, áo da cọp, đức trên hoa sen, bàn chân như thế múa, ánh sáng Trí rực rỡ như đám lửa lớn, búi tóc màu vàng làm tướng phẫn nộ.

Cầm cây đao báu là chặt đứt tất cả nhóm mạn.

Māna: Tâm tự thị khinh miệt người khác, quá mạn.

Ati māna: Tâm cống cao tự đại.

Vật khí Cát Ba La là phá bốn Ma khiến cho khéo thành tựu.

Cây trượng Kim Cương Khát Thung Nga tức là Tính Không Trí với các phương tiện.

Đối với Nghi Quỹ này, người quán tưởng Luân Pháp Thành Tựu, đầu tiên quán tưởng màu đen, thứ hai là mà đen, thứ ba là màu vàng, thứ tư là màu xanh lục, thứ năm là màu xanh, thứ sáu là màu trắng... Rồi ở sáu phần quán tưởng tương ứng cũng lại chán lìa.

Nói: Sinh ra thứ tự chẳng phải là sinh ra thứ tự, đối với y chỉ của hai loại bình đẳng là Kim Cương Bộ tùy theo sự sinh diệt ấy đã nói pháp.

Cho nên Chư Phật Thế Tôn nói là quán tưởng: Không Giới, Liên Hoa, Chủng Trí…Tam Ma Bát Đề.

Samāpatti: Đẳng chí, chính thọ, chính định hiện tiền với diệu lạc luân. Thứ tự như vậy là tự lãnh nạp từ tâm bồ đề. Bodhi citta quán tưởng như vậy sinh ra Hiền Thánh, hai loại Luân ấy thảy đều sinh khởi. Câu sinh.

Thắng tuệ đã nói là nghĩa sinh ra, phương tiện đã nói là dụng của sĩ phu. Sau đó đối với hai loại thắng nghĩa, thế tục… phân biệt hai loại Luân ấy nói Thắng Tuệ Luân như Diệu Lạc. Trong đấy, nơi vô lượng nghĩa phân biệt có bốn, bốn loại đó tức câu sinh phần sinh ra thứ tự.

1. Hỷ. Vui mừng: Là đối với Tiên Hành lúc trước có chút phần Diệu Lạc tiến cầu.

2. Thắng Hỷ: Đối với tương ứng này dần dần khiến tăng hơn, nói Diệu Lạc.

3. Ly Hỷ: Đối với Diệu Lạc này, chán lìa các căn liền trừ tham nhiễm, không có chúng sinh có thể gây hảo cảm hứng thú ái hỷ.

4. Câu Sinh Hỷ: Tất cả quán tưởng bình đẳng chân thật.

Lại Diệu Lạc này có đủ các phương tiện, chỉ bên trong thắng hỷ xa lìa như thật, ngoài ra chẳng nói lại, ở trong phi hữu không thể đắc được. Đối với người khác hiểu rõ hết thảy phước của thân, tôn trọng khen ngợi, phương tiện tiếp cận các người có đức mỏng.

Kẻ ấy ít ngủ say, hoặc ăn hoặc uống là cảnh nghĩ nhớ với tất cả điều còn lại như chỗ đã nhìn thấy, đối với thượng trung hạ chân thật quán tưởng một vị bình đẳng, đừng nên đối với phẩm Hạ Liệt mà lược nghĩa của câu, đối với phẩm Tối Thượng nên làm quán tưởng, đối với phẩm Trung lìa hai loại này.

Như vật sáu căn hết thảy cự động dừng nghỉ đều tận hết không có dư sót cộng với chỗ cần làm, ngang bằng một Vị. Diệu Lạc Luân ấy ngang bằng đồng với mở bày quán tưởng chân thật.

Điều đã nói như vậy sinh ra ba cõi. Tam hữu với các thế gian như tất cả quán chiếu mà ta đã thấy. Thế nên đối với Tam Ma Hứ Đa.

Samāhita: Đẳng dẫn, thắng định quyết định tu tập, nơi thành tựu này không có nghi hoặc nữa.

Giả sử đối với Đại Ấn quyết định tiến cầu, quán tưởng các chỗ tác ý của thế gian đều chẳng phải là quán tưởng. Phi quán tưởng, quán các pháp trí cũng chẳng phải là quán tưởng. Động vật, thực vật, cành, lá, củ, cỏ ở các nơi với thân của ta, thân của người, tất cả sắc tướng là đại diệu lạc đều chẳng phải là hữu tính.

Nơi mà mình đã đạt được thành tựu quán tưởng, nghiệp dụng đã sinh ra như Vương Giả Tôn, tùy mình lấy, bỏ tất cả không có ngăn ngại. Tham lam. Tham, giận dữ. Sân, ganh tỵ. Tật đố với ngã mạn, các nơi yêu thích cho đến trong mười sáu phần, chẳng theo kịp một phần.

Dùng tự tính phương tiện của trí tuệ sinh ra các pháp với ba đời ấy giống như hư không. Đức Như Lai đã nói Diệu Lạc Luân ấy, ở một sát na mà được giáng phục. Đối với cảnh giới của mình ắt hay vứt bỏ. Các trí liễu ngộ với đường ngữ ngôn, thứ tự gia trì chỉ dùng hướng tới nhất thiết trí trí.

Sarva jñā Jñāna, hiểu thấu ta người. Đất, nước, lửa, gió với hư không còn lại, ở khoảng sát na đều đồng một tướng, lìa các phân biệt, chẳng bị sự xâm đoạt quấy nhiễu của ta người, thành tựu các nhóm nghiệp dụng của trì minh. Vidya dhāra.

Giả sử lại ở trong sinh tử nhưng thường thanh tịnh ví như dòng sông cũng như đèn đuốc ở trong ngày đêm chân thật chẳng đứt đoạn. Kẻ không có trí kia đối với Nghi Quỹ đó hư vọng đặt bày mệt nhọc, đời này đời khác không có thể thành tựu.

***