Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Vào Cảnh Giới đức Trí Không Thể Nghĩ Bàn Của Như Lai

PHẬT THUYẾT KINH

ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA

NGHIÊM VÀO CẢNH GIỚI ĐỨC TRÍ

KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN CỦA NHƯ LAI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Xà Na Quật Đa, Đời Tùy
 

PHẦN BA
 

Thưa Ngài Mạn Thù Thi Lợi! Đức Như Lai Ứng Cúng, Chánh Biến Tri ở trong đại chúng, tất cả chúng sinh đều thấy Như Lai ở trước đại chúng, Đức Như Lai cũng không phân biệt, không sai khác phân biệt là ta đang ở trước chúng sinh, muốn khiến cho các chúng sinh biết ta là Đức Như Lai đang có mặt trước đại chúng. Nhưng tùy chỗ Như Lai muốn hóa độ chúng sinh đó đều biết Đức Như Lai đang ở trước mặt họ.

Vì sao?

Vì tương ưng với pháp bất cộng.

Thưa Ngài Mạn Thù Thi Lợi! Ví như các chúng sinh tùy theo nghiệp lực đã thuần thục: Bậc thấp, bậc vừa hay bậc cao nên các pháp cũng lại có thấp, cao, vừa. Các pháp ấy vì các chúng sinh mà sinh ra nhưng các pháp không phân biệt, cũng không sai khác phân biệt, với lại do không dụng công, không phân biệt cho nên các pháp thấp, vừa, cao ấy tự nhiên xoay chuyển.

Như vậy, thưa Ngài Mạn Thù Thi Lợi! Đức Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri tùy nghiệp lực của chúng sinh bậc thấp, bậc vừa, bậc cao mà lại có thân Như Lai thấp, cao, vừa. Cho chúng sinh thấy.

Thưa Ngài Mạn Thù Thi Lợi! Đức Như Lai cũng không phân biệt, không sai khác phân biệt, và do không dụng công, không phân biệt cho nên Đức Như Lai mới tùy theo chúng sinh mà chuyển hóa như vậy.

Thưa Ngài Mạn Thù Thi Lợi! Ví như ngọc báu Ma Ni Chân Phả Trí Ca, tùy theo các loại màu áo đang mặc khác nhau mà ngọc có màu sắc khác nhau.

Thưa Ngài Mạn Thù Thi Lợi! Nếu ngọc báu Ma Ni Chân Phả Trí Ca, được đặt trên áo vàng, thì ngọc báu Ma Ni Chân Phả Trí Ca liền ánh hiện sắc vàng, nếu đặt trên chiếc áo màu đỏ thì ngọc báu Ma Ni Chân Phả Trí Ca liền ánh hiện màu sắc đỏ, nếu đặt trên chiếc áo màu xanh thì ngọc báu Ma Ni Chân Phả Trí Ca liền ánh hiện màu sắc xanh. Như vậy, đặt để trên áo màu nào thì ngọc báu sẽ ảnh hiện ra màu sắc như vậy.

Thưa Ngài Mạn Thù Thi Lợi! Ngọc báu Ma Ni Chân Phả Trí Ca, cũng không phân biệt, không sai khác phân biệt.

Cũng vậy, thưa Ngài Mạn Thù Thi Lợi! Đức Như Lai tùy theo màu sắc của chúng sinh mà hiện các màu sắc khác nhau.

Thưa Mạn Thù Thi Lợi! Nếu chúng sinh cần thị hiện thân sắc vàng của Như Lai để được hóa độ, thì những chúng sinh kia sẽ thấy thân sắc vàng của Đức Như Lai.

Nếu chúng sinh cần thấy sắc thân Như Lai như ngọc báu Tỳ Lưu Ly Dạ Ma Ni để được hóa độ, thì những chúng sinh ấy sẽ thấy thân Như Lai có sắc ngọc báu Tỳ Lưu Ly Dạ Ma Ni.

Nếu chúng sinh do thấy thân Như Lai sắc Trân châu để được hóa độ, thì họ sẽ thấy thân Như Lai có màu sắc Trân châu. Nếu vì chúng sinh mà dùng sắc thân màu ngọc báu Đế thích thanh Ma Ni để được hóa độ, thì các chúng sinh ấy sẽ thấy thân Đức Như Lai có màu ngọc báu Ma Ni Đế thích thanh.

Thưa Ngài Mạn Thù Thi Lợi! Nếu chúng sinh do màu sắc ngọc báu Đại thanh Ma Ni mà được hóa độ, thì các vị ấy sẽ thấy thân Đức Như Lai có màu sắc ngọc báu Đại thanh Ma Ni. Nếu các chúng sinh do màu sắc ngọc Ma Ni tuyển chọn các ánh sáng mà được hóa độ, thì các vị ấy sẽ thấy thân Đức Như Lai có màu sắc thân ngọc Ma Ni tuyển chọn các ánh sáng.

Nếu các chúng sinh do ngọc báu Ma Ni ở dưới biển có sắc sáng chói thanh tịnh trang nghiêm mà được hóa độ, thì các vị ấy sẽ thấy thân Đức Như Lai có màu sắc ngọc Ma Ni ở dưới biển sáng chói thanh tịnh trang nghiêm.

Nếu các chúng sinh do ngọc báu Ma Ni có màu sắc như bờm Sư Tử mà được hóa độ, thì các vị ấy sẽ thấy Như Lai có màu sắc ngọc báu Ma Ni như bờm Sư Tử.

Nếu chúng sinh do màu sắc ngọc báu Ma Ni Sư Tử tràng mà được hóa độ, thì các vị ấy sẽ thấy Như Lai có màu sắc ngọc báu Ma Ni như bờm Sư Tử tràng.

Thưa Mạn Thù Thi Lợi! Nếu chúng sinh do màu sắc ngọc báu Ma Ni sáng như đèn điện mà hóa độ thì các vị ấy sẽ thấy Đức Như Lai có màu sắc ngọc báu Ma Ni như đèn điện sáng. Nếu chúng sinh do màu sắc ngọc báu Ma Ni như nước trong sạch mà hóa độ thì các vị ấy sẽ thấy Đức Như Lai có màu sắc ngọc báu Ma Ni như nước trong sạch.

Thưa Mạn Thù Thi Lợi! Như vậy nếu do màu sắc của Bà La Ha Ma, Xá Ca La, các vị Trời Hộ thế mà được hóa độ, thì những vị ấy sẽ thấy Đức Như Lai màu sắc như Bà La Ha Ma, Xá Ca La, Trời Hộ thế cho đến loài Na La Ca, Súc Sanh, Ngạ Quỷ, Diêm ma sinh trong đời.

Nếu chúng sinh, sinh ra trong các sắc loại ấy thì Như Lai tùy theo đó mà dùng những loại sắc thân, sắc và oai nghi gì khiến cho họ được hóa độ, những chúng sinh ấy sẽ thấy Đức Như Lai có các sắc thân và sắc oai nghi như vậy.

Như vậy các hàng chúng sinh, sinh từ thai, sinh ra từ trứng, sinh ra từ ẩm thấp và sinh từ biến hóa, Cõi Sắc, Vô Sắc, Cõi Tưởng, Vô Tưởng, Cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng xứ Như Lai sẽ tùy đó mà dùng những thân nào, oai nghi nào khiến họ được hóa độ.

Thì những vị ấy sẽ thấy Đức Như Lai có sắc thân, có oai nghi như vậy, mà Đức Như Lai cũng không phân biệt, không phân biệt sai khác. Muốn khiến cho những chúng sinh này thấy thân sắc vàng của ta, mà chớ thấy sắc Tỳ Lưu Ly Dạ.

Những chúng sinh này thấy sắc thân bằng Tỳ Lưu Ly dạ của ta, mà chẳng thấy sắc thân ngọc báu Đế Thích thanh Ma Ni. Những chúng sinh này thấy màu sắc ngọc báu Đế Thích thanh Ma Ni của ta mà chẳng thấy màu sắc ngọc báu Đại thanh Ma Ni.

Những chúng sinh này thấy màu sắc như ngọc báu Đại thanh Ma Ni ta mà chẳng thấy thân sắc như ngọc báu tuyển chọn các ánh sáng. Những chúng sinh này thấy sắc thân ta như ngọc báu Ma Ni tuyển chọn các ánh sáng mà chẳng thấy thân sắc như ngọc báu Tự Tại Vương Ma Ni.

Những chúng sinh này thấy sắc thân của ta như ngọc báu Tự Tại Vương Ma Ni mà chẳng thấy thân sắc như ngọc báu Ma Ni ánh sáng chiếu khắp thanh tịnh trang nghiêm nằm ở trong biển. Những chúng sinh này thấy sắc thân của ta như ngọc báu Ma Ni ánh sáng chiếu khắp thanh tịnh trang nghiêm nằm ở trong biển mà chẳng thấy thân sắc như ngọc báu Ma Ni như bờm Sư Tử.

Những chúng sinh này thấy sắc thân của ta như ngọc báu Ma Ni như bờm Sư Tử, mà chẳng thấy thân sắc như ngọc báu Ma Ni Sư Tử tràng.

Đối với các chỗ như vậy, Như Lai cũng không phân biệt, không sai khác phân biệt, nhưng do không dụng công, không phân biệt cho nên Như Lai tùy theo chúng sinh mà biến chuyển những hình sắc như vậy.

Thưa Mạn Thù Thi Lợi! Ví như ở chỗ sinh ra ngọc báu Ma Ni Tự Tại Vương thì không sinh ra sắt, hoặc lấy sắt làm đồ dùng.

Thưa Mạn Thù Thi Lợi! Ngọc báu Tự Tại Vương ấy không có niệm phân biệt, cũng không có nghĩ như thế này: Chỗ ta sinh ra sắt chớ sinh ra, hoặc lấy sắt làm đồ dùng.

Thưa Mạn Thù Thi Lợi! Chỗ sinh ra ngọc báu Ma Ni Tự Tại Vương thì nơi ấy không sinh ra sắt, hoặc lấy sắt làm đồ dùng.

Đúng vậy, thưa Mạn Thù Thi Lợi! Đức Như Lai sẽ thị hiện ở tất cả Cõi Phật mà nơi ấy không sinh ra Giá La Ca Ba Lợi Bà La Xà Ca Nê Kiền Liên, và các ngoại đạo khác. Chỗ Cõi Phật ấy không sinh ra việc làm ác. Chỗ ấy không sinh ra các thứ rối loạn.

Chỗ ấy không có các Địa Ngục Vô Gián. Chỗ ấy không sinh mười nghiệp ác. Chỗ ấy không có luật của nhà Vua trái với Phật Pháp. Chỗ ấy không sinh ra ánh sáng mặt trời, mặt trăng. Chỗ ấy không các loài Bà La Ha Ma, Xá Ca La, các vị Trời Hộ Thế và các ánh sáng của Cõi Trời.

Chỗ ấy không sinh ra ánh sáng của ngọc Ma Ni, hoặc ánh sáng từ ngọn lửa. Chỗ ấy không sinh ý niệm thời gian một ngày, nửa ngày, một tháng, nửa tháng, một năm, các điều tính toán vô lượng.

Thưa Mạn Thù Thi Lợi! Đức Như Lai không phân biệt, cũng không sai khác phân biệt, nhưng tùy theo chúng sinh mà dùng không dụng công, không phân biệt, cho nên các việc ấy mới có sự chuyển hóa như vậy.

Thưa Mạn Thù Thi Lợi! Ví như có người tiếp xúc với ánh sáng của ngọc báu Ma Ni Đại thanh, những ánh sáng ấy tạo ra màu sắc của ngọc báu Ma Ni Đại thanh, mà chính ngọc báu Ma Ni ấy không có ý niệm phân biệt.

Đúng vậy, thưa Mạn Thù Thi Lợi! Có chúng sinh tiếp xúc ánh sáng của Đức Như Lai, ánh sáng tạo ra màu sắc Biến tri mà Đức Như Lai không phân biệt cũng không sai khác phân biệt.

Thưa Mạn Thù Thi Lợi! Do Đức Như Lai không dụng công, không phân biệt cho nên mới có sự biến chuyển như vậy.

Thưa Mạn Thù Thi Lợi! Ví như khéo léo làm thành tựu ngọc Ma ni Đại tỳ lưu ly, tùy mỗi chỗ mà đặt các vật trang sức vào nơi đó hoặc để làm vật trang sức dưới chân, hoặc để làm vật trang sức trên đầu, ở trong các chỗ mà vật ấy trang sức thì hết sức sáng chói và các vật dụng trang nghiêm được trang sức ấy cũng rất sáng chói. Đó là do oai lực của ngọc báu Ma Ni Đại tỳ lưu ly kia.

Cũng vậy, thưa Ngài Mạn Thù Thi Lợi! Đức Như Lai Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác, tùy tất cả chỗ tạo ra của chúng sinh mà hành oai nghi, tùy theo chỗ hành hoạt tạo tác của chúng sinh an trú, thì hóa thân hành dụng của Như Lai rất sáng chói và sự hành hoạt tạo tác của chúng sinh ấy cũng rất sáng chói, đó là do oai lực của Đức Như Lai.

Thưa Mạn Thù Thi Lợi! Đức Như Lai cũng phân biệt, không khác phân biệt, nhưng Như Lai do không dụng công, không phân biệt cho nên các việc này tùy duyên sự mà chuyển.

Thưa Ngài Mạn Thù Thi Lợi, ví như đất là nơi nương tựa, nắm giữ các rừng cây, dược thảo, các hạt giống và nhờ đó mà nẩy nở lớn lên. Thưa Ngài Mạn Thù Thi Lợi, đất kia không có niệm phân biệt nhưng do không dụng công, không phân biệt cho nên các thứ ấy tùy duyên sự mà chuyển.

Cũng vậy, Thưa Ngài Mạn Thù Thi Lợi, Như Lai là nơi tựa, nơi gìn giữ, cho nên các căn lành của chúng sinh nhờ đây mà tăng trưởng rộng lớn, Như Lai cũng không phân biệt, không khác phân biệt, nhưng do Như Lai không dụng công, không phân biệt cho nên các thứ ấy tùy sự duyên mà chuyển.

Thưa Ngài Mạn Thù Thi Lợi, ví như mây che trùm mặt đất, các nơi có rừng cây, cỏ thuốc, mưa lớn cùng khắp, nước mưa kia chỉ có một vị mà khiến tất cả rừng cây, cỏ thuốc được tăng trưởng khắp mọi nơi, các mùi vị, các màu sắc cũng nhờ nước mà tồn tại.

Thưa Mạn Thù Thi Lợi! Mây kia cũng không có niệm phân biệt nhưng vì không dụng công, không phân biệt cho nên các thứ ấy tùy sự duyên mà chuyển.

Cũng vậy, thưa Mạn Thù Thi Lợi! Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dùng thân mây che phủ cả mười phương Thế Giới, rồi ở nơi tất cả chúng sinh chứa nhóm các thứ căn lành, các hạnh nguyện, các điều tin hiểu trong nội tâm, các trú xứ giải thoát.

Mưa pháp được rưới xuống cùng khắp, có những thứ căn lành đã được chứa nhóm, chúng sinh phát nguyện, nội tâm tin hiểu, các thứ căn lành, hạnh nguyện, niềm tin vào chỗ giải thoát. Do những cơn mưa pháp, tùy theo mỗi năng lực mà khiến các căn lành kia tăng trưởng.

Thưa Mạn Thù Thi Lợi! Đức Như Lai cũng không phân biệt, không khác phân biệt là: Ta vì những chúng sinh này giúp họ tăng trưởng căn lành, khiến họ được trí tuệ của Thanh Văn.

Ta vì những chúng sinh này tăng trưởng căn lành, khiến họ được trí tuệ Độc Giác. Ta vì những chúng sinh này tăng trưởng căn lành, khiến họ được trí tuệ Phật Đà. Ta vì giúp những chúng sinh này tăng trưởng căn lành, khiến họ được sinh vào trong Cung Điện của Tứ Thiên Vương. Ta vì những chúng sinh này tăng trưởng căn lành, khiến họ được sinh lên Cung Điện của Cõi Trời Tam Thập Tam.

Tóm lại, như vậy cho đến Trời Dạ Ma, Đâu Suất Đà, Hóa Lạc, Tha Hóa Tự Tại. Chúng Bà La Ha Ma, Vua Bà La Ha Ma, Cõi Trời Thiểu Quang, Vô Lượng Quang, Quang Ẩm, Thiểu Tịnh, Vô Lượng Tịnh, Biến Tịnh, Đại Quả, Phước Sinh, Tịnh Cư, A Ca Ni Sa Đà.

Thưa Mạn Thù Thi Lợi! Đức Như Lai không hề có sự phân biệt như vậy: Khiến chúng sinh tăng trưởng căn lành, nên sẽ sinh các chỗ Vua Chúa, khiến cho tất cả chúng sinh tăng trưởng căn lành, nên sinh vào loài người, khiến cho những chúng sinh tăng trưởng căn lành, nên hay sinh các cảnh giới tự tại.

Thưa Mạn Thù Thi Lợi! Đức Như Lai cũng không phân biệt, cũng không có phân biệt nào khác.

Thưa Mạn Thù Thi Lợi! Nhưng Đức Như Lai do không dụng công phân biệt sai khác, nên tùy cho sự phát nguyện nội tâm tin hiểu, chứa nhóm căn lành của những sắc laọi những loại cảnh chúng sinh như vậy mà có sự chuyển đổi. Đức Như Lai đối với giới này đều xả bỏ, không còn phân biệt.

Thưa Mạn Thù Thi Lợi! Ví như khi mặt trời xuất hiện, ở trong thế gian theo thứ lớp phóng ra vô số vô biên trăm ngàn ánh sáng, trừ bỏ tất cả tối tăm trong Cõi Diêm Phù Đề, mặt trời không phân biệt cũng không khác phân biệt, nhưng vì do không dụng công, không phân biệt cho nên những sự kiện ấy mới chuyển biến như vậy.

Cũng vậy, thưa Mạn Thù Thi Lợi! Khi mặt trời Như Lai xuất hiện, trong thế giân này thứ lớp phóng ra vô số vô biên trăm ngàn ánh sáng trí tuệ, trừ khử tất cả kiến chấp làm che mờ, ngoại trừ chỉ có Đức Phật trú trì mới thành thục chúng sinh.

Thưa Mạn Thù Thi Lợi! Đức Như Lai cũng không phân biệt là ta vì chúng sinh mà phá tan việc kiến chấp, hoặc sẽ phá tan việc kiến chấp ấy.

Thưa Mạn Thù Thi Lợi! Nhưng Đức Như Lai do không dụng công, không phân biệt cho nên Như Lai tùy theo nghiệp chủng của chúng sinh mà có sự chuyển biến như vậy.

Thưa Mạn Thù Thi Lợi! Đức Như Lai đối với các chỗ đều xả bỏ, không có phân biệt.

Thưa Mạn Thù Thi Lợi! Ví như việc chuyển hóa, do huyễn sự cho nên hiện ra các sự việc, mà huyễn sự ấy không dụng công, không phân biệt cho nên phân ra các hình.

Thưa Mạn Thù Thi Lợi! Việc huyễn kia là do sự hóa hiện ra nên không thể nói, không sinh, không diệt, không tên, không tiếng, không nơi chốn, không có sự vật, không có tưởng, không có tư, không hai, không hành, không so sánh, không đói đãi.

Thưa Mạn Thù Thi Lợi! Nhưng hình ảnh huyễn ấy là do chỗ hóa hiện ra của huyễn sự cho nên hiện ra các sự việc vì do không dụng công, không phân biệt mà có.

Cũng vậy, thưa Mạn Thù Thi Lợi! Đức Như Lai Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác tùy thuận chúng sinh cho nên hiện các công hạnh, các oai nghi tùy hoàn cảnh mà thị hiện.

Thưa Mạn Thù Thi Lợi! Đức Như Lai ấy không thể nói không sinh, không diệt, không tên, không tiếng, không nơi chốn, không sự vật, không tưởng, không có tư, không hai, không hành, cùng pháp giưói bình đẳng, không có đối đãi.

***