Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh đại Phương Quảng Thập Luân

PHẬT THUYẾT KINH

ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG THẬP LUÂN

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bồ Đề Lưu Chi, Đời Nguyên Ngụy
 

PHẨM BỐN

PHẨM DỤ QUÁN ĐẢNH
 

Này thiện nam! Ví như Đại Vương Sát Lợi làm lễ quán đảnh, việc giữ gìn pháp chính yếu đều được đầy đủ, về sau cùng với thể nữ ở trong cung cùng giao tiếp, vui chơi năm dục, tự ý buông lung không kìm chế sáu căn, phóng túng ham thích hoan lạc.

Đó gọi là luân thứ sáu của Đại Vương Sát Lợi quán đảnh. Các oán thù bên ngoài thảy đều hàng phục, tăng trưởng lợi ích cho đất nước, đời sống lâu dài.

Này thiện nam! Như Lai Thế Tôn và Đại Bồ Tát cùng chúng Thanh Văn tự bảo vệ vững chắc không còn lo sợ.

Bấy giờ, Như Lai vào thiền thứ nhất, thứ hai, thứ ba cho đến thiền thứ tư, hội nhập vào Không xứ, Thức xứ, Bất dụng xứ, Phi tưởng Phi Phi Tưởng xứ, đều nhập vào tam muội Hành xứ của Chư Phật.

Lúc này, Như Lai nhập vào tam muội rồi, vô lượng ức triệu chúng Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, Nhân Phi Nhân, Ngạ Quỷ, Tỳ Xá Xà, Phú Đơn Na, Ca Trá Phú Đơn Na, tâm ác độc xấu xa, ý ngang ngược không thương yêu.

Đối với các chúng sinh không khởi tâm từ bi, cho rằng không có đời sau, nhưng họ nhìn thấy ta hội nhập vào tất cả tam muội Hành xứ của Phật, nên được niềm vui thù thắng, đối với Tam Bảo đạt được sự phát khởi mạnh mẽ khiến họ ưa thích vui vẻ, tôn trọng, cung kính, được điều chưa từng có, xa lìa tất cả ác, tâm thành sám hối tất cả tội lỗi.

Đối với tất cả các loài có vô lượng, vô số nghiệp chướng ngăn cản và phiền não làm chướng ngại đạo pháp, chỉ một thoáng đều được diệt sạch hết, công đức trí tuệ đầy đủ, quay lưng xa lìa sinh tử hướng đến Niết Bàn, tất cả đều hộ trì pháp của Phật. Đó là chuyển pháp luân lần thứ sáu của Như Lai.

Như Lai thành tựu chuyển pháp luân như vậy nên đạt được thiền định tam muội giải thoát, đoạn trừ các phiền não của chúng sinh, dùng trí tuệ này diệt trừ các sự trói buộc đạt đến an ổn không còn lo sợ. Đại Tiên cao thắng chuyển Phạm pháp luân, Sa Môn, Bà La Môn, Ma, Phạm đều không thể chuyển được, tất cả oán thù, phiền não của ngoại đạo đều được hàng phục, ở trong bốn chúng gầm lên tiếng gầm cua Sư Tử.

Này thiện nam! Ví như Đại Vương Sát Lợi quán đảnh, tất cả những nơi đồng vắng, núingờ lo sợ.

Nếu có quân địch gây tai hại thì Đại Vương Sát Lợi tùy nơi chốn khuyên đồi, khe hang, ao, đầm suối, ruộng vườn, cây cối, xóm làng, thành thị, đất nước của mình, bốn loại quân binh, quán xem khắp cõi nước, ở trong dân gian nơi nào có sản nghiệp, những nơi ấy có nhiều nghi ọi người đều đồng lòng phòng hộ các thứ giặc oán địch giữ gìn toàn bộ đất nước mình, khiến được an lành. Đó là luân thứ bảy của Đại Vương Sát Lợi quán đảnh, các oán thù, ngoại đạo đều được hàng phục, tăng trưởng lợi ích cho đất nước mình, mạng sống lâu dài.

Này thiện nam! Như Lai Thế Tôn giáo hóa khai thị Phật nhãn cho chúng sinh, tâm tham muốn biết đúng như thật là tâm tham muốn. Tâm giận dữ biết đúng như thật là tâm giận dữ. Tâm ngu si biết đúng như thật là tâm ngu si. Cũng biết chúng sinh vì các phiền não, bị các thứ bệnh tật, tùy theo việc làm của họ mà biết đúng như thật.

Như Lai đều ở trong những chỗ như vậy, dùng phương tiện tinh tấn, uy lực tùy theo căn tánh của từng loại chúng sinh mà dùng thuốc thiền định để diệt trừ các phiền não. Nếu có chúng sinh nhiều tham ái dùng pháp bất tịnh để giáo hóa.

Nếu có chúng sinh có thể nhờ nơi bốn Phạm đường bốn tâm vô lượng để giáo hóa khiến tu tập theo bốn tâm vô lượng. Nếu có chúng sinh nhiều ngu si thì giáo hóa cho họ quán xét về nhân duyên. Nếu có chúng sinh cần tu pháp quán sổ tức thì dạy cho họ. Nếu có chúng sinh phải tu tập ba môn giải thoát thì giáo hóa cho họ.

Nếu có chúng sinh cần tu thiền định thì dạy cho họ. Nếu có chúng sinh cần tu định vô sắc thì giáo hóa cho họ. Cho đến phải dùng tam muội Thủ Lăng Nghiêm để diệt trừ các bệnh phiền não cho chúng sinh, cũng giáo hóa cho họ tu tập tam muội Thủ Lăng Nghiêm.

Vì sao?

Vì không làm cho chúng sinh rơi vào bốn thứ ma khiến họ đạt tự tại, trừ bỏ Cõi Trời và người, cũng lại không khiến tất cả chúng sinh nhập vào các đường ác, để từ bỏ chủng tánh Tam Bảo.

Này thiện nam! Như Lai có khả năng biết tất cả chốn đến. Đó gọi là chuyển pháp luân lần thứ bảy của Như Lai.

Như Lai thành tựu pháp luân này, đạt đến quả vị an ổn, không còn lo sợ. Đại Tiên cao thắng có thể chuyển pháp luân, còn tất cả Sa Môn, Bà La Môn và các Ma, Phạm không thể chuyển được. Hết thảy mọi oán thù, các ngoại đạo khác đều được hàng phục, ở trong bốn chúng gầm lên tiếng gầm của Sư Tử.

Này thiện nam! Ví như Đại Vương Sát Lợi quán đảnh vì các chúng sinh nhớ được dòng họ kiếp trước, chỗ sinh ra lúc còn nhỏ vui đùa, tắm rửa, nằm ngửa bú sữa, cào cấy nghịch ngợm, xoa bóp tay chân cho đến đùa giỡn trên bụi đất đều có người chăm sóc.

Học tập vô số kỹ thuật, đi đến nước khác, sớm tối tại chỗ ở cung kính hầu cận Vua và các Đại Thần, làm Thái Tử cho đến nay được lên vương vị, làm Đại Vương thọ hưởng các thú vui tự tại không chướng ngại.

Bấy giờ, các phương, bốn hướng, trên dưới có âm thanh lớn nói kệ tán thán phát nguyện, thường dùng chánh pháp trị nước, không não hại chúng sinh, hộ trì đất nước, nên gọi là luân thứ tám của Đại Vương Sát Lợi quán đảnh.

Đã thành tựu như vậy rồi, luc ấy Đại Vương Sát Lợi quán đảnh có năng lực khiến tất cả oán địch ngoại đạo đều hàng phục, tự giữ gìn mạng sống khiến được tăng trưởng.

Như vậy này thiện nam! Như Lai Thế Tôn ở trong đại chúng, quán thấy nhân duyên nơi đời sống kiếp trước đã sinh một lần, hai lần, ba lần cho đến vô lượng trăm ngàn ức lần sinh.

Nhớ số kiếp thành, kiếp hoại, cho đến vô lượng ức kiếp, tất cả kiếp thành hoại ta đã sinh ở đó, dòng họ như vậy, tên tuổi như vậy, chỗ sinh ra như vậy, ăn như vậy, lãnh thọ như vậy, khổ vui như vậy, sống lâu như vậy, an trú như vậy, mạng sống không giới hạn như vậy, ở nơi kia sinh đến chỗ này, lại chết ở chỗ này sinh nơi chỗ kia, có thể biết hình tướng đó ở khắp nơi, phân biệt bao nhiêu loại nguồn gốc, đời sống và việc làm nơi đời trước. Đó là chuyển pháp luân lần thứ tám của Như Lai.

Như Lai đã thành tựu pháp luân như vậy, được an ổn không còn lo sợ. Đại Tiên tối thắng chuyển pháp luân, còn Sa Môn, Bà La Môn, tất cả Ma, Phạm không thể chuyển. Tất cả oán địch, ngoại đạo đều được hàng phục, ở trong bốn chúng có năng lực gầm lên tiếng gầm của Sư Tử.

Này thiện nam! Ví như Đại Vương Sát Lợi quán đảnh, dân chúng trong cõi nước ấy đều biết được nguồn gốc, dòng họ, bà con quyến thuộc đều tráng kiện, đầy đủ kỹ thuật, biết được các sự việc nghèo cùng, giàu có, đoan chánh, xấu xí của họ.

Cho đến khi chết hoặc vì nghiệp của mình mà chết, hoặc bị hình phạt của Pháp Vương giết chết, hoặc bị tàn sát lẫn nhau mà chết yểu, hoặc vì roi gậy trói nhốt trong tù, hoặc vì binh đao chiến đấu, hoặc vì tài vật, hoặc vì tham dục, hoặc vì sân giận, hoặc vì đói khát, hoặc vì tai họa của mình, hoặc vì già mà chết, hoặc vì trung niên, hoặc vì thơ ấu, hoặc tạo nghiệp thiện, hoặc làm việc ác.

Tất cả sự chết đều được quán sát biết rõ nguồn gốc nhân duyên. Suy nghĩ như vậy, nếu có chúng sinh tự tạo nhân duyên lành là muốn sinh lên Cõi Trời.

Hoặc có chúng sinh thực hành nhân duyên ác hướng về địa ngục. Tư duy như vậy, tu tập về thân làm lành, về miệng làm lành, về ý làm lành. Ta thường dùng phương tiện giáo hóa, thực hành bố thí, làm cho điều phục tùy thuận hạnh này thì lúc mạng chung sẽ sinh lên Cõi Trời, thường ở cõi lành xa lìa đường ác. Như vậy, Đại Vương Sát Lợi quán đảnh siêng năng tu tập tất cả các nghiệp lành ở thân, miệng, ý.

Thực hành bố thí hoàn toàn về ăn uống, y áo, voi ngựa xe cộ để đi, đồ nằm, thuốc thang đủ các loại cần dùng, cho đến cung cấp nô tỳ và người hầu cận, xả bỏ đầu mắt, tay chân không luyến tiếc thân mạng, không còn sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lời thô ác, nói hai lưỡi, nói lời thêu dệt, tham lam, sân hận, tà kiến.

Như vậy, Đại Vương Sát Lợi quán đảnh có mười điều lợi ích, giữ gìn hoàn toàn nên được danh tiếng, tài sản, sự nghiệp, thân tướng tráng kiện, được nhiều quyến thuộc, ít bệnh, ít khổ não, được các trí của Bậc Thánh, hướng đến cõi thiện đều được cung cấp cúng dường thân cận, tiếng khen vang khắp mười phương, tất cả đều đọc kệ tán thán, Chư Thiên Thần lớn đều đến hộ vệ, sau khi chết được sinh lên Cõi Trời.

Đó gọi là luân thứ chín của Đại Vương Sát Lợi quán đảnh. Đã thành tựu luan như vậy rồi, tăng trưởng cõi nước, mạng sống kéo dài.

Như vậy, này thiện nam! Như Lai Thế Tôn vì các chúng sinh biết được sự chết của người khác, biết đúng như thật về chết đây sinh kia.

Nếu có chúng sinh gây tạo nghiệp bất thiện về thân, nghiệp bất thiện về miệng, nghiệp bất thiện về ý, phỉ báng Bậc Hiền Thánh, thấy biết điên đảo sai lầm, vì nghiệp nhân duyên thấy biết sai lầm này nên sau khi mạng chung rơi vào đường ác, sinh trong địa ngục, hoặc sinh vào loài súc sanh, ngạ quỷ.

Nếu có chúng sinh thành tựu nghiệp thiện về thân, nghiệp thiện về miệng, nghiệp thiện về ý, không phỉ báng Bậc Hiền Thánh, đầy đủ thấy biết chân chánh, vì thành tựu nghiệp nhân duyên thấy biết chân chánh này mà sau khi chết được sinh vào đường lành nơi Cõi Trời. Sinh lên Cõi Trời rồi hoặc sinh trong loài người dứt trừ các phiền não trói buộc.

Như vậy, Như Lai khéo biết các nhân duyên về nghiệp của chúng sinh. Như Lai ở nơi chúng sinh, có thể phát tâm đại từ đại bi, thường siêng năng tinh tấn thị hiện ba loại thần thông, có thể làm cho chúng sinh an trú ở thế gian và phát lòng tin.

Những gì là ba?

Một là thần thông. Hai là thuyết pháp. Ba là biết tâm người khác. Vì ba loại thần thông này khiến cho chúng sinh an ổn ở thế gian, phát khởi tin tưởng pháp xuất thế gian, biết tất cả cõi, tất cả pháp hữu vi, tất cả việc thọ sinh đều được giải thoát. Đó là chuyển pháp luân lần thứ chín của Như Lai.

Như Lai đã thành tựu pháp luân như vậy, được an ổn không còn lo sợ. Đại Tiên tối thắng có thể chuyển pháp luân, còn tất cả Sa Môn, Bà La Môn và các ma, Phạm không thể chuyển được, hàng phục tất cả ngoại đạo, oán địch, ở trong chúng gầm lên tiếng gầm của Sư Tử.

Này thiện nam! Đại Vương Sát Lợi quán đảnh ở trong bốn cõi thiên hạ, vì tất cả chúng sinh bị bệnh kho não mà từ bỏ vương vị, dùng đủ loại nước hương để tắm rửa, gội đầu, mặc áo sạch mới, ngồi ngay thẳng tư duy, nhằm diệt trừ tất cả bệnh khổ não cho chúng sinh khiến đều được giải thoát.

Đại Vương Sát Lợi quán đảnh nay dùng các thứ hoa hương anh lạc và các thứ âm nhạc, tất cả hàng Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già đều cúng dường, đồng thanh nói: Đại Vương Sát Lợi quán đảnh này có nhiều công đức nên làm Chuyển Luân Vương thống lãnh bốn châu thiên hạ. Chúng ta nên đề cử vị Vua này để thay đổi pháp xử trị đất nước.

Bấy giờ, tất cả Thiên đế cho đến Ma Hầu La Già cũng nói như vậy: Nên đề cử vị Vua này làm Vua trong bốn châu thiên hạ. Lúc ấy Đại Vương Sát Lợi đầy đủ bảy báu thống lãnh bốn châu thiên hạ làm Chuyển Luân Vương, có ngàn người con đều tráng kiện, tướng mạo đoan nghiêm có thể hàng phục oán địch, ngoại đạo, xuyên qua bốn biển làm an ổn cho mọi người hoàn toàn không còn hình phạt dao, gậy làm hại đúng như pháp mà thực hành để giảng dạy, tất cả đều lãnh thọ.

Này thiện nam! Đó là đại luân thứ mười của vị Chuyển Luân Thánh Vương.

Nhờ năng lực này nên Vua Chuyển Luân Thánh Vương đều khiến cho bốn châu thiên hạ và tám vạn bốn ngàn biển, bãi, tu tập pháp lành, xây dựng, giữ gìn thân mạng dài lâu.

Như vậy, này thiện nam! Như Lai từ khi mới phát tâm đến nay đối với thân mạng mình cho đến thân người khác, có bao nhiêu phiền não bệnh tật đều dùng nước trong sạch thiền định để tắm rửa, dùng pháp bảo đại từ đại bi rưới trên đỉnh đầu, mặc áo hổ thẹn. Như Lai ở mười phương dùng năng lực của trí tuệ, thiền định, năng lực tinh tấn lớn, dùng vô lượng phương tiện định ý để quán sát, nên diệt trừ tất cả phiền não, hoạn nạn, lỗi lầm của chúng sinh.

Như Phật Thế Tôn đã dạy như vậy: Bậc trí tuệ tối thắng, phước đức trang nghiêm, thực đáng làm pháp khí, ba môn giải thoát, bốn vô sở úy, mười tám pháp bất cộng của mười phương Như Lai, tất cả pháp khí trí tuệ, đại bi, làm lợi ích cứu vớt tất cả khổ cho muôn loài.

Phật là đại thương chủ độ thoát vô lượng khổ não cho chúng sinh, đạt An Lạc Niết Bàn, nguyện lực của Phật đầy đủ, có thể thành tựu Bình Đẳng Chánh Giác Pháp Vương Vô Thượng.

Như vậy đầy đủ phước đức trí tuệ, tinh tấn dũng mãnh, quán sát chân thật rõ ràng bốn Chân Đế, chứng đắc quả vị Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác. Đó gọi là Như Lai chuyển pháp luân thứ mười, có năng lực diệt sạch các phiền não căn bản.

Này thiện nam! Ví như Vua Chuyển Luân Thánh Vương dạo chơi tự tại trong bốn châu thiên hạ. Như Lai cũng vậy, tâm được tự tại trong bốn Thiền, tu tập bốn định vô sắc, bốn phạm đường, đầy đủ bốn biện tài, quán đúng bốn đế, bốn vô sở úy, mười lực, mười tám pháp bất cộng, ở trong nhất thiết trí được diệu lực tự tại.

Này thiện nam! Ví như Vua Chuyển Luân Thánh Vương đầy đủ bảy báu. Như Lai cũng vậy, đầy đủ bảy giác ý.

Này thiện nam! Vua Chuyển Luân Thánh Vương đầy đủ ngàn con. Như Lai cũng có tất cả đại đệ tử Thanh Văn, Kiều Trần Như là đệ tử đầu tiên và Tu Bạt Đà La là vị đệ tử cuối cùng. Đúng là con ta từ miệng Phật sinh ra, từ pháp hóa sinh, đoạn trừ tất cả phiền não, tu tập tinh tấn dũng mãnh tứ phạm đường, giống như bốn thứ binh lực hàng phục các ma oán.

Này thiện nam! Ví như Vua Chuyển Luân Thánh Vương, cai trị bốn châu thiên hạ có tám vạn bốn ngàn biển, bãi, đều tùy theo đó mà giảng dạy.

Như Lai Thế Tôn cũng có trăm ức Diêm Phù Đề, trăm ức Cù Da Ni Tây Ngưu Hóa Châu, trăm ức Phất vu đãi Đông Thắng Thần Châu, trăm ức Uất Đan Việt Bắc Câu Lâu, trăm ức biển, trăm ức núi chúa Tu Di, trăm ức Tứ Thiên Vương, cho đến trăm ức Phi tưởng Phi Phi Tưởng thiên, trăm ức núi Đại thiết vi, trăm ức núi Thiết vi. Đó là Cõi Phật rộng lớn vô lượng, Như Lai đều tùy thuận giáo hóa tất cả.

Này thiện nam! Đó gọi là chuyển pháp luân lần thứ mười của Như Lai.

Như Lai thành tựu chuyển pháp luân như vậy, nếu ở trong đời ác đủ năm thứ ô trược, tất cả pháp công đức của Phật đều bị mất, xa lìa bảy Thánh tài và các bậc trí thức thì muốn trừ diệt những hoạn nạn, mê mờ phủ kín nơi ba đường ác, cho đến vô minh hắc ám của đời sau, thế gian cùng nhau làm mười điều ác, tạo năm tội nghịch, hủy báng chánh pháp, xa lìa các pháp lành, đắm nhiễm pháp bất thien.

Như vậy thành tựu chuyển pháp luân thứ mười của Đức Phật đến nơi chốn an ổn không còn lo sợ. Đại Tiên Cao Thắng có thể chuyển bánh xe pháp. Tất cả Sa Môn, Bà La Môn và các ma, Phạm không thể chuyển được, diệt trừ tất cả oán địch ngoại đạo, dùng trí tuệ Kim Cang để cắt đứt phiền não của chúng sinh khiến chứng được ba thừa, không còn thoái chuyển. Ở trong bốn chúng có thể gầm lên tiếng gầm của Sư Tử.

Bấy giờ, Đại Bồ Tát và tất cả đại Thanh Văn, các chúng Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, Ngạ Quỷ, Tỳ Xá Xà, Nhân Phi Nhân… tất cả đều tán thán: Lành thay! Từ hư không tuôn các thứ mưa hoa, mưa hoa báu, mưa y phục, mưa hương thơm, đại địa đều chấn động đủ sáu cách.

Khi Đức Phật thuyết giảng Kinh Thập Luân như vậy, ở trong đại chúng có tám vạn bốn ngàn ức trăm ngàn triệu Đại Bồ Tát chứng được pháp nhẫn vô sinh.

Lại có vô lượng Đại Bồ Tát đạt được Đà La Ni thiền định, nhẫn nhục sâu xa. Lại có vô lượng chúng sinh chưa phát tâm bồ đề nay đã phát tâm an trú vào quả vị không thoái chuyển. Lúc ấy, lại có vô lượng đại chúng đạt được pháp Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, tuần tự tu học chứng quả Sa Môn.

***