Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật

PHẬT THUYẾT KINH

ĐẠI THÔNG PHƯƠNG QUẢNG

SÁM HỐI DIỆT TỘI

TRANG NGHIÊM THÀNH PHẬT

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Trở Cừ Kinh Thinh, Đời Tống
 

PHẦN SÁU
 

Nam Mô Nhu Âm Bồ Tát.

Nam Mô Đức Diệm Bồ Tát.

Nam Mô Tướng Quang Bồ Tát.

Nam Mô Hải Nguyệt Bồ Tát.

Nam Mô Hải Tạng Bồ Tát.

Nam Mô Thắng Nguyệt Bồ Tát.

Nam Mô Tịnh Huệ Bồ Tát.

Nam Mô Siêu Quang Bồ Tát.

Nam Mô Nguyệt Đức Bồ Tát.

Nam Mô Nhật Quang Bồ Tát.

Nam Mô Kim Cang Bồ Tát.

Nam Mô Viên Tràng Bồ Tát.

Nam Mô Tôn Đức Bồ Tát.

Nam Mô Hải Minh Bồ Tát.

Nam Mô Hải Quang Bồ Tát.

Nam Mô Chiếu Cảnh Bồ Tát.

Nam Mô Huệ Minh Bồ Tát.

Nam Mô Công Đức Bồ Tát.

Nam Mô Minh Đạt Bồ Tát.

Nam Mô Mật Giáo Bồ Tát.

Nam Mô Tu Na Bồ Tát.

Nam Mô Sắc Lực Bồ Tát.

Nam Mô Điều Phục Bồ Tát.

Nam Mô Ẩn Thân Bồ Tát.

Nam Mô Nhất Bồ Tát. Nam Mô Thập Bồ Tát. Nam Mô Bá Bồ Tát. Nam Mô Thiên Bồ Tát. Nam Mô Vạn Bồ Tát. Nam Mô Nhất Bá Vạn Bồ Tát, Nhị Bá Vạn, Tam Bá Vạn, Tứ Bá Vạn, Ngũ Bá Vạn, Lục Bá Vạn, Thất Bá Vạn, Bát Bá Vạn, Cửu Bá Vạn, Thiên Thiên Vạn Chư Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, hay trừ tội nặng từ vô lượng kiếp sanh tử cho đến ngày nay. Một lạy.

Nam Mô Nhất ức, Thập ức, Bá ức, Thiên ức, Vạn ức. Nam Mô Vạn Vạn Chư Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, hay trừ tội nặng từ vô lượng kiếp sanh tử cho đến ngày nay. Một lạy.

Nam Mô Nhất na do tha, Thập na do tha, Bá na do tha, Thiên na do tha, Vạn na do tha. Nam Mô Vạn Vạn na do tha Chư Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, hay trừ tội nặng từ vô lượng kiếp sanh tử cho đến ngày nay. Một lạy.

Nam Mô Nhất hằng hà sa Bồ Tát. Nam Mô Nhị hằng hà sa Bồ Tát. Nam Mô Tam hằng hà sa Bồ Tát. Nam Mô Tứ hằng hà sa Bồ Tát. Nam Mô Ngũ hằng hà sa Bồ Tát. Nam Mô Lục hằng hà sa Bồ Tát. Nam Mô Thất hằng hà sa Bồ Tát. Nam Mô Bát hằng hà sa Bồ Tát. Nam Mô Cửu hằng hà sa Bồ Tát. Nam Mô Thập hằng hà sa Bồ Tát. Nam Mô Bá hằng hà sa Bồ Tát. Nam Mô Bá ức vô lượng hằng hà sa chư Bồ Tát Ma Ha Tát, hay trừ tội nặng từ vô lượng kiếp sanh tử cho đến ngày nay. Một lạy.

Nếu người nào được nghe danh hiệu Đại Sĩ, chư Bồ Tát Ma Ha Tát, kẻ đó trong bốn mươi ngàn kiếp không đọa Địa Ngục khổ, không thuộc ngục Tam Giới, thường thuộc Giải Thoát Vương.

Do nhân duyên nghe được

Danh hiệu chư Bồ Tát.

Chẳng sanh nơi biên địa

Không sanh cõi nước ác

Chẳng còn thọ ác thân

Không sanh nhà tà kiến

Chẳng sanh dòng họ hèn

Không sanh nhà ngoại đạo

Thân căn hằng đầy đủ

Thường được nghe chánh pháp

Tuy chẳng thọ cấm giới

Nhưng thường được đầy đủ

Oai nghi giới đại thừa

Và thường thấy Phật Tánh

Cho nên nay kính lễ

Kẻ ấy trụ Phật Pháp

Đời sau thành Phật Đạo.

Khi Đức Thế Tôn nói xong danh hiệu chư đại Bồ Tát, có tám mươi tám ức thanh tịnh thiện nam tín nữ chứng quả A Na Hàm, chín mươi bốn ức Chư Thiên đắc quả Tư Đà Hàm, bảy ngàn tám ức Tỳ Kheo mất tâm được hoàn phục bản tâm và chứng quả A La Hán, mười ức Bồ Tát được Đại Đà Ra Ni đời vị lai đều thành Phật Đạo.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Hư Không Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát rằng: này Thiện nam tử! Có bốn pháp lành được nghe và tin nhận chánh pháp.

Những gì là bốn?

Một là tâm hằng thanh tịnh an vui.

Hai la tâm không kiêu mạn.

Ba là pháp lợi tự hiển hiện.

Bốn là dạy người pháp lành không cầu danh lợi.

Đó gọi là bốn.

Thiện nam tử! Lại có bốn pháp lành khi mở pháp thí.

Những gì là bốn?

Một là giữ gìn chánh pháp.

Hai là tự thêm trí huệ cho mình, cũng thêm trí huệ cho người nghe pháp.

Ba là thường hành pháp thiện nhân.

Bốn là chỉ dạy cho người biết thế nào là: Cấu, tịnh, thanh, bạch.

Đó gọi là bốn.

Thiện nam tử! Lại có bốn pháp được sức nhân từ, chẳng mất căn lành.

Những gì là bốn?

Một là thấy kẻ kém trí huệ chẳng cho là ngu.

Hai là đối với kẻ tánh sân hận thường tu tâm từ.

Ba là thường diễn nói các nhân duyên.

Bốn là thường niệm Vô Thượng Bồ Đề.

Đó gọi là bốn.

Thiện nam tử! Lại có bốn pháp chẳng do người dạy mà hay tự thật hành Sáu Ba la mật.

Những gì là bốn?

Một là thường dùng pháp thí ban bố đạo pháp cho người.

Hai là không nói tội hủy giới cấm của người.

Ba là khéo biết tứ nhiếp pháp giáo hóa chúng sanh.

Bốn là hiểu suốt pháp sâu.

Đó gọi là bốn.

Thiện nam tử! Lại có bốn pháp hay xả sự an vui thiền định hiện sanh nơi cõi Dục.

Những gì là bốn?

Một là tâm thường nhu hòa.

Hai khéo được sức căn lành.

Ba là chẳng bỏ tất cả chúng sanh.

Bốn là thường hay tu trí huệ phương tiện.

Đó gọi là bốn.

Thiện nam tử! Lại có bốn pháp ở trong Phật Pháp được không thối chuyển.

Những gì là bốn?

Một là khỏi thọ vô lượng sự sống chết.

Hay là thường cúng dường vô lượng Chư Phật.

Ba là tu hành vô lượng tâm từ.

Bốn là tin hiểu vô lượng Phật huệ.

Đó gọi là bốn.

Thiện nam tử! Lại có bốn pháp không đoạn Phật tánh.

Những gì là bốn?

Một là vì chúng sanh mà không lui bản nguyện.

Hai là ưa thích hạnh kính tin bố thí.

Ba là mạnh mẽ tinh tấn.

Bốn là thường hay thâm tâm tu hành Phật Đạo.

Đó gọi là bốn.

Bồ Tát Ma Ha Tát dạo khắp ba cõi, làm các hạnh lợi ích chúng sanh, thường tu theo đạo xuất thế, nên không đoạn Phật tánh!

Khi Phật nói về đại thừa tứ pháp, có bốn vạn Chư Thiên phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, hai muôn năm ngàn người được vô sanh pháp nhẫn, bốn vạn tám ngàn Bồ Tát thông đạt pháp giới nhẫn thiện Phật huệ.

Khi ấy Đức Thế Tôn bảo Hư Không Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát rằng: Ông nên thọ trì Kinh này!

Hư Không Tạng Bồ Tát thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Kinh này tên gọi là chi và con phải phụng trì như thế nào?

Đức Phật dạy: Kinh này tên là Đại Thông Phương Quảng, hay phá cảnh giới ma, hoại quân ngoại đạo, tiêu trừ phiền não, giải thoát năm dục cùng tà kiến trói buộc, phá ngục tam giới, đưa các loài hữu tình ra khỏi biển sanh tử hướng về nhà Niết Bàn, làm cho cảnh khô héo lâu được thấm nhuần lợi ích.

Kinh này là chủng tử của chánh nhân, là mưa nhân duyên lớn và mưa pháp Lục Độ, làm cho mầm hoa Tam Thừa của chúng sanh được nảy chồi tươi tốt thành tựu cực quả Nhứt Thừa Bồ Đề.

Thiện nam tử! Nay ông hỏi tên Kinh, ta nói như thế, hãy nên thọ trì!

Khi đó Hư Không Tạng Bồ Tát lại thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Con từ đời quá khứ đã ở nơi vô lượng Chư Phật, vô lượng hội xứ, trong vô lượng chúng, nghe thấy tất cả pháp, tất cả sự, tất cả tướng, tất cả Thừa, nhưng chưa từng được nghe pháp hiếm có, sự hiếm có, tướng hiếm có, Đại Thừa hiếm có này. Nay con xin thọ trì, khiến cho không đoạn tuyệt.

Bạch Đức Thế Tôn! Chư Phật thường trụ, Pháp Tăng bất diệt. Chúng sanh trong ba cõi tự sanh tự diệt, không thấy Như Lai cùng với Pháp, Tăng, bảo rằng diệt độ. Chúng con ngày nay nhờ oai thần của Phật, du hành Ba Cõi, cũng thuận thời nghi mà giả nói diệt độ.

Bạch Đức Thế Tôn! Chúng con cùng với tám muôn huệ pháp thân Đại Sĩ từ kiếp quá khứ lâu xa, nguyện xin lưu thông Kinh này, khiến cho chúng sanh trong pháp giới thọ trì đọc tụng, tu hành đúng như thuyết, một thời thành Phật không dám phóng xả.

Bạch Đức Thế Tôn! Sau khi Phật diệt độ, ở trong đời ác nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào thọ trì đọc tụng biên chép Kinh này, kẻ ấy sẽ được bao nhiêu phước?

Đức Phật bảo: Này thiện nam tử! Nếu người nào đem trân bảo đầy cả đại thiên Thế Giới để bố thí không bằng có người được nghe danh hiệu Kinh này, phước sau còn thắng hơn trước.

Lại hơn nữa, nếu người nào đem trân bảo đầy cả mười ngàn Thế Giới để bố thí, không bằng có người nhiếp trì Kinh này, phước sau còn thắng hơn trước. Lại hơn nữa, nếu người nào đem trân bảo đầy cả mười muôn Thế Giới để bố thí, không bằng có người nhiếp biên chép Kinh này một bài kệ, cho đến một câu, một chữ, phước sau còn thắng hơn trước.

Lại hơn nữa, tuy đem trân bảo đầy vô lượng Thế Giới để bố thí, không bằng chí tâm đọc tụng một bài kệ của Kinh này, phước sau còn thắng hơn trước. Lại hơn nữa, tuy bố thí cho tất cả chúng sanh trong khắp mười phương Thế Giới, không bằng chí tâm giải nghĩa một câu, hoặc vì người nói nghĩa một bài kệ của Kinh này, phước sau còn thắng hơn trước.

Tại sao thế?

Vì bố thí tiền của thức ăn là bố thí thuộc về thế gian, chỉ nuôi sống tánh mạng, không thoát khỏi sanh diệt luân hồi. Còn bố thí pháp đại thừa để nuôi lớn đạo căn Bồ Đề cho chúng sanh, có thể nối tiếp Huệ mạng chân thường của tam thừa hành giả.

Thiện nam tử! Nếu đọc tụng thọ trì Kinh này, xưa vốn là kẻ ác, nay là người thiện. Trước tuy kẻ khổ, nay là người vui. Xưa vốn kẻ triền phược, nay là người giải thoát. Trước vốn kẻ chưa được độ, nay là người được độ. Xưa vốn kẻ vô trí, nay là bậc luận sư. Trước vốn kẻ hữu lậu, nay là người vô lậu. Xưa vốn kẻ phàm hạnh, nay là người thánh hạnh.

Trước vốn kẻ mất đạo, nay là người vào Thánh đạo. Thân tuy phàm phu, đọc tụng thọ trì Kinh này, trí đồng với Thánh huệ. Căn bản tuy phiền não, đọc tụng thọ trì Kinh này, được đồng chung cảnh Niết Bàn với Chư Phật.

Hư Không Tạng Bồ Tát thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Như lời Phật vừa nói:  Vốn kẻ phàm hạnh, nay là người thánh hạnh. Căn bản tuy phiền não, đọc tụng thọ trì Kinh này, được đồng chung cảnh Niết Bàn với Chư Phật.

Thế thì kẻ phá giới, tạo ngũ nghịch, phỉ báng chánh pháp, đọc tụng thọ trì Kinh này, cũng được đoạn trừ phiền não và cũng sẽ được Niết Bàn ư?

Lời trên tuy đã minh bạch, nhưng cúi xin Thế Tôn vì con và chúng sanh giải thích rành rõ thêm!

Đức Phật bảo: Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử! Ông nay khéo hỏi, ta sẽ giải thích. Này thiện nam tử, tất cả chúng sanh bởi chẳng được gặp Phật, cho nên tà kiến phạm giới, phỉ báng chánh pháp. Nếu Phật ở đời thì không phạm giới và phỉ báng chánh pháp.

Tại sao thế?

Ví như ông trưởng giả chỉ có một con, nên nặng lòng yêu quý. Khi cha còn ở nhà, ngày đêm dạy bảo việc này việc khác, con đều thuận theo. Người con ấy được hiếu thuận là do cha dạy bảo, nên không có sự trái phạm.

Thời gian sau, cha đi xa không hẹn ngày trở lại, đứa con lãng quên mất lời cha dạy, phạm nhiều tội lỗi. Bởi con không biết lúc nào cha về, nên tưởng là đã chết, bi thương kêu khóc. Có lúc lại tợ hồ ngỗ nghịch, sầu não mất tâm, quên hẳn lời cha dạy khi xưa, dường chẳng hiếu thuận, thốt lời như phỉ báng.

***