Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Du Già Kim Cương Tính Hải Mạn Thù Thất Lợi Thiên Tý Thiên Bát đại Giáo Vương

PHẬT THUYẾT KINH

ĐẠI THỪA DU GIÀ KIM CƯƠNG TÍNH

HẢI MẠN THÙ THẤT LỢI THIÊN TÝ

THIÊN BÁT ĐẠI GIÁO VƯƠNG

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bất Không, Đời Đường
 

PHẦN HAI MƯƠI NĂM
 

Bồ Tát thường vì chúng sinh trong pháp giới tu chứng tịch diệt Bồ Đề, nhập vào nhất thiết pháp tính không thánh tính quán hạnh, đạt tự thể tính, khởi sức Thánh trí khắp ở tất cả, phóng ánh sáng Kim Cương tuệ, mỗi mỗi ánh sáng, một lần soi chiếu, một đám lửa mỗi mỗi sáng tỏ… thấy rõ tất cả Bồ Tát với tất cả chúng sinh hữu tình, mau khiến tu nhập vào pháp giới tuệ hại thật tính Tam Ma Địa, mau đến Bồ Đề Tam Muội giải thoát.

Phương tiện của tuệ ấy sinh trưởng dưỡng tâm, đạt tất cả pháp tính, khiến tâm chứng trống rỗng Śūnya: Không, không không Śūnyatā śūnyatā, tuệ nhãn chứng nhập vào vô sinh không Anutpāda śūnyatā, Kim Cương pháp giới Vajra dharma dhātu, tỏ ngộ nhập vào thiên hải nhãn vương Tam Muội, trăm pháp minh môn, Như Lai bí mật Kim Cương Tam Ma Địa.

Như vậy, Đức Như Lai nói xong, theo thứ tự mà diễn nói.

Khi ấy, Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai trụ trong chân như pháp giới thật tính hải tạng hiển hiện ngàn trăm ức liên hoa hải tạng pháp tính Thế Giới, xuất ra ngàn trăm ức tất cả Chư Phật, tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát. Hiện tòa báu thiên quang vương bách bảo liên hoa.

Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai ngồi trên tòa báu Thiên Quang Vương Kim Cương, phóng ánh sáng vàng của Kim Cương màu tía chiếu khắp vi trần số pháp giới hải tạng thảy đều thanh tịnh, làm màu vàng ròng hết.

Đức Như Lai bảo rằng: Này tất cả Chư Phật, tất cả Bồ Tát nên biết.

Hãy nghe cho kỹ! Hãy nghe cho kỹ! Nay ta sẽ vì Đại Hội chúng này giải thích các câu hỏi của nhóm đại trí thông Bồ Tát, từ mười trưởng dưỡng tâm này nhập vào trong kiên tu nhẫn, nói nhập vào mười Kim Cương tâm, hướng đến quả Bồ Đề.

Này Bồ Tát! Thế nào là tu hành quán trí, tu nhập vào mười Kim Cương tâm?

Nhóm nào là mười?

1. Tín tâm: Bồ Tát chí thành tu học Đại Thừa Tu Đa La, pháp giáo Tam Ma Địa bí mật của tất cả Như Lai, dùng trí thâm sâu tin tưởng tu niệm, hành trì Mật Hạnh Guhya caryā của tất cả Bồ Tát, học giáo chỉ Kim Cương bí mật Bồ Đề của Chư Phật Như Lai…

Rộng độ hữu tình, tất cả chúng sinh, dùng niềm tin làm đầu, tu thành Vô Thượng Bồ Đề, căn bản của Thánh Đạo, thấy chính đúng, thọ nhận chính đúng… chẳng khởi tà kiến của ngoại đạo, tâm của sinh tử, hạnh oán hận của các ma.

Bồ Tát luôn thường lắng tâm soi tính được thấy bờ mé tính toán của căn bản phiền não Mūla kleśa, ngã chấp Ātma grāha, các kiến Dṛṣṭi, tên gọi dính kết cái có Bhava, tạo nghiệp Karma, rốt ráo chẳng thọ nhận…chứng nhập vào tính không Tam Muội.

Bồ Tát ở trong pháp vô vi, tu nhập vào tịch tĩnh, chẳng thấy có sinh Jāti, trụ Sthiti, dị Anyathātva, diệt Anityatā, ba tướng lìa nhiễm, không có không có vô sinh Anutpāda, không có sinh, không có trụ. Trụ không có trụ trụ, diệt không có diệt diệt.

Bồ Tát ở trong tính của Thánh hạnh đạo phần chứng trí tịch diệt Vyupaśama jñāna không có tất cả pháp, tướng của pháp hữu vi.

Ở trong trí của hai đế: Thế đế, đệ nhất nghĩa đế chứng diệt tận hành Nirodha saṃskāra, hành Saṃskāra diệt tức vô minh Avidyā diệt.

Nếu Bồ Tát ở trong bản tâm tính vô vi vô tướng: Quán pháp không có tướng khác, tính đồng với pháp tính Dharmatā, không không Śūnyatā śūnyatā, sắc không Rūpa śunyatā, chứng nhập vào tâm tinh tế, tâm cẩn trọng của mỗi một tâm, tâm trống rỗng của mỗi một tâm.

Cho nên gọi là thâm tín Gaṃbhīraśraddha: Niềm tin sâu xa.

Vào sâu trong sự tịch diệt Vyupaśama của tính căn bản: Không có thể, không có tướng, hòa hợp một tính cũng không có nương cậy… nhưng mà người chủ, ta, người, thần dụng, ba cõi kết buộc: Giả hội, giả hợp cái tôi Ātman: Ngã, cái của tôi Mama kāra: Ngã sở không có đắc, không có tập, hết thảy đều diệt hết, tất cả các tướng nhập vào như như Thánh tính.

Như Bồ Tát này được gọi là vô vi vô tướng tín, đây gọi là thâm tín.

Lúc đó, Đức Như Lai nói vô tướng tín Bồ Tát này tu chứng mỗi mỗi phần, được nhập vào Phật thể tịch Tam Muội Kim Cương nhất tính Thánh hạnh nhất tướng Tam Ma Địa.

Đức Như Lai nói xong, cần phải theo thứ tự mà diễn nói.

2. Niệm tâm: Bồ Tát chí siêng năng tinh tiến, tu học đại thừa, tất cả pháp Tam Ma Địa của Như Lai quán chiếu ý thức, tâm, tính nghĩ nhớ sáu niệm, suy nghĩ giác giác ngộ, hiểu biết, thường giác giác ngộ, hiểu biết cho đến một niệm khởi tâm bố thí, luôn thường nghĩ nhớ bố thí.

Bồ Tát tu tất cả pháp đệ nhất nghĩa đế, trống rỗng Śūnya: Không không có chỗ vướng mắc, không có nhiễm, không có cột buộc, không có chấp, không có buông phóng ra.

Bồ Tát chứng nhập vào trí tịch diệt, đồng cùng nhau ở ngay trong tướng sinh trụ dị diệt, chẳng thấy có động, chẳng thấy không có động, chẳng thấy có đến, chẳng thấy không có đến rồi ở các nghiệp đi lại, thọ nhận làm một hợp tướng. Tất cả các pháp, các nghiệp hành đạo, tu thành phước trí thì Bồ Tát đem hồi hướng hết, nhập vào Kim Cương pháp giới Thánh tính Thánh trí.

Bồ Tát nguyện thành tựu tất cả chúng sinh với thân của mình nhập vào vô tướng tuệ. Tuệ cùng nối theo mỗi một thừa, chuyên chở tịch diệt. Mỗi một đám lửa chiếu tính, chiếu ánh sáng lặng yên, mỗi một ánh sáng đạt vô sinh, chẳng khởi chuyển dịch.

Sai khác không đạo Śūnyatā mārga, biến lúc trước chuyển lúc sau, biến lúc sau chuyển lúc trước, mỗi mỗi biến chuyển hóa, mỗi mỗi hóa chuyển biến, chuyển chuyển biến biến… đồng thời đồng trụ.

Ánh sáng của mỗi một đám lửa chiếu một tướng, một tĩnh, Thánh tính gia trì một thời. Đã biến, chưa biến, mỗi mỗi biến, mỗi mỗi hóa biến cùng đồng một thời diệt hết. Được phần nhập, phần chứng một tính của Kim Cương.

Mỗi một tâm, thể tính, tâm thể lìa niệm. Tướng lìa niệm ngang bằng với hư không giới, một tướng của pháp giới không có nơi chẳng biến, nhập vào như như tính thể tịch Kim Cương Tam Ma Địa như vậy nói xong, cần phải theo thứ tự mà diễn nói.

3. Hồi Hướng tâm: Bồ Tát tu trì Như Lai bí mật Tam Ma Địa, phát thệ nguyện rộng lớn, rộng độ hữu tình. Ở thâm tâm của mình thường hành Bồ Đề, chính trí lợi mình lợi người, khiến tất cả chúng sinh hữu tình đồng nguyện, đồng hạnh, tu tối thượng nghĩa đế không.

Ở trong Thật pháp thật trí Tam Ma Địa quán chiếu tính trống rỗng Śūnyatā: Không tính, mỗi mỗi phần chứng nhập vào thật đế Thánh tính, nghiệp thiện thành tựu nhân quả của Bồ Đề, nối tiếp nhau chẳng dứt Thánh đạo thù thắng, gọi là tối thượng Chân Đế.

Ở trong đạo đế Māgra satya đồng hợp với thế gian, mượn tên gọi giả danh là các pháp hợp hội nhân quả, ta người, người chủ, mượn tên gọi giả danh là Chân Đế Paramārtha.

Bồ Tát ở đế Satya của hai hữu: Khổ Duḥkha, tập Samudaya dùng, nên hồi hướng nhập vào Như Lai Kim Cương Bồ Đề Tát Bà Nhã Hải biển Kim Cương Bồ Đề nhất thiết trí của Như Lai, mỗi mỗi thâm sâu.

Vào sâu trong bát nhã Ba La Mật Đa Pāramitā, chứng thành Bồ Đề pháp không trí tính mà không có đi lại, huyễn hóa, dị thục vipāka: quả báo, các loại thọ nghiệp… rốt ráo diệt vĩnh viễn, chẳng vào sinh tử, các nghiệp nhân duyên của Thế Đế phương pháp, nguyên tắc, lý lẽ của thế tục.

Ở Bí Mật Thánh Tính Kim Cương Thánh Địa không có ta Ātman, người Pudgala, thọ mệnh Jīva, cũng không có thế gian. Đây gọi là thâm nhập tâm tính Bồ Đề Thánh trí giải thoát Tam Ma Địa.

Đức Như Lai nói Giáo Śāstra như vậy xong, tiếp theo cần phải học, nói rồi thực hành.

4. Đạt tâm: Bồ Tát đạt pháp tính của Phật, tu nhập vào Kim Cương Bồ Đề Bí Mật Tam Ma Địa, chứng pháp tính Thánh trí Tam Muội. Ở trong thật tính Thánh trí của Tam Muội này, đạt không chiếu tính nhẫn, thuận các pháp của tất cả Thánh Giáo, chứng nhập vào thật tính Thánh trí của Như Lai, tất cả Thánh trí Kim Cương của Bồ Đề.

Bồ Tát ở trong tất cả pháp tính Thánh trí của Bồ Đề, không có cột lại, không có mở ra, chứng đạt pháp giới Thánh hạnh không, nhập vào Thánh tính không có ngăn ngại, đạt nghĩa, đạt ngôn từ, đạt giáo hóa, đạt nhân quả ba đời, căn hạnh của chúng sinh, đồng một như như tính.

Bồ Tát khởi tâm tinh cần, liền quán chiếu Thánh tính thần dụng tự tại, không có chướng, không có ngại, chẳng hợp, chẳng tan, hiểu khắp chân như thật tính Bồ Đề không có thật dụng, cho nên dụng không có dụng, mỗi mỗi dụng không có tên gọi dụng, không có tướng dụng.

Mỗi mỗi dụng quán tuệ nhập vào tất cả không Śūnya: Trống rỗng, không không Śūnyatā śūnyatā, không chiếu, đạt không Śūnya: Trống rỗng thì gọi là Thánh tính thông đạt tất cả pháp không Śūnya, không không Śūnyatā śūnyatā, tướng như như trống rỗng Śūnya: Không chẳng thể đắc, thành tựu Kim Cương Thánh Trí Bồ Đề.

Lúc đó, Đức Như Lai nói xong, cần phải theo thứ tự mà diễn nói.

5. Trực tâm: Thường hành mỗi mỗi ngay thẳng. Ngay thẳng trực là chân như pháp tính không có nghiệng lệch, cong quẹo cho nên Bồ Tát quán chiếu tâm thể của ta, người được thấy chân như thật tính không có tà tính cho nên gọi là soi thẳng trực chiếu thấy tính, chẳng biến, chẳng khác Bồ Tát chứng nhập chân như thật tính Tam Muội.

Soi thấy sinh tử, thế đế, hữu kiến Astiva niśrita: Cái thấy nghiêng lệch chấp dính vào sự có. Lại gọi là thường kiến, có chấp lấy dính mắc với duyên hư vọng, thần ngã, chủ tể… đồng một thanh tịnh, nhập vào trong thể tính chân như vô sinh trí, lắng tâm thấy tính, diệt hết vô minh, thần ngã, người chủ.

Không không Śūnyatā śūnyatā, không lý chân lý đã hiển rõ khi quán thấy người và pháp là trống rỗng, tâm tại có, tại không có… gọi là đạt không Kim Cương bí mật Thánh tính Bồ Đề mà chẳng hoại mầm giống Kim Cương của Thánh Đạo.

Bồ Tát ở trong vô lậu Thánh tính, một quán sát, một chiếu soi, nhập vào Như Lai Kim Cương Bồ Đề Tam Ma Địa mà giáo hóa tất cả chúng sinh hữu tình nhiều như số bụi nhỏ trong mười phương.

Thảy đều hay chuyển nhập vào biển Tát Bà Nhã Sarva jñā: Nhất thiết trí, chứng nhập vào chân tính của Thánh trí đạo, mỗi mỗi ngay thẳng, mỗi mỗi Tính ngay thẳng trực tính, hành ngay thẳng trực hành ở trống rỗng Śūnya, không không Śūnyatā śūnyatā, không có ba cõi nhiễm tập thần ngã, người chủ, hữu lậu kết buộc… vĩnh viễn diệt hết, chẳng thọ nhận.

Lúc đó, gọi là trực tâm trực tính Như Lai Kim Cương bí mật Thánh tính Thánh hạnh Tam Ma Địa.

Như vậy nói xong, theo thứ tự mà diễn nói.

6. Bất Thoái tâm: Bồ Tát phát chí tinh cần, khiến tâm ta, tâm người khác cứu nhiếp tất cả chúng sinh hữu tình, rộng hành Bồ Tát Đạo, tu trì khổ hạnh, tập học Thánh trí Pháp Tạng bí mật Tam Ma Địa của Chư Phật, nhập vào Như Lai thật tính Tam Muội Kim Cương chân tế Tam Ma Địa, được tâm chẳng lùi bất thoái tâm, vĩnh viễn chẳng nhập vào tất cả địa của phàm phu.

Chẳng làm các ác, chẳng khởi các kiến Dṛṣṭi, làm sạch tội sinh tử nuôi lớn ba nghiệp của tâm, vĩnh viễn chẳng nhập vào nghiệp quả dị thục của ba cõi, mỗi mỗi phần chứng nhập vào Kim Cương Bồ Đề Tam Mật hạnh không, chẳng tiến chẳng lùi nơi đệ nhất trung đạo, phần nhập vào một hợp hành của bí mật Thánh tính giải thoát môn, cũng không có chuyển lùi.

Ở trong tính của Bồ Đề chân tính bản tính, không có tính của một nghĩa, không có hai tướng, mà không có một niệm, cũng không có lùi lại, không có chuyển động, ở vô vi vô tướng quán, nhập vào sự trống rỗng Śūnya: Không của vô sinh Anutpāda, lặng sẽ chiếu soi như như Kim Cương tuệ tính nối tiếp nhau, tâm của mỗi một thừa Yāna, nhập vào Nhị Đế không nhất đạo nhất tịnh tính trí tịch diệt, vĩnh viễn chẳng nhập vào sinh tử ba đời.

Ở trong tịch tĩnh Thánh Đạo chẳng thấy có lùi, cũng chẳng thấy có tiến. Tức đây gọi là chứng Phật Kim Cương chân tế bí mật Bồ Đề Tam Ma Địa.

Như vậy nói xong, tiếp theo nên như giáo Śāstra mà diễn bày.

7. Đại thừa tâm: Bồ Tát này phát chí nguyện lớn, tâm chẳng học nhị thừa mà dạy bảo chỉ lối giáo đạo cho thương sinh trăm họ, chì nguyện tu hành thù thắng tối thượng đệ nhất thừa của Như Lai để tiếp dẫn hữu tình.

Bồ Tát tập học Đại Thừa Bí Mật Kim cương tâm địa, tu hành Nhất Thừa Tam Ma Địa Eka yāna samādhi, dạy bảo chỉ lối dẫn chúng sinh khiến nhập vào tối thượng thù đặc Như Lai Thánh tính thể tịch pháp giới tính không Tam Muội.

Mỗi mỗi phần chứng nhập vào Bồ Đề Thánh hạnh pháp không của tất cả Chư Phật, mỗi mỗi tâm tịch diệt, gọi là Nhất Thừa Eka yāna nương vào nhất tính không trí trí thừa, hạnh thừa… mỗi mỗi thừa nương vào trí tâm, mỗi mỗi tâm dốc lòng thành, lại gánh các mỗi mỗi dụng, gánh vác tất cả chúng sinh hữu tình vướt qua sông lớn sinh tử trong ba cõi.

Thế nào là sông lớn trong ba cõi như vậy?

Nhất giả dục giới phiền não lưu chuyển trầm một khổ hải sanh tử đại hà.

Một là: Dục Giới Kāma dhātu: Phiền não lưu chuyển, chìm nổi trong biển khổ, sông lớn sinh tử.

Hai là: Sắc Giới Rūpa dhātu: Tu Thiền Dhyāna thấy định Samādhi cột buộc che trùm, chấp tĩnh sinh thiền, ra vào sông lớn ngưng trệ không có cùng tận.

Ba là: Vô Sắc Giới Arūpya dhātu: Khi hết lượng của thọ báo quả báo của tuổi thọ thì luân hồi trong sáu đường, ba hữu ba cõi sáu dục, Sắc Giới, bốn không… nhiễm dính tập định nuôi dưỡng sự yên tịnh để chận đứng niệm hư vọng, tĩnh lự Dhyāna của Chư Thiên chẳng chặt đứt sinh diệt. Định yêu thích thọ nhận niềm vui Sukha, Phi Tưởng Naiva saṃjñānāsaṃjñā yatana: Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.

***