Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Du Già Kim Cương Tính Hải Mạn Thù Thất Lợi Thiên Tý Thiên Bát đại Giáo Vương

PHẬT THUYẾT KINH

ĐẠI THỪA DU GIÀ KIM CƯƠNG TÍNH

HẢI MẠN THÙ THẤT LỢI THIÊN TÝ

THIÊN BÁT ĐẠI GIÁO VƯƠNG

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bất Không, Đời Đường
 

PHẦN BA
 

Pháp thắng diệu, lạ kỳ đặc biệt hiếm hoi, thù thắng, đích xác khác lạ của tất cả Như Lai là tất cả Chư Phật Như Lai ở đī trước tu trì pháp giáo ba mươi chi bí mật, ba Bồ Đề của Kim Cương Tam Ma Địa, sức của quả vô thượng Agraphala, Thánh Tuệ, Đại Trí thành tựu tất cả pháp giáo, A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề của Chư Phật, khiến cho tất cả chúng sinh hữu tình thảy đều chứng ngộ, được thành Chánh Giác.

Thế nên, Đức Như lai nói với Mạn Thù rằng: Kim Cương Tam Ma Địa của Phật như vậy. Ông nên tự mình vì tất cả chúng sinh cần phải nói ra.

Mạn Thù Thất Lợi khước từ không nhận Thánh Ngôn, chẳng dám đối trước Như Lai, tự nói Thánh Giáo.

Khi ấy, Đức Thế Tôn tiếp nhận Mạn Thù là Đức Như Lai tự nói, liền bảo rằng: Này Mạn Thù Thất Lợi! Ông ở xưa kia đều vì hữu tình, tất cả chúng sinh trong pháp giới, khiến cho phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề. Làm thế nào tu trì Kim Cương Tam Ma Địa của Như Lai, giáo ấy rất hiếm hoi. Lạ kỳ, đặc biệt… chẳng thể tỉ dụ, chẳng thể nói hết, chẳng thể so sánh liệu lường được.

Tức lúc đó, Đức Thế Tôn một lần nữa nói với Mạn Thù Thất Lợi rằng: Ông nên ban cho tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát với tất cả chúng sinh hữu tình ở trong Đại Hội, tự nói nhân gốc rễ, đại nguyện, Thánh Hạnh, Cõi Phật, công đức trang nghiêm các Tịnh Thổ của Chư Phật, thành tựu tất cả… khi các đại bồ Tát được bồ đề thời khiến cho các Bồ Tát từ ông được nghe nghĩa thù thắng của pháp màu nhiệm thâm sâu này.

Mạn Thù Thất Lợi một lần nữa, trình bày với Đức Như Lai, rồi bạch Phật rằng: Đức Thế Tôn Đại Từ rũ thương, ngó xuống.

Nếu hứa cho con nói thời con liền nói Đức Thế Tôn bảo rằng: Ta sẽ hứa với ông.

Bấy giờ, Mạn Thù Thất Lợi liền đối trước Đức Như Lai với đối trước đại chúng, liền nhập vào Kim Cương Tam Muội Tam Ma Địa Vajra samaya samādhi, dùng Thiên Nhãn Divya cakṣu: Con mắt của hàng Trời không có trở ngại, nhìn thấy tất cả Chư Phật Thế Tôn, các Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, tất cả Hiền Thánh trong Thế Giới Cõi Phật nhiều như vô lượng số bụi nhỏ chẳng thể nói chẳng thể nói trong ba ngàn đại thiên Thế Giới ở mười phương.

Như Chư Phật, Bồ Tát này… hết thảy đều được Mạn Thù hóa độ thành Phật, khiến được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Anuttarasamyasaṃbodhi: Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác.

Khi ấy, các đại bồ Tát với tất cả chúng sinh trong Đại Hội cũng được một lúc đồng thấy Thánh Đức hóa độ của Mạn Thù, hiển hiện tất cả Chư Phật.

Lúc đó, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai liền bảo đại chúng rằng: Chẳng phải là ta khuyên phát tâm Bồ Đề, mà đều là Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát xưa kia khuyên phát bồ đề đều khiến cho đầy đủ, được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, hết thảy đều thành Phật.

Bấy giờ, Đại Hội Chúng đồng thanh khen ngợi rằng: Đại Thánh Mạn Thù Thất Lợi, từ lâu xa đã gieo trồng cội rễ của Đức Guṇa mūla, dẫn lối cho quần sinh. Đại chúng đều tôn kính sâu xa Mạn Thù, chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể thí dụ.

Lại nữa, lúc đó, Mạn Thù Thất Lợi ở trong đại chúng, lại đang cúi đầu, bạch với Đức Thế Tôn lần nữa là: Con có nguyện lớn. Lại nguyện xin Đức Nưu Lai gia bị cho con.

Nay con liền đối trước Đức Như Lai, chẳng đứng lên khỏi chỗ ngồi, chỉ dùng Hóa Thân Nirmāṇa kāya biến khắp Thế Giới Cõi Phật như số hạt bụi nhỏ ở mười phương, vì các hữu tình, tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát mà diễn nói Giáo Đại Thừa Du Già Kim Cương Tam Mật Môn Tam Ma Địa của Như Lai.

Đối trước đại chúng, nay con hiển hiện khiến cho tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát với tất cả chúng sinh hữu tình… tu nhập vào Du Già Kim Cương Tam Ma Địa Yoga vajra samādhi này, chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, đương lai nguyện thành Phật hết.

Bấy giờ, Mạn Thù Bồ Tát đối trước Đức Như Lai, trong Chúng Hội hiện làm thần thông rộng độ quần phẩm ở phương khác, chúng sinh trong pháp giới. Y theo nói nguyện trước kia, chân thật chẳng hư dối.

Thế nên, tức Sư Tử Dũng Mãnh Lôi Âm Bồ Tát Siṃha vikrama garjita svara liền ở trong chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy, ở trước mặt Đức Thế Tôn làm lễ, quỳ thẳng lưng, cài chéo bàn tay, chắp tay lại, hướng về Đức Phật rồi bạch với Đức Thế Tôn rằng: Mạn Thù Thất Lợi nguyện chung tổng nguyện ở đương lai, tất cả Bồ Tát với tất cả chúng sinh hữu tình được thành Phật.

Mạn Thù Thất Lợi đương lai tự thành Phật thi có tên gọi là nhóm Phật nào, khiến được hết thảy chúng sinh thành Phật Quả?

Mạn Thù Thất Lợi thành Phật thì có tên gọi là nhóm chữ nào?

Có danh hiệu gì?

Sư Tử Dũng Mãnh Bồ Tát Siṃha vikrama bodhisatva liền đối trước mặt Đức Như Lai, bạch với Mạn Thù Thất Lợi: Nhân Giả! Ông vì nơi đại chúng, nói danh hiệu đương lai thành Phật thời ý của ông như thế nào?

Mạn Thù nói với Sư Tử Bồ Tát: Ngưng ngay! Ngưng ngay! Chẳng nên nói! Nay tôi chẳng dám đối trước Đức Như Lai, tự nói danh hiệu đương lai thành Phật Mạn Thù từ chối ba lần chẳng dám tự nói.

Khi ấy, Đức Như Lai liền vì đại chúng, tất cả Bồ Tát với tất cả chúng sinh hữu tình, liền bảo Sư Tử Dũng Mãnh Bồ Tát rằng: Này thiện nam tử! Nay ta cùng với đại chúng này, nói Mạn Thù Thất Lợi đương lai, trải qua vô lượng kiếp dẫn đường cho quần sinh, sau đó mới thành Phật thời có hiệu gọi là Phổ Kiến Như Lai Samanta darśana tathāgata với tất cả hữu tình đương lai thành Phật cũng đồng có danh hiệu của Đức Phật ấy.

Tại sao thế?

Vì Đức Phổ Kiến Như Lai tự có nguyện lực khiến khắp cả chúng sinh hữu tình nhiều như số hạt bụi nhỏ ở mười phương, nghĩ nhớ tên của ta, liền được tất cả, khiến cho được thấy khắp cả. Người đã được thấy, chẳng vay mượn công lực mà tội cấu tự nhiên tiêu diệt, quyết định liền được khắp cả sẽ thành Phật, hiệu gọi là Phổ Kiến Như Lai.

Thế nên, tất cả kẻ trai lành, Bồ Tát Ma Ha Tát thề nên tin tưởng sâu xa, đừng tác niệm nghi ngờ. Nếu không có niệm nghi ngờ, liền được Chư Phật mười phương thảy đều trợ giúp, xoa đỉnh đầu kẻ ấy, tu chứng Bồ Đề.

Lúc đó, Đức Như Lai bảo rằng: Này Sư Tử Dũng Mãnh Bồ Tát! Nếu có tất cả chúng sinh hữu tình chẳng tin lời nói này, cho rằng không có chuyện đó. Tức là người này gần sát theo địa ngục mà thoát ra, đời trước từng mang thân mù, điếc, câm, ngọng.

Tại sao thế?

Vì đời đời kiếp kiếp chẳng được thấy Phật, thường rơi vào địa ngục, làm thân súc sanh, luân hồi trong bốn nẻo không có ngưng nghỉ. Người như vậy chẳng thể giáo đạo dạy bảo chỉ dẫn, cũng chẳng trung hối hết lòng dạy bảo khuyên răn.

Bấy giờ, tất cả đại chúng nghe Đức Như Lai nói Phổ Kiến Như Lai thành Phật, lợi ích cho tất cả chúng sinh, công đức viên mãn, phước lực rất nhiều… nên đại chúng đều sinh tàm quý cảm giác xấu hổ sâu xa, mỗi mỗi đều tin tưởng chân thật, khát ngưỡng, tin nhận điều mà Đức Như Lai đã nói.

Khi ấy, Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát lại đī trước đại chúng, bạch với Đức Thế Tôn lần nữa là: Nay con vốn có nguyện: Nếu con còn ở đời với sau khi diệt độ.

Khi ấy, có chúng sinh với tất cả Bồ Tát nếu xưng danh hiệu Phổ Kiến Như Lai với niệm tên của con thì tất cả tội nặng với chê bai kinh Phương Đẳng Vaipulya thảy đều tiêu diệt, chẳng luận là kẻ có tội Nhất xiển đề Ecchantia, hay Icchantika: Căn cơ vĩnh viễn chẳng được thành Phật cũng đều diệt hết, hết thảy sẽ thành Phật.

Điều mà Mạn Thù đã nói là chân thật chẳng hư dối, tất cả đại chúng thảy đều tin nhận.

Lại nữa, Man Thù Thất Lợi bạch với Đức Phật lần nữa là: Nay con lại có nguyện lớn: Nếu khi con cùng với tất cả chúng sinh tu bồ đề thời ở trong cõi nước của con, nếu các Bồ Tát với tất cả chúng sinh hữu tình… sinh trong đời của con.

khi mới sinh ra thời quần áo, thức ăn uống, Ngọa Cụ Śayanāsana: Giường, phản, bốn việc, thứ cần dùng thì tùy theo bàn tay mà tuôn ra. Nếu tuôn ra được xong thì đem quần áo, thức ăn uống, giường phản này, trước tiên nên cúng dường Chư Phật Như Lai với các Bồ Tát, sau đó nên tự nhận dùng.

Lúc đó, Mạn Thù Thất Lợi tự nói Bản Nguyện Pūrva praṇidhāna xong thì tất cả Bồ Tát với tất cả chúng sinh sinh niềm tin tưởng chân thật sâu xa, liền tin nhận ngay, quy y, phụng hành.

Bấy giờ, Sư Tử Dũng Mãnh Lôi Âm Bồ Tát Ma Ha Tát lại một lần nữa, thỉnh Đức Như Lai Thế Tôn nói: Ở đời sau, khi mạt pháp Saddharma vipralopa thời y theo điều gì để thực hành?

Tu tập như thế nào?

Đức Thế Tôn bảo rằng: Này Sư Tử Dũng Mãnh! Ta sẽ vì ông phân biệt, giải nói.

Này Thiện Nam Tử! Đời đương lai, ở cõi Diêm Phù, thời Mạt Kiếp khi Phật Pháp sắp muốn diệt hết.

Nếu có tất cả Bồ Tát với tất cả chúng sinh hữu tình, từ lúc bắt đầu cúng dường, đem bảy báu, vật trân quý, thức ăn uống, phan, lọng, mọi loại cúng dường bảy câu chi Tháp Miếu, Xá Lợi, hình tượng của Chư Phật trong Thế Giới ở mười phương nhiều như số hạt cát của Sông Hằng, trải qua vô lượng kiếp.

Nếu có Bồ Tát với tất cả chúng sinh học pháp giáo, hạnh nguyện của Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát, thực hành trải qua bảy bước… người ấy thọ nhận phước lợi, công đức nhiều ít thì cũng chẳng thể so sánh liệu lường, thù đặc không có gì sánh được, hơn hẳn công đức của Bồ Tát cúng dường bảy câu chi tháp miếu của Chư Phật lúc trước, trăm phần chẳng theo kịp một phần, cho đến nơi tính đếm ví dụ chẳng thể theo kịp.

Tại sao thế?

Đấy do Đức Thế Tôn như vậy vì đại chúng nói tu học hạnh nguyện của Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát có công đức cực nhiều, tối thắng, siêu việt, vô lượng vô biên.

Tại sao thế?

Vì Mạn Thù Thất Lợi là Bản Mẫu Mātṛka: Lấy nghĩa sinh ra để gom tập nghĩa của các Kinh mà luận nghị, sinh ra nghĩa lý của ý thú khác nhau của tất cả Chư Phật Như Lai, bởi thế từ thân tâm Kim Cương Bát Nhã của Mạn Thù Thất Lợi sinh ra tất cả Chư Phật, Bồ Tát.

Thế nên, Đức Thế Tôn nói tất cả Bồ Tát tu hành hạnh nguyện của Mạn Thù Thất Lợi thì công đức, phước lực rất nhiều, hơn hẳn công đức cúng dường của Bồ Tát lúc trước.

Tại sao thế?

Vì cúng dường Tháp báu tức gọi là tâm của hữu lậu Sāsrava, như công đức này có hạn có lượng. Nếu Bồ Tát tu học hạnh nguyện, giáo bí mật của Mạn Thù Thất Lợi tức là tu trì tâm Kim Cương Vô Lậu Vajra anāsravaḥ của Như Lai, không có hạn, không có lượng. Thế nên liền được mau vượt lên Phật Địa, pháp thân của Chư Phật.

Khi ấy, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai nói Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát xưa kia tu hành, dạy bảo tất cả chúng sinh tu học đại nguyện, công đức, Thánh lực, Thánh tính thù thắng không có gì so sánh được.

Lúc đó, đại chúng, tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát, đệ tử của bốn bộ, kẻ trai lành, người nữ thiện… hết thảy đều vui vẻ, tin nhận, phụng hành.

Tiếp theo, liền sẽ nói tất cả Chư Phật, Bồ Tát tu chứng Thánh trí, công đức, pháp lực.

Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai ngự bên trong Đạo Trường tại Đại Hội trong Tinh Xá Kỳ Viên Jetavanānāthapiṇḍadasyārāma bảo Sư Tử Dũng Mãnh Lôi Âm Bồ Tát Ma Ha Tát: Ta đối trước các hàng Bồ Tát Ma Ha Tát trong đại chúng hội giao cho giáo pháp Kim Cương Bồ Đề Tam Ma Địa Vajra bodhisamādhi của tất cả Chư Phật ba đời đã nói trong quá khứ như bên trên.

Giao cho Mạn Thù Thất Lợi đều cùng với mười sáu vị Đại Sĩ Bồ Tát làm nơi Thượng Thủ, truyền thụ cho tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát với tất cả chúng sinh hữu tình… khiến cho chứng Thánh lực gia trì của Như Lai, tiến tu Kinh Giáo Nhất Thiết Như Lai Kim Cương Tam Mật Bồ Đề Thật Tướng Pháp Tính Tam Ma Địa với tu Thánh Tính Quán của Như Lai.

Sư Tử Dũng Mãnh nói: Thế nào gọi là Kinh Giáo Thật Tướng Pháp Tính Tam Ma Địa?

Thế nào gọi là Thánh Tính Quán của Như Lai?

Tức Sư Tử Dũng Mãnh với các Bồ Tát đồng cùng nhau cúi lạy Đức Như Lai rồi bạch rằng: Xin Đức Thế Tôn vì chúng con phân biệt, giải nói.

Các Bồ Tát chúng con với tất cả chúng sinh hữu tình ở đời lâu xa trong kiếp tương lai… y theo lời dạy bảo của Đức Như Lai, tiến tu phụng trì Kinh Giáo Thánh Trí Pháp Tính Du Già Kim Cương Bí Mật Tam Ma Địa của tất cả Chư Phật, với tu trì Thánh tính quán của Như Lai.

Đức Phật bảo nhóm Sư Tử Dũng Mãnh: Nói Kinh này là Đại Thừa Tu Đa La Mahā yāna sūtra, Kinh Giáo Căn Bản Bí Mật Pháp Tính Tam Ma Địa của tất cả Kinh. Ông nên phụng trì, tinh tiến, tu hành.

Khi ấy, Đức Như Lai cùng với tất cả đại chúng với các Bồ Tát nói Tu Đa La Sūtra này, Kinh Căn Bản Bí Mật Pháp Tính của tất cả Kinh. Ngay lúc đó, tất cả Thế Giới với Diêm Phù Đề đột nhiên rộng rãi nghiêm tịnh, biến thành màu vàng ròng.

Trong hư không: Mùi thơm Chiên Đàn của trăm thứ báu, gió thơm thổi cây cối, mọi loài chim hòa nhau hót đều làm âm Phạm Bái Bhāṣa: Khen ngợi ngâm vịnh, ca tụng đức của Phật.

Lúc đó, có tướng của điềm lành này: Thù thắng, lạ kỳ, đặc biệt mà thời đại của Đức Phật Phật thế chưa có Đức Thế Tôn liền bảo nhóm Sư Tử Dũng Mãnh: Ông nên phụng trì Như Lai nói Kinh Giáo này.

Sư Tử Dũng Mãnh, tất cả Đại Hội Chúng với các hàng Bồ Tát sinh hoảng sợ, hổ thẹn sâu xa, chẳng thể nghĩ bàn: Làm thế nào phụng trì, như nói Kinh này?

Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền vì nhóm Sư Tử Dũng Mãnh với tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát nói Kinh Giáo căn bản của Đại Thừa Nhất Thiết Chư Phật Du Già Bí Mật Kim Cương Tam Ma Địa này. Ở nơi Tông Pakṣa với Thể Tva của Kinh này đều có hai môn.

Thế nào là nói Tông Thể Pakṣa tva của Kinh này có hai môn: Một là thật tướng thanh tịnh làm tông. Hai là chân như pháp giới làm thể.

***