Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Du Già Kim Cương Tính Hải Mạn Thù Thất Lợi Thiên Tý Thiên Bát đại Giáo Vương

PHẬT THUYẾT KINH

ĐẠI THỪA DU GIÀ KIM CƯƠNG TÍNH

HẢI MẠN THÙ THẤT LỢI THIÊN TÝ

THIÊN BÁT ĐẠI GIÁO VƯƠNG

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bất Không, Đời Đường
 

PHẦN BA MƯƠI MỐT
 

Đức Phật bảo: Này ngoại đạo! Hãy nghe cho kỹ! Hãy nghe cho kỹ!

Bởi thế nên biết từ thân người chết đi, quay trở lại sinh vào nhân gian sẽ có tướng này: Người ấy hiền lành ngay thẳng, gần gũi bạn tốt lành thiện hữu, tính thường có niềm tin, có trung, có hiếu. Nếu có người ác làm việc vấy bẩn, chê bai, mắng chửi, chỉ trích người ấy thì cuối cùng người ấy chẳng trở ngược đem điều ác đáp trả đối phương.

Tại sao thế?

Vì người này thường làm điều tốt, quý trọng danh tiếng của gia đình, biết hổ thẹn, biết xấu hổ, chân thành vui vẻ giữ gìn niềm tin, yêu thích danh tiếng cùng với sự khen ngợi.

Tính bẩm sinh thông minh khéo léo, kính trọng người có trí, đủ tàm Hrī: tâm sùng kính các công đức với người có đức, đủ quý Apatrāpya: tâm sợ hãi tội lỗi, tâm tính nhu nhuyễn, nhận thức biết ơn của người trước để lại, có nguyện báo đáp.

Đối với thiện tri thức Kalyāṇamitra: Người chính trự với, có đức hạnh, hay dạy bảo chỉ dẫn con đường chính đúng thì tâm thuận theo không có trái nghịch, có từ Maitra, có bi Kāraṇa, hiếu dưỡng cha mẹ, Sư Tăng, Hòa Thượng, cẩn thận tôn kính bậc bên trên.

Biết người bị nguy cấp thì có phương cách xử sự, khéo hay hòa hợp, thường ưa thích tin Phật, thích hành bố trí, thường sinh cúng dường, chẳng chịu nợ nần, chẳng phụ lòng người khác, ít cân nhắc tài vật, thích học tập việc thiện lành, tiếp dẫn người khác đều khiến cho an vui, chẳng khiến cho có khổ.

Như người này thực hành hạnh như vậy chết đi. Được sinh lên Trời, chẳng đi vào địa ngục, khi sinh trở lại nhân gian thọ nhận đại khoái lạc, chẳng chịu mọi nỗi khổ. Đời đời kiếp kiếp thường được thân người.

Thế nên, Đức Như Lai bảo các ngoại đạo với người ác, bất thiện không có trí này… cũng chẳng phải là nơi thấy hiểu của kẻ ngu si, chẳng phải là nơi đo lường của người phàm, chẳng phải là ý so sánh liệu lường được. Nếu có chúng sinh trì giữ năm giới, mười thiện được sinh lên Trời, thọ nhận niềm vui thù thắng màu nhiệm.

Từ Cõi Trời chết đi lại sinh vào nhân gian, làm người đoan nghiêm, chính tín, chính kiến, tướng tốt thù diệu. Người ấy thông tuệ, ưa thích sự thanh tịnh, vui thích đeo vòng hoa, xông ướp hương, xoa bôi hương, thường yêu thích sự tinh khiết, chọn lựa điều tốt đẹp, hiền lương.

Thường ưa thích âm thanh ca múa, khen ngợi. Thường ưa thích lầu cao, chẳng thích ở nơi thấp, làm người dẫn đầu, khuôn mặt vui tươi chẳng giận dữ, có hạnh Caryā, có đức Guṇa, nói lời nhẹ nhàng tốt đẹp, phương tiện khéo léo nói ra lời thành thật, hết thảy đều vui vẻ, chẳng gây hại cho đối phương, có đại trí tuệ, thường ưa thích quần áo, vật dụng trang nghiêm thân.

Người này có sự ưa thích, mong muốn xuất gia. Nếu được làm thầy thì tinh tiến tu trì luật hạnh phụng hành giới luật thanh tịnh, học tập Phật Đạo, chí cầu Bồ Đề.

Người như vậy có trí, có tuệ, nhiều kiếp tu hành khó thể tính lường, chẳng phải là nơi mà tâm đo lường được, chẳng phải là nơi mà con mắt quán thấy được. Đây là hiền lương, thấy sinh ra, thọ nhận phước Puṇya. Nếu tu tịnh giới thì chẳng lâu sẽ được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề.

Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai bảo các Bồ Tát, nhóm chúng của bốn bộ, kẻ trai lành, người nữ thiện rằng: Nên biết pháp ác, tà kiến của sáu vị thầy dẫn đầu trong nhóm ngoại đạo Ni Kiền Tử này có chín mươi năm loại dị kiến, biệt bộ đều có pháp căn bản của sáu Tông.

Đồ đảng của sáu vị Thầy: Nhóm Ni Kiền Tử?

Ajita keśakambala, Câu Xa Lê Tử Gośaliputra, Tỳ La Chi Tử Vairaṭi putra, Cưu Đà Ca Chiên Diên Kakudakātyāyand, Phú Lan Na Ca Diếp Mạt Già Lê Pūraṇa kāśyapa maskāri, Ni Kiện Đà Nhược Đề Tử Nirgrantha jñātiputra, sáu vị thầy ngoại đạo đều có chín ngàn năm trăm đồ đảng đều chấp vào tà Giáo, chín ngàn ngoại đạo đính sâu vào tà kiến, mũi tên độc cắm vào tim, chẳng quy Thánh Đạo Chánh Giáo của Như Lai.

Chỉ có một người trong đồ đảng ngoại đạo dẫn đầu chúng là Tu Bạt Đà La Subhadra bậc nhất, đem năm trăm đồ chúng ngoại đạo quy y Như Lai, xin Phật xuất gia rời từ phi pháp lại tu Thánh Đạo, chính hạnh, chính trí của Phật. Tự các nhóm ngoại đạo Ni Kiền Tử Nhược Đề Tử dánh sâu vào tà kiến, chẳng tin chánh giáo lui ra khởi chỗ ngồi, bỏ đi.

Khi ấy, Đức Như Lai ở trong đại chúng bảo các Bồ Tát Ma Ha Tát với các đệ tử của bốn Bộ, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, kẻ trai lành.

Người nữ thiện rằng: Như ngoại đạo này thật là người ngu, kẻ bất thiện. Đời trước nương theo nhân của nghiệp ác quá khứ bị rơi vào địa ngục, vẫn chưa ra khỏi tà kiến. Thế nên, nếu ngay lúc này chẳng phát tâm thoát ra thời ắt quay trở lại lang thang trôi nổi.

Lúc đó, Đệ Tử của bốn Bộ, kẻ trai lành, người nữ thiện… chí thành phát tâm quy y Như Lai, tu trì mười Thiện, thọ nhận bí mật chánh giáo thanh tịnh cấm giới của Chư Phật, chẳng rơi vào địa ngục, chẳng làm súc sanh, chẳng sinh là quỷ đói, chẳng sinh vào các nẻo, chẳng vào nhà ngoại đạo tà kiến.

Mỗi khi sinh ra, đời đời được gặp Chư Phật, nghe nói chánh pháp, dần dần theo thứ tự tu học Thánh Giáo Thánh Trí Thánh Hạnh của Như Lai, thành tựu Bồ Đề, đương lai thành Phật, được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai nói rằng: Ta ở vô lượng kiếp quá khứ đến nay, tu hành Giáo Śāstra của Du Già Thánh Trí Chư Phật Kim Cương Tam Ma Địa Pháp, Bí Mật Bồ Đề Thậm Thâm Tam Mật Như Lai Pháp như vậy.

Khi ấy, Đức Thế Tôn ở Tinh Xá Kỳ Viên, hướng vào trong Chúng Hội của Đại Đạo Trường bảo các chúng Bồ Tát Ma Ha Tát với các Thanh Văn, Đại Phạm Thiên Vương kèm với Chư Thiên, Phạm Chúng, tám Bộ Long Thần, Đệ Tử của bốn chúng, các kẻ trai lành.

Người nữ thiện rằng: Xưa kia, Ta từng ở chỗ của Đức Tỳ Lô Giá Na Thế Tôn nghe nhận giáo của Du Già Bí Mật Kim Cương Bồ Đề Tam Mật Tam Ma Địa Pháp Tính Thánh thì Mạn Thù Thất Lợi là bậc thượng thủ dẫn đường cho ta với các Bồ Tát khiến thành Phật Đạo, đắc A Nậu Bồ Đề Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Thế nên, Đức Thế Tôn Thích Ca Như Lai bảo bày cho tất cả Bồ Tát, tất cả Chư Thiên, hàng Đại Phạm Vương, tất cả tám Bộ Trời Rồng, các chúng Thần Quỷ, tất cả Thanh Văn, chúng Đệ Tử của bốn Bộ.

Đức Thích Ca Mâu Ni nói: Xưa kia, ta từng ở nhân địa, trước tiên hướng đến Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát, bắt đầu phát tâm Bồ Đề, tu hành hạnh của Tam Ma Địa Kim Cương Bồ Đề Tam Mật, nay được thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni Như Lai.

Như vậy, các chúng Đại Bồ Tát, tất cả Phạm Vương, Chư Thiên, hàng Phạm Thích, Long Vương, tám bộ, nhóm người của bốn chúng trong đại hội đồng cùng nhau thỉnh bạch Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát, làm bậc thầy thượng thủ của đại chúng các ngươi, sẽ dẫn đại chúng, hết thảy đều thành Phật. Ta ở đương lai, thời mạt thế cũng trợ giúp Mạn Thù rộng hóa độ quần phẩm chúng sinh.

Lúc đó, các nhóm Bồ Tát trong Đại Hội liền y theo giáo mệnh của Đức Như Lai lễ kính Mạn Thù, xưng là Bậc Thầy đứng đầu.

Bấy giờ, Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi lạy Đức Như Lai, quỳ thẳng lưng, chắp tay lại, cài chéo bàn tay rồi bạch rằng: Xin Đức Thế Tôn hãy nghe, hứa cho con thời con mới dám y theo sự chỉ bày của Đức Như Lai, chẳng dám trái ngược giáo mệnh của Đức Thế Tôn.

Nguyện xin Đức Thế Tôn gia bị cho con thời con mới dám nhận! Đức Phật nói hứa nhận. Thế nên, bốn chúng, các Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, tất cả Chư Thiên, Phạm, Thích, tám Bộ Long Thần, các chúng trong Đại Hội thảy đều vui vẻ, hết thảy y theo sự chỉ dạy của Đức Thế Tôn, thọ nhận Ngôn Giáo.

Đời đương lai tu tập Bồ Đề, cùng nhau nguyện được gặp Đại Thánh Mạn Thù dẫn dắt cho ta: Nguyện xin Đại Thánh Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát, kiếp kiếp mỗi khi sinh ra đều được gặp gỡ, giúp cho con, nhóm chúng thuộc bốn bộ… làm bậc Đạo Sư chẳng xa lìa nhau, dần dần theo thứ tự tu học, chứng thành Phật Quả. Đương lai, nguyện được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề.

Khi ấy, đại chúng thảy đều tin nhận, khen ngợi: Đức Như Lai giúp cho chúng con, chỉ nhận Mạn Thù làm bậc lãnh đạo, chúng hội chúng con sinh tàm quý sâu xa, ví dụ không thể so sánh được, chẳng thể so lường được. Nguyện xin Đức Như Lai gia bị cho chúng con.

Lúc đó, ở đại chúng này, các Bồ Tát Ma Ha Tát chẳng dám trái ngược với sự chỉ bày của Đức Thế Tôn: Đại Hội chúng con, tất cả Bồ Tát, tất cả Thanh Văn, tất cả tám Bộ Long Thần, các chúng, tất cả đệ tử của bốn bộ, kẻ trai lành, người nữ thiện… tin tưởng vững chắc nơi Kinh này.

Đức Phật nói: Nếu có người phát tâm Bồ Tát, chí thành viết chép Kinh này, thọ trì, đọc tụng thò đời hiện tại này đắc được thông minh, trí sắc bén, biện tài không có trở ngại, phước đức tăng thịnh, trí tuệ như biển, việc mong cầu đều vừa ý, thảy đều viên mãn.

Tại sao thế?

Vì Thánh Trí của Chư Phật gia bị lợi ích cho hành giả, liền hay tinh tiến, tu Mạn Thù Thất Lợi Thiên Tý Thiên Bát Đại Giáo Vương Bí Mật Kinh do Đức Như Lai đã nói, chí thành tu học Thánh Hạnh Thánh Trí Tam Mật Bí Khế Kim Cương Bồ Đề Tam Ma Địa Thánh Tính Pháp Giáo, siêu thắng mau thành, vượt qua A tăng kỳ Căng Già Sa vi trần số kiếp, hướng về phía trước thành Phật, mau chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề.

Thế nên Bồ Tát tinh tiến tu hành Như Lai, quán chiếu sự lặng yên của tính, thành tựu công đức vô lậu của Kim Cương, phước ấy rất nhiều chẳng thể tính nói. Hoặc thầy tính toán, đệ tử của thầy tính toán vẫn chẳng thể tính đếm đo lường được, là nơi mà toán số, ví dụ chẳng thể theo kịp. Chỉ có Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác mới có thể biết hết.

Bấy giờ, ở Đại Đạo Trường Hội này có tất cả Chư Phật nhiều như số bụi nhỏ trong Thế Giới của Cõi Phật ở ngàn trăm ức Tam Thiên Đại Thiên, tất cả các Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, tất cả Thanh Văn, Duyên Giác, tất cả Đại Phạm, Chư Thiên, Tứ Thiền Bát Định Lục Dục Thiên Đế.

Tam Thập Tam Thiên, bốn Đại Thiên Vương, bốn Thánh Chuyển Luân, các Rồng Quỷ Thần, chúng Dạ Xoa của hai mươi tám bộ, tất cả các bốn Thiên Hạ, Diêm Phù Đề, nước lớn, nước nhỏ, nhóm Túc Tán Đại Tiểu Vương Vua của các nước lớn, nước nhỏ.

Đệ Tử của bốn Bộ, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, kẻ trai lành, người nữ thiện… phát sự sợ hãi xấu hổ sâu xa, quý ngưỡng Đức Như Lai diễn nói diệu pháp, khen chưa từng có, thảy đều vui vẻ, tin nhận phụng hành.

Đương lai, hết thảy được thành Phật, mau vượt qua bờ bên kia, chứng thành A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

***