Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Du Già Kim Cương Tính Hải Mạn Thù Thất Lợi Thiên Tý Thiên Bát đại Giáo Vương

PHẬT THUYẾT KINH

ĐẠI THỪA DU GIÀ KIM CƯƠNG TÍNH

HẢI MẠN THÙ THẤT LỢI THIÊN TÝ

THIÊN BÁT ĐẠI GIÁO VƯƠNG

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bất Không, Đời Đường
 

PHẦN BẢY
 

Bấy giờ, Đức Như Lai nói tiếp về vô động môn Acala mukhe thành tựu môn thứ hai trong năm môn, thế nào là thứ tự được vào vô động môn?

Một là: Nhập vào chữ La RA quán nghĩa vốn trống rỗng lìa bụi bặm.

Đức A Súc Như Lai Akṣobhya tathāgata nói viên thành thật tướng vô động môn. Thành tựu trong môn này, nói có hai phẩm.

1. Trước tiên nói Phẩm thứ ba: Thập Phương Đại Bồ Tát Xuất Trợ Chứng Ngụ Thánh Lực.

2. Sau đó diễn Phẩm thứ tư: Nhất Thiết Hiền Thánh Nhập Pháp Kiến Đạo Hiển Giáo Tu Trì.

Nay thành tựu trong hai Môn Vô Động này, nên từ thứ nhất: Trước tiên nói Phẩm Thập Phương Đại Bồ Tát Xuất Trợ Chứng Ngụ Thánh Lực.

Khi ấy, trong đại chúng Bồ Tát Ma Ha Tát tại Đại Hội ở Tinh Xá Kỳ Viên Jetavanānāthapiṇḍadasyārāma Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Như Lai bảo nhóm Sư Tử Dũng Mãnh Bồ Tát: Khi ở đời trước trong quá khứ lâu xa thời có vị ở trong Thế Giới Sư Tử Ức làm vị Thần Mãn Nguyệt Quang Minh Bồ Đề Đạo Trường Pūrṇacandra prabha bodhi maṇḍa tên là từ đức Maita guṇa, chính là thân của Mạn Thù Thất Lợi vậy.

Ở trong đời ấy, vị làm Chuyển Luân Thánh Vương là thân của vị Vua Đại Uy Đức Mahā teja vậy.

Thời đó, Đại Uy Đức Vương cúng dường Mãn Nguyệt Quang Minh Đạo Trường, Chư Phật, chúng Bồ Tát Ma Ha Tát… trải qua vô lượng kiếp.

Trong Bồ Tát Chúng Hội ở Đạo Trường này có nhóm mười vị Đại Sĩ Thượng Ý Bồ Tát, sau đó cùng với Đức Tỳ Lô Giá Na vì Thế Giới ở mười phương làm chủ của Bồ Tát ở mười phương, giáo hóa, tu trì đều trải qua vô lượng vi trần số kiếp, thừa sự Chư Phật Thế Tôn, vì độ hữu tình tu trì Như Lai Bí Mật Tam Ma Địa Quán, sau đó mới gặp Chúng Hương Lôi Âm Vương Như Lai ra đời.

Bấy giờ, Ma Ha Tát của nhóm mười vị Đại Bồ Tát Thượng Ý trong Đại Hội tại Đạo Trường của Phật, lại đồng chung với Hư Không Chuyển Luân Thánh Vương phát thệ nguyện lớn, hướng đến trước mặt Đức Thế Tôn cùng với mười vị Đại Bồ Tát nói: Sau này, khi mạt thế có Đức Phật xuất hiện thì đời đời.

Bồ Tát chúng con thề rằng: Đương lai chỉ có Phật ra đời thì nhóm mười vị Đại Sĩ Thượng Ý Bồ Tát liền sẽ hiện ra, đi đến Cõi Phật này để làm chứng minh Thánh Lực gia trì mười vị Đại Bồ Tát.

Con có Bản Nguyện Pūrva praṇidhāna đã học Như Lai Bí Mật Pháp Giáo Thù Thắng Thánh Tính Quán Môn Tam Ma Địa, con liền tự mình sẽ có lời thề: Nguyện xin Đức Như Lai nhận lấy nguyện của con.

Con liền mỗi mỗi đều tự hướng về Đức Thế Tôn nói Bản Học Quán Môn ấy. Nguyện xin Đức Như Lai ấn khả giáo này, con sẽ tu hành trợ giúp Phật hoằng dương giáo hóa, rộng độ hữu tình, tất cả Bồ Tát.

Khi ấy, Sư Tử Dũng Mãnh Bồ Tát với các nhóm tất cả Bồ Tát thưa bạch với Đức Như Lai rồi nói là: Đức Thế Tôn vì Bồ Tát chúng con với tất cả chúng sinh hữu tình ở đương lai… cùng nói Pháp Giáo Thập Đại Sĩ Bồ Tát Quán Môn Du Già Kim Cương Tam Mật Tam Ma Địa, cũng đồng với nguyện này, con đều phụng trì, đời sau tu hành, rộng độ Quần Phẩm chúng sinh.

Lúc đó, Đức Thế Tôn bảo Bồ Tát Ma Ha Tát của nhóm Đại Bồ Tát Thượng Ý ở mười phương. Mỗi mỗi vị đều liền hướng về nhóm Sư Tử Dũng Mãnh Bồ Tát với Đại Hội Chúng nói Pháp Giáo Bản Tự Tu hành Quán Môn Học Như Lai Tu Trì Bí Mật Du Già… đều tự mình nói ra.

Bấy giờ theo thứ tự liền có Thượng Ý Bồ Tát Bồ Đề Tát Đỏa Đại Ma Ha Tát Đỏa của Thế Giới Diệu Lạc Hoan Hỷ ở phương trên.

Liền có Trì Thế Bồ Tát Bồ Đề Tát Đỏa Đại Ma Ha Tát Đỏa của Thế Giới Kim Cương Giới Địa Thiên ở phương dưới.

Liền có Phổ Minh Bồ Tát Bồ Đề Tát Đỏa Đại Ma Ha Tát Đỏa của Thế Giới Vô Cực Nhật Diệu ở phương Đông.

Liền có Bất Tư Nghị Bồ Tát Bồ Đề Tát Đỏa Đại Ma Ha Tát Đỏa của Thế Giới Thanh Sắc Lưu Ly ở phương Đông Nam.

Liền có Quảng Ý Bồ Tát Bồ Đề Tát Đỏa Đại Ma Ha Tát Đỏa của Thế Giới Vô Cấu ở phương Nam.

Liền có Vô Biên Trí Bồ Tát Bồ Đề Tát Đỏa Đại Ma Ha Tát Đỏa của Thế Giới Bạch Sắc Pha Lê ở phương Tây Nam.

Liền có Vô Biên Âm Thanh Hống Thủ Bồ Tát Bồ Đề Tát Đỏa Đại Ma Ha Tát Đỏa của Thế Giới Vô Lượng Thọ ở phương Tây.

Liền có Ích Âm Bồ Tát Bồ Đề Tát Đỏa Đại Ma Ha Tát Đỏa của Thế Giới Thù Diệu Hồng Sắc ở phương Tây Bắc.

Lại có Vô Tận Tuệ Nhãn Bồ Tát Bồ Đề Tát Đỏa Đại Ma Ha Tát Đỏa của Thế Giới Bất Không Bảo Nguyệt ở phương Bắc.

Liền có Hiền Hộ Bồ Tát Bồ Đề Tát Đỏa Đại Ma Ha Tát Đỏa của Thế Giới Kim Sắc ở phương Đông Bắc.

Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn bảo nhóm Sư Tử Dũng Mãnh Bồ Tát, các Đại Bồ Tát Ma Ha Tát: Như lai đã nói: Như bên trên đã nói Đại Bồ Tát Ma Ha Tát ở mười phương tại nhân địa đời trước đều đồng một hạnh, rộng hoằng đại nguyện cho nên tu hành Pháp Giáo Bản Hạnh Đại Nguyện Bí Mật của Tỳ Lô Giá Na Như Lai, cũng đồng tu Bản Hạnh của Phổ Hiền, thế nên cũng đồng tu Bản Đại Hạnh Nguyện của Mạn Thù Thất Lợi xong.

Khi ấy, nếu có tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát cầu chứng vô thượng bồ đề, trước tiên nên tu nhập vào Như Lai đại từ tâm quán của tất cả pháp.

Thế nào gọi là tu trì chứng nhập vào mười loại quán môn của Như Lai đại từ tâm Tathāgata mahā maitra citta: Nhóm nào là mười?

Thế nào là tu nhập vào?

1. Nhập vào Tam Ma Địa Samādhi quán chiếu mười phương không có bờ mé ngang bằng như hư không, tâm tính vô ngại, lượng ngang bằng với pháp giới. Đây gọi là bản tính đại từ cũng tự hộ thân, cũng hộ thân của người khác, lợi mình lợi người… tên gọi là đại từ quán.

2. Nhập vào Tam Ma Địa, quán sát cội nguồn của tự tính căn bản, nghĩa tốt thắng bậc nhất, tâm từ Maitra citta của tự tính Svabhāva hay chặt trừ gốc rễ của sự phẫn hận, giận dữ, phiền não… hết hẳn tất cả vọng tưởng, cũng không có lỗi lầm. Đây tức gọi là căn bản đại từ quán.

3. Khi nhập vào Tam Ma Địa thời gọi là quán chiếu từ. Ở trong tính tự tính của tâm đại từ này chẳng thấy tất cả chúng sinh được mất lỗi lầm và lo lắng… thường làm tất cả thắng tướng thanh tịnh mà đều chẳng hay biết, chẳng thấy chúng sinh ba đời, chỗ kia có tên gọi của các tội lỗi chư khiên, trái ngược với lệnh cấm phạm cấm… thế nên gọi là kiến tính thanh tịnh nhập Phật Đại Từ Quán.

4. Nhập vào Tam Ma Địa soi thấy tâm tính bình đẳng từ hay khiến cho tính bạo ác của thân mình: Hay nhẫn nại, hay nhận chịu… cũng khiến cho tất cả chúng sinh hữu tình khác: Hay nhẫn nại, hay nhận chịu, thế nên gọi là tâm tính thanh tịnh nội ngoại vô nhẫn, gọi là kiến tính bình đẳng từ nhẫn tính.

Sức nhẫn nại đạt sự trống rỗng Śūnya: Không chẳng thấy các sự nhẫn nại bên trong bên ngoài của tự tính nhẫn lực đạt không bất kiến bản tính nội ngoại chư nhẫn… thế nên gọi là nhập tính đại từ tâm quán.

5. Khi nhập vào Tam Ma Địa thời quán tâm, thấy tịnh từ lòng từ trong sạch được tâm đại từ cho nên hay nhổ bứt nỗi khổ của chúng sinh, khiến được an vui, hướng đến bồ đề.

Bồ Tát chứng được Tịch Tĩnh Từ Śāntika maitra, ở trong sự lặng yên trong sạch tịch tĩnh chẳng thấy khổ não, hay dẫn lối đạo dẫn cho trăm họ thương sinh khiến vào Tịnh Thổ, được cái tôi trong sạch ngã tịnh cho nên tức đây gọi là Như Lai đại bi tịch tĩnh đại từ quán.

6. Khi nhập vào Tam Ma Địa thời soi thấy năm uẩn đều trống rỗng ngũ uẩn giai không, vô sở đắc từ Aprāptitva maitra cho nên hay tự diệt tham lam, giận dữ, ngu si, các điên đảo ác… cũng hay khiến cho người khác, tất cả chúng sinh trừ diệt các ác, bất thiện bên trong bên ngoài…

Thảy đều xa lìa các Kiến Dṛṣṭi, phỉ báng, dối trá, a dua nịnh hót, kiêu mạn, ngã chấp… chẳng cầu cung kính, danh tiếng, lợi dưỡng… tất cả chẳng gây tạo nhóm lỗi như vậy. Thế nên gọi là Vô Sở Đắc Đại Từ Tâm Quán.

7. Nhập vào Tam Ma Địa, khi chứng nhập vào Thánh Trí Tam Ma Địa thời quán sát tâm tính, chứng pháp tính từ Dharmatā maitra, dùng pháp lực từ Dharma bala maitra cho nên được Phạm Brahma, Thích Indra, Trời Deva, Rồng Nāga lễ kính.

Bồ Tát thường tự quán thân, nghiêm trì lưới giới uy nghi chẳng lấy làm vui, uy đức tự tại được người khen ngợi, hay phòng hộ tất cả tâm của phàm ngu, liền được tự nhiên lật đổ ác làm thiện, người nhìn thấy vui vẻ. Tức đây gọi là pháp tính Thánh Trí đại từ quán.

8. Khi Bồ Tát nhập vào Tam Ma Địa thời lắng tâm chứng tịnh, chứng định, chứng Thánh, rốt ráo thấy lặng yên trong sạch, gọi là thù thắng tịch tính từ.

Người đủ sức Từ Maitra bala này vượt qua hai đời đời hiện tại và đời vị lai của Dục Giới Kāma dhātu Không Sắc không có hình với có hình, tức chỉ Sắc Giới và Vô Sắc Giới, đây gọi là bất nhiễm Tam Giới Bồ Tát. Nếu người chứng nhập vào tịch tính từ thời hay trang nghiêm ba mươi hai tướng, tám mươi hạt giống của báo thân Saṃbhoga kāya.

Tại sao có tên gọi như thế?

Vì Bồ Tát chứng được tịch diệt từ Vyupaśama maitra của tâm tính, thế nên liền gọi là thù thắng tịch tính Đại Từ Quán.

9. Khi Bồ Tát nhập vào Tam Ma Địa thời chứng chân như từ Bhūta tathatāmaitra, bản thể không có biến đổi, thật tính thanh tịnh. Nếu Bồ Tát tu hành Từ Maitra này liền được lìa tất cả tướng, chứng vô sinh Tam Ma Địa Anutpādasamādhi, thành tựu tất cả Vô Thượng Bồ Đề, lợi mình lợi người thảy đều viên mãn.

Thế nên gọi là chân như Đại Từ Quán.

10. Khi Bồ Tát nhập vào Tam Ma Địa thời chứng được Pháp Giới Từ Dharmadhātu maitra. Người đủ Từ Maitra này hay che trùm khắp tất cả, dung chứa khắp hữu tình cùng chung được giải thoát, khiến chứng Bồ Đề Thánh Lực gia trì, không có gì chẳng thành tựu tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát. Thế nên gọi là Pháp Giới Đại Từ Quán.

Khi ấy, như bên trên đã nói Đại Sĩ Bồ Tát ở mười phương nhập vào Nhất Thiết Như Lai Phật tâm Quán. Đây gọi là Nhất Thiết Chư Phật Nhập Đại Từ Quán Giáo Pháp vậy.

Liền lúc đó, nhóm Sư Tử Dũng Mãnh Bồ Tát Ma Ha Tát một lần nữa thưa hỏi với Đức Như Lai rồi bạch với Đức Thế Tôn rằng: Thế nào gọi là Đại Sĩ Bồ Tát ở mười phương?

Đức Như Lai bảo: Này Sư Tử Dũng Mãnh! Đại Sĩ Bồ Tát ở mười phương như vậy, ở Nhân Địa xưa kia đồng được Nhất Thiết Chư Phật Thập Đại Từ Tâm Quán của Tỳ Lô Giá Na Như Lai. Thế nên Thánh Tính, Đạo Lực của Phổ Hiền, Mạn Thù gia trì mà tương trợ giúp cho thần thông cảm ứng.

Chưa biết Đạo Lực thù thắng của hai vị Đại Sĩ này thì làm sao cảm ứng được!

Tức khi ấy, Đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn ở trong Đại Hội Chúng, một lần nữa bảo nhóm Sư Tử Dũng Mãnh Bồ Tát rằng: Đại Sĩ Bồ Tát ở mười phương như vậy từ nhân địa xưa kia đồng cùng nhau được mười tâm tu đại từ của Tỳ Lô Giá Na, cũng tu chứng hạnh nguyện của Phổ Hiền, Thánh Tính Đạo Lực Thần Thông Tự Tại Thánh Trí của Mạn Thù… vận độ tất cả chúng sinh, thế nên cảm ứng được.

Khi ấy, liền được tất cả Chư Phật trợ giúp Thánh Tính Cảm Hội của Tỳ Lô Giá Na.

Trong Chúng lúc đó: Tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát, tất cả chúng sinh hữu tình đồng tu hành hạnh Nguyện của Phổ Hiền, Mạn Thù… liền chứng nhập vào Thập Đại Từ Phật tâm Quán của Tỳ Lô Giá Na Như Lai xong.

Lúc đó, Đức Thích Ca Mâu Ni lại một lần nữa khải thỉnh Tỳ Lô Giá Na Như Lai giúp cho đại Chúng Hội, tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát, nói Nhất Thiết Chư Phật Bồ Đề Kim Cương Tam Mật, Phổ Hiền Trí Nhật, Mạn Thù Tuệ Kiếm, Lục Túc Tứ Túc Tôn Đẳng Kim Cương Đà La Ni, Phổ Hiền Đại Tiếu Đại Lạc Nhất Kế Giáng Tam Thế Đẳng Kim Cương Đà La Ni.

Thiên Tý Thiên Bát Mạn Thù Đà La Ni, Kim Cương Tuệ Kiếm Khế Ấn, Như Lai Pháp Lân Nhất Thiết Tổng Trì Bí Mật Bồ Đề Tam Ma Địa Đại Lạc Kim Cương Chân Ngôn, Lúc Túc Kim Cương Chân Ngôn, Mạn Thù Chân Ngôn… tăng dụng gia trì tất cả Bồ Tát, Thánh Tính Thần Dụng Bồ Đề Thánh Trí.

Bấy giờ, nói mười Đại Từ của Chư Phật Như Lai xong, từ trái tim của Tỳ Lô Giá Na Phật tuôn ra Kim Cương Tam Mật Thiên Tý Thiên Bát Mạn Thù Đại Minh Trí Quang Minh Kim Cương Tuệ Kiếm Đà La Ni dùng gia trì tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát tu học, mau chứng Thần Lực Thánh Tính Bồ Đề tâm. Đức Như Lai liền nói Thiên.

Tý Thiên Bát Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát Kim Cương Tam Ma Địa Bí Mật Căn Bản Bồ Đề Chân Ngôn Đà La Ni là:

Na mạc tam mạn đa, cát nê dạ, thế sái, tắc phả la noa, vĩ thuật đà, một địa tỳ dụ, na xả nặc, tát phộc đát tha nga đế tỳ dụ, la hạ tỳ dược, tam miểu tảm một đệ tỳ dược.

NAMAḤ SAMANTA JANYA AŚEṢA SPHARAṆA VIŚUDDHA BUDDHEBHYO DAŚA DIŚAḤ SARVA TATHĀGATEBHYU ARHATEBHYAḤ.

SAMYAKSAṂBUDDHEBHYAḤ.

Na mô mạn nhu thất lợi duệ, tát ca la, ma la, ca lãm, ca phiền, nga đá tế đá tế, vĩ ma la, ngu noa, lăng cật lý đá dã, a ma la, nẵng la, tô la, bộ nhạ nga, vĩ nễ dã đà la, nhạ tra, ma củ tra, nễ ca si đá, bá Na tý xá mẫu nhạ dã.

NAMO MAÑJU ŚRĪYA SAKALA BALA KARAṂ KALPA GATA CETAS.

VIMALA GUṆA ALAṂKṚTĀYA AMARA NARA ŚŪRA BHUJA GA VIDYĀ.

DHĀRA JAṬĀ MAKUṬA NIṢ KĀSITA PĀDA PĪṬHAM OJĀYA.

Na mô mạn nhu cụ sa dã, ma ha mạo địa tát đát phộc dã, vĩ vĩ đà bá dã, nột khả để, vĩ Na la noa dã.

NAMO MAÑJU GHOṢĀYA MAHĀ BODHISATVĀYA VIVIDHĀPAYA.

DURGATI VIDARAṆĀYA.

Đát nễ dã tha: Án, bạo, ma nê, lỗ chất la, ca la bá, vĩ chất đát la, mẫu cật đá na ma lăng cật lý đá, xả lý la, bả la ma tát đát phộc, mộ tả ca, đát tha nga đá, đạt ma cú xả, đà lạc, bát la phộc la, đạt ma lạp đà, vĩ nhạ dã, tố la đá, tham bão ngu bả nại xả ca, yết lệ thương nga la, bát la xả ma ca, thú nễ dã đa, sa phộc bà phộc nỗ sa lý, ma ha mạo địa tát đát phộc, phộc lạc, phộc lam, na nặc.

TADYATHĀ: OṂ BHUḤ MAṆI RUCIRA KALĀPA VICITRA.

MUKTĀNĀM ALAṂKṚTA ŚARĪRA PARAMA SATVA MOCAKA.

TATHĀGATA DHARMA KOŚA DHĀRA PRAVARA DHARMA LABDHA VIJAYA SURATA SAṂBHOGA UPA DARŚAKA KLEŚAM AGĀRA PRAŚAMAKA ŚŪNYATĀ SVABHĀVA ANU SĀRIN MAHĀ BODHISATVA.

VARA VARAṂ DADAḤ.

***