Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Du Già Kim Cương Tính Hải Mạn Thù Thất Lợi Thiên Tý Thiên Bát đại Giáo Vương

PHẬT THUYẾT KINH

ĐẠI THỪA DU GIÀ KIM CƯƠNG TÍNH

HẢI MẠN THÙ THẤT LỢI THIÊN TÝ

THIÊN BÁT ĐẠI GIÁO VƯƠNG

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bất Không, Đời Đường
 

PHẦN HAI MƯƠI BỐN
 

Duḥkha satya diệt, cũng diệt tất cả duyên khổ hữu tình của người khác.

Bồ Tát ở trong vô lượng nhân khổ của tất cả chúng sinh, sinh đại bi trí Mahākāruṇa jñāna, bất sát pháp duyên, bất trước ngã duyên cho nên thường hành: Chẳng giết chóc, chẳng trộm cắp, chẳng tà dâm rồi đối với tất cả chúng sinh hữu tình chẳng buồn bực, chẳng chướng ngại.

Phát tâm Bồ Đề Bodhi citta là Bồ Tát xem xét kỹ lưỡng con đường không kiến Śūnyatā dṛṣṭi mārga ở tâm tính thanh tịnh, quán chiếu chủng tính gốc ở trong thức Vijñāna hành Saṃskāra thấy tất cả pháp phiền não như thật tướng vốn từ chủng tính thanh tịnh, chứng tâm đạo trí Mārga jñāna: Trí duyên với Đạo Đế.

Ở trong sáu thân cha, mẹ, anh, em, vợ, con, sáu ác thân cha, mẹ, anh, em, vợ, con ác, ba phẩm ác ba bậc ác: Thượng, trung, hạ cùng với thượng lạc từ bi không trí tương ứng, chẳng thấy có ác, ở chín phẩm trong duyên ác bậc thượng, được lạc quả thể màu nhiệm của Niết Bàn lìa tất cả sinh diệt nghĩa là lạc.

Diệu lạc là quả mà Bồ Tát đã đạt được cho nên xưng là lạc quả trống rỗng Śūnya: Không thường hiện ngay trước mặt, thực hành rồi thân mình, thân người khác đối với một lạc một tính bình đẳng của tất cả chúng sinh, khởi đại bi Tam Ma Địa Mahā kāruṇa samādhi Như vậy nói xong, theo thứ tự mà diễn. Tức cần phải nói.

3. Hỷ tâm Muditā citta: Khi Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa Pāramitā thời siêng năng hành Bồ Đề Đạo Bodhisatva mārga của tất cả Chư Phật, quán trong Phật Tính Buddhatā không có duyệt hỷ vui thích.

Tại sao thế?

Vì bản thể thanh tịnh. Ở trong tướng của tính thanh tịnh soi thấy chủng tính thể tướng với tự thể tính của tất cả chúng sinh, chứng nhập vào đạo trí thanh tịnh, Phật tính Buddhatā, không không Śūnyatā śūnyatā, không hỷ Śūnyatā muditā… tâm chẳng dính mắc ngã sở duyên lộ ra, ẩn mất, ba đời tự tại, thần dụng biết tất cả nhân, tất cả quả, khổ khổ Duḥkha duḥkha.

Khổ tập đế Duḥkha samudaya satya: Tức khổ đế và tập đế, tất cả nhập vào nhân diệt hết khổ, chiếu đạt Phật Tính Buddhatā trống rỗng không, quán chiếu thật tính, thành đẳng duyệt hỷ vui thích, đồng với Bồ Đề Bodhi của Phật Bồ Tát Ma Ha Tát phát tâm chí thành.

Khiến tất cả chúng sinh chứng Bồ Đề hỷ duyệt không nhập vào tính Thánh trí đạo của Như Lai, buông xả ác tri thức, cầu thiện tri thức, bày con đường tốt đẹp của ta khiến các hữu tình sinh vào nhà Phật Pháp, vào trong Phật Pháp thường khởi vui vẻ, được địa vị Pháp Vương Dharmarāja.

Cũng khiến tất cả chúng sinh nhập vào chính tín, chính trí buông xả tất cả các tà kiến ác, luân hồi sinh tử đều là khổ Duḥkha, tập Samudaya của sáu đường… cho nên chứng được Phật tính hỷ duyệt Tam Muội, khiến tất cả chúng sinh cũng đồng nhập vào pháp này, được Bồ Đề.

Như vậy nói xong, cần phải theo thứ tự mà diễn nói.

4. Xả tâm Upekṣa citta: Bồ Tát phát hạnh nguyện lớn, ở đời đời tu trì, hành Bồ Tát Đạo, rộng độ hữu tình, thường đều quán chiếu thân tâm, tu học Thánh trí Thánh tuệ của Như Lai.

Ở trong tính thực tế, trống rỗng không không có sở hữu, như hư không rộng lớn không có tất cả tướng, cũng không có buông bỏ tướng, cũng không có tạo làm. Ở trong tính của vô tướng không pháp thật tế chẳng thấy thiện ác, có thấy, không có thấy.

Trong hai thứ tội phước bình đẳng nhất quán, soi thấy thật tế. Ở trong tính chân như không có tướng ta, không có tướng người, cũng không có cái thấy của ta, nơi chấp dính cột buộc của cái ta, mà thể tính của ta người đều chẳng thể đắc, tính chân như cũng chẳng thể đắc, không có tính đếm gắn liền, giống như hư không, gọi là đại không xả tướng tướng buông xả của đại không.

Bồ Tát Ma Ha Tát ở nhiều đời tu hành trong đại xả không tướng Mahopekṣaśunya lakṣaṇa: Tướng trống rỗng của đại xả kèm với thân của mình với thân của người khác, khiến tất cả chúng sinh hữu tình chí cầu Bồ Đề, ở trong chân như không tính Tathatā śūnyatā phát đại nguyện rộng lớn, hành Bồ Tát đạo.

Thề buông xà: Thân, thịt, tay chân, con trai con gái, vợ con, quốc thành, ruộng vườn, nhà cửa… như huyễn, như hóa, như dòng nước chảy, lửa đèn, các tướng bên trong bên ngoài, tất cả vật… buông xả hết thì gọi là vô vi xả, gọi là vô tướng xả.

Bồ Tát ở trong vô vi xả: Không có diệt, không có sinh. Ở trong tính thật tế chẳng thấy có buông xả thì gọi là đại xả Mahopekṣa cùng với chẳng buông xả, tất cả buông xả ngang bằng, được đồng với Thánh tính Bồ Đề.

Bồ Tát thường tu chân xả cho nên gọi là vô tướng đại xả, tức là tự tính căn bản, Bồ Đề tính không của Như Lai vốn không có tướng buông xả như vậy Đức Như Lai nói xong, cần phải theo thứ tự mà diễn nói.

5. Thí tâm Dāna citta: Bồ Tát cầu Bồ Đề, đem thân thí, khẩu thí, ý thí, pháp thí, giáo đạo thí. Như trên đã nói thí Dāna ấy có sáu thứ hợp thành ba loại.

Thế nào là ba?

Một là tự phát tâm thí tự phát tâm bố thí, hai là bị tha cầu khất thí do người khác cầu xin mà bố thí, ba là giáo đạo thí dạy đạo mà bố thí.

Nếu Bồ Tát tự phát tâm bố thí: Quán tự tính xưa nay của bản chân như không có nơi bố thí thì gọi là vô tướng thí.

Tiếp theo, tức Bồ Tát do người khác cầu xin mà bố thí: Nếu Bồ Tát vì tất cả chúng sinh hữu tình cầu xin mà bố thí thì gọi là hữu tướng thí.

Thế nên, tiếp đến lúc sau, tức đang dạy đạo bố thí: Bồ Tát phát tâm: Ta đều thề độ hữu tình, cúng dường bố thí tất cả chúng sinh không có ngưng nghỉ. Tâm ấy không có ngừng nghỉ, ngang bằng với pháp giới khiến tất cả chúng sinh chí nguyện, chí cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề. Đây tức gọi là vô vi vô lậu thí.

Nếu Bồ Tát vì tất cả hữu tình, khắp hay tự phát tâm bố thí thì gọi là vô tướng thí. Tức đối với nội thân mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ngoại thân hình sắc, âm thanh, mùi ngửi, vị nếm, cảm xúc, quốc thành, con trai con gái, vợ con, ruộng vườn, nhà cửa, tất cả vật hữu vi đều bố thí hết thì gọi là được vô ngại vô vi thí.

Thế nên Bồ Tát đạt tính vô vi, quán sát kỹ lưỡng trong tính như như, không có nghĩ đến tài vật cũng không có người thọ nhận.

Sự bố thí ấy cũng không có bên trong bên ngoài, không có hợp, không có tan, cũng không có tâm hành Citta caryā: Tác dụng, hoạt động, trạng huống, biến hóa của nội tâm.

Bồ Tát ở nguồn tâm tâm nguyên của mình quán bản tự tính. Tính chẳng thấy có tên gọi bố thí thí danh, đạt lý, đạt thí bố thí. Đây gọi là vô nguyện vô tướng thí.

Bồ Tát tức thường hành vô tướng thí, thường trụ tự tính của nguồn tâm, thì tịnh thổ hiện hành Abhisaṃskāra: Pháp hữu vi hiện hiện ngay trước mắt ngay trước mặt.

Như vậy nói xong, cần phải theo thứ tự mà diễn nói.

6. Hảo ngữ tâm: Bồ Tát tu tập thể tính khéo léo của Như Lai, thường sinh ý tốt đẹp, chân ngữ lời nói chân thật, chân ngôn, thật ngữ Satya vāda: Nói lời chân thật, chẳng sằng bậy, chẳng khác lạ, Kim Cương Bí Mật Tam Ma Địa Ngữ, thành tựu Pháp Tam Mật Bồ Đề Trīṇi guhyāni bodhi của Phật.

Thế nào là thành tựu ba mật của Như Lai Tathāgata trīṇi guhyāni?

Một là: Khiến chứng tâm địa bí mật của tất cả chúng sinh, được thành thể tính Bồ Đề của thân mật Kāya guhya, thành tựu ái ngữ tam muội tối thượng nghĩa đế văn tự Bát Nhã Bồ Đề.

Hai là: Khiến tu tâm địa bí mật chứng thành thể tính Bồ Đề của khẩu mật Vāg guhya, tu hành tất cả Tam Tạng Pháp Giáo Mật quán ngữ nghĩa của Như Lai, chân thật chứng biện tài thông đạt của khẩu mật, quán chiếu bát nhã Bồ Đề Kim Cương đại trí Prajñā bodhi vajra mahā jñāna thành tựu.

Ba là: Khiến tu tâm địa bí mật chứng thành thể tính Bồ Đề của Ý Mật Mano guhya, nhập vào Chư Phật Tam Ma Địa Thánh hạnh thật tướng bát nhã Bồ Đề, quán chiếu được thấy thể tính Kim Cương chân tế thật ngữ thắng nghĩa đế của Như Lai, chứng thành thật tướng Bát Nhã Kim Cương Bồ Đề thành tựu Satya siddhi lakṣaṇa prajñā vajra bodhi thành tựu.

Thế nên, bấy giờ tức Bồ Tát này ở trên tất cả chúng sinh hữu tình tu hành Thánh trí, Thánh tính, Thánh hạnh, Thánh đạo Bồ Đề, thường hành ngư ngôn chân thật, chính thuận một lời nói điều hòa nhất thiết trí khiến chúng sinh hữu tình với các Bồ Tát không có tâm sân hận với không có tính đấu trang phiền não.

Thường ở trong thật tướng bát nhã quán kỹ lưỡng tâm tính, chứng thật tính một tướng của pháp không trí Dharma śunyatā jñāna không có nhân, không có duyên, pháp tính Dharmatā thanh tịnh.

Bồ Tát thường tu lạc thuyết Pratisaṃvid: Kiến thức chính xác về bất cứ điều gì, nhập vào ái ngữ Tam Muội, vì tất cả chúng sinh khởi đại từ Mahā maitra đại bi Mahā kāruṇa thường sinh yêu thuận, một lời nói, một tiếng nói, hành thuận ý của Phật, cũng giúp cho tất cả người khác nói nghĩa, tiếng nói tốt đẹp.

Bồ Tát dùng Thánh trí lực pháp ngữ cứu giúp, dạy đạo thất cả chúng sinh hữu tình, thường hành lời nói tốt đẹp, ý chính đúng như như, phát khởi căn lành khiến nhập vào vô thượng bồ đề trí, trụ tịnh thổ của Phật, nhập vào Kim Cương Tam Ma Địa.

Bấy giờ, Đức Như Lai nói xong thời theo thứ tự mà diễn nói.

7. Ích tâm Upakāra citta: Bồ Tát tu Tát Đỏa Hạnh Satva caryā nhập vào Như Lai Trí Thân Tam Ma Địa Tathāgata jñāna kāya samādhi, lợi ích an vui tất cả chúng sinh hữu tình, khiến dùng thật trí thể tính tánh tuệ rộng hành trí đạo Jñāna mārga.

Dùng sức Thánh hạnh thành tựu Thánh đạo Ārya mārga, Vô Thượng Bồ Đề Agra bodhi, Kim Cương Tam Muội Vajra samādhi, tất cả minh diệm tổng trì pháp môn, quán chiếu thể tính, Thánh hạnh, bảy tài Sapta dhanāni.

Bảy loại hành vi quy phạm của Phật Giáo đồ gồm có: Tín tài, giới tài, tàm tài, quý tài, văn tài, xả tài, tuệ tài để giúp cho người trước mặt được lợi ích.

Bồ Tát phát tâm đại trí rộng làm lợi ích, nhận chịu tất cả thân mệnh của ta, người… được bảy tài, Thánh hạnh, đầy đủ phước trí rồi nhập vào lợi ích Tam Muội Upakāra samādhi.

Bồ Tát tu chứng Phật Thánh tính gia trì thân miệng ý của tất cả chúng sibnh hữu tình, nhập vào pháp chủng tính Dharma gotra của Như Lai, đạt không tịch.

Chủng tính chủng tính của cảnh giới không có bất cứ tướng trạng nào, không có sinh ra và mất đi, không có sai biệt đối lập, vượt qua không gian và thời gian, Thánh hạnh chủng tính, chứng đạo chủng trí Mārga gotra, nhập vào Như Lai Tam Ma Địa Tathāgata samādhi.

Được tam muội xong, đột nhiên đại thiên Thế Giới chấn động theo sáu cách, Bồ Tát liền vào trong sáu đường cứu độ tất cả chúng sinh hữu tình, khiến được an vui, mau chứng Bồ Đề. Rồi Bồ Tát vào ở sáu đường đồng sự, đồng pháp hiện vô lượng hình thân, sắc tướng nhổ bứt cứu giúp chúng sinh khổ não, chẳng để cho bị tai vạ, chỉ giúp ích cho người được lợi. Bồ Tát thường trụ lợi ích tam muội.

Như vậy nói xong, theo thứ tự mà diễn.

8. Đồng tâm: Bồ Tát đồng khiến cho chúng sinh nhập vào thể chân thật của Như Lai, chứng tự tính đạo Thánh trí đồng thể không tính tam muội, nhập vào trong vô sinh pháp Anutpāda dharma, thấy vô ngã trí Anātman jñāna.

Đồng vô sinh tính, trống rỗng Śūnya: Không, bình đẳng Sama, không có hai, đồng bản thể tính. Cảnh nguồn của ta người, các pháp của tất cả hữu tình, đồng thể tự tính tính như như tướng.

Bồ Tát ở trong sinh Jāti, trụ Sthiti, dị Anyathātva, diệt Anityatā: Thần trí tự tại, Thánh tuệ lực dụng, được chứng vô ngại thanh tịnh đại trí, thường sinh, thường trụ, thường tịch, thường diệt, lộ ra ẩn mất thông đồng với một tính. Nơi pháp của đời quá khứ vị lai, bát nhã tuệ nối tiếp nhau lưu chuyển vô số vô lượng kiếp, không có tận, không có đứt đoạn.

Bồ Tát lại nên phát khởi đại bi, tâm Thánh hạnh trí, đại hộ, đại cứu, hiển hiện vô lương vô biên biến hóa đồng thể tam muội, nhập vào nhóm nghiệp thuộc hình thân sắc tâm, sáu căn của các hữu tình với nhập vào các sáu đường, đồng với tất cả loại việc.

Bồ Tát dùng Thánh hạnh lực thần dụng gia trì tất cả chúng sinh đồng trống rỗng không, vô sinh tính trống rỗng, không có vật… chứng bí mật kim cương tâm thần ngã trí dụng rồi chia thân, tán hình, thường trụ tịch diệt, khới tâm cứu giúp, rộng độ tất cả chúng sinh khiến các hữu tình nhập vào đồng pháp Tam Muội, trụ Như Lai Kim Cương Tam Ma Địa.

Lúc đó, Đức Như Lai nói xong thời theo thứ tự mà diễn nói.

9. Định tâm Samādhi citta: Bồ Tát thường nhập vào Như Lai Tam Ma Địa Kim Cương Định Thánh trí thể tính quán chiếu tất cả ta người, chúng sinh hữu tình, tâm, tâm thể tĩnh phần, chứng tịch diệt không có duyên, không có nhân.

Ở trong ngã tự thể tính tính: Thức Giới Vijñāna dhātu, Sắc Giới Rūpa dhātu, Vô Sắc Giới Arūpa dhātu diệt hết, thanh tịnh.

Bồ Tát dùng Thánh tính trí tuệ soi ngược nguồn tâm nhận thức Cõi Sắc không, hiểu rõ đất tâm, trí tính của ba cõi mà thấy tính chẳng động, lộ ra, ẩn mất, nghịch, thuận… thần dụng tự tại, thường nhập vào tịch tĩnh, trụ mười thiền chi.

Dùng một niệm trí soi thấy ta, người, người chủ với tâm nhiễm dính biến kế sở chấp tính, hoặc bên trong, hoặc bên ngoài, tất cả chúng sinh, tâm của mình, tâm của người khác, mầm giống của Thánh trí vốn có tính thanh tịnh nên không có chỗ đắc, không có hợp, không có tan.

Bồ Tát lại quán trí tâm, thể tính của tất cả chúng sinh: Tập thành, khởi tạo mà chẳng thể đắc. Mầm giống, tập khí của tất cả hữu tình cũng lại như vậy.

Nếu có Bồ Tát, tất cả chúng sinh tu chứng Bồ Đề, nhập vào tính của Thánh Đạo thì vô minh, phiền não liền vĩnh viễn diệt hết.

Bồ Tát khởi ở đại nguyện, luôn tại tam muội, ra vào tự tại, hiện bày thần thông, ba cõi vận chuyển tất cả hữu tình, chúng sinh khổ nảo được vượt qua biển khổ, khiến chứng Như Lai Kim Cương Bồ Đề Thánh tuệ đại trí nhập vào Chư Phật tính hải Tam Ma Địa.

Như vậy nói xong, cần phải theo thứ tự mà diễn nói mười tuệ tâm Prajñā citta: Bồ Tát nhập vào Như Lai Kim Cương bí mật Bồ Đề thể tính Phật Tam Ma Địa định chứng tuệ quang tam muội hải soi thấy tâm của tất cả hữu tình, thể tính của ta, người, tham, sân, si, tà kiến… kết buộc nhóm tai vạ, rõ biết như thật cho nên không có tính quyết định.

Tại sao thế?

Vì phiền não tức là tính Bồ Đề. Dùng tính của phiền não tu tiến chân như, được đến Bồ Đề.

Thế nên, Bồ Tát ở trên tất cả hữu tình, giáo hóa dẫn phát tất cả chúng sinh, lợi mình lợi người, khiến hành chân như thật tính thuận nhẫn không của Như Lai. Ở trong tất cả pháp tính chẳng phải là uẩn, chẳng phải là giới, chẳng phải là nhập, chẳng phải là chẳng nhập, chẳng phải là chúng sinh cũng chẳng phải chẳng phải là chúng sinh, chẳng phải là một, chẳng phải là hai, chẳng phải là ta người. Nhân quả của ba đời đạt thật tính.

***