Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Du Già Kim Cương Tính Hải Mạn Thù Thất Lợi Thiên Tý Thiên Bát đại Giáo Vương

PHẬT THUYẾT KINH

ĐẠI THỪA DU GIÀ KIM CƯƠNG TÍNH

HẢI MẠN THÙ THẤT LỢI THIÊN TÝ

THIÊN BÁT ĐẠI GIÁO VƯƠNG

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

 Bất Không, Đời Đường
 

PHẦN HAI MƯƠI HAI
 

Thế nên, tức lúc đó gọi là Thập Thánh Bồ Tát Địa tu hướng bồ đề tâm hướng quả.

Bấy giờ, pháp thân Thể Tỳ Lô Giá Na Như Lai bảo với tất cả Chư Phật: Nên biết Bồ Tát từ mười Kim Cương tâm tu nhập vào trong kiên Thánh Nhẫn, tu mười Thánh Địa nhập vào Như Lai Địa của Phật, tu hướng Phật Quả của bồ đề tâm.

1. Số lượng pháp của Kim Cương trí định Đẳng Giác địa bình đẳng, ngang bằng với tất cả pháp thuộc thể tính của Như Lai, một tính của chân như thật tế thì gọi là Đẳng Giác Thánh địa.

2. Diệu Giác Địa: Trăm ngàn ức Thánh Trí Kim Cương tuệ lực vi diệu nhập vào Kim Cương dụ định diệu giác địa.

Tu nhập vào trong địa này thành tựu Như Lai giải thoát Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa, viên mãn đại trí thân, pháp thân cho nên gọi là Thánh tính diệu giác địa, chính vì thế cho nên gọi là tất cả Chư Phật tu nhập vào Như Lai Kim Cương Bồ Đề Diệu Giác Địa, được thành A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Khi ấy, Đức Tỳ Lô Giá Na giữ vững, hiển năm trí Tôn Như Lai đồng cùng nhau nói Phẩm Như Lai pháp thân thể tính bình đẳng Kim Cương Trí Bát Nhã tuệ tứ thập nhị vị pháp tạng pháp môn của tất cả Chư Phật.

Đức Tỳ Lô Giá Na nói: Nơi ta đồng với năm Như Lai, tất cả Chư Phật với tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát… từ đời trước xưa kia ở nhân địa lâu dài đến nay, khi làm Bồ Tát thời rộng hành Bồ Tát Đạo, tu nhập vào nguồn cội của Bồ Đề Phật Quả.

Như vậy, tất cả Bồ Tát với tất cả chúng sinh đồng tu nhập vào mười phát thú, mười trưởng dưỡng, mười Kim Cương, mười Địa Thánh Đạo, Đẳng Giác tính địa, Diệu Giác Phật Địa sẽ thành Phật Quả Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, vô vi vô tướng đại mãn thanh tịnh thường trụ pháp thân.

Thế nên, Đức Như Lai nói xong thì cần phải theo thứ tự mà diễn nói.

Lúc đó, Đức Tỳ Lô Thế Tôn liền sẽ nói Phẩm thứ tám thứ tám là: Tam hiền bồ tát nhập pháp vị thứ đệ tu hành hồi hướng bồ đề phẩm thứ tám.

Bấy giờ, Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai Ngũ Trí Tôn Kim Cương Thánh Tính Pháp Hải Liên Hoa Đài Tạng Thế Giới trụ trong thanh tịnh Kim Cương trí tính Tam Ma Địa Ma Ni bảo tính Pháp Tạng. Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai ở Kim Cương tính hải Tam Muội Tam Ma Địa Pháp Tạng này, hóa hiện ngàn trăm ức Thích Ca, trăm ức các Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.

Khi ấy, ở trong Bồ Tát Chúng Hội này có một vị Bồ Tát tên là Đại Trí Thông Bồ Tát từ Thiên Quang Vương Tam Muội khởi dậy, một lần nữa thưa hỏi Đức Tỳ Lô Giá Na: Điều mà Đức Thế Tôn đã nói với Như Lai thì bên trên nói: Lược mở tâm địa đạo bí giáo pháp môn, mười phát thú, mười trưởng dưỡng, mười Kim Cương, mười địa danh tướng, Đẳng Giác Diệu Giác Phật Địa.

Trong mỗi một nghĩa ấy chưa thể hiểu rõ, nguyện xin tuyên nói! Nguyện xin diễn nói diệu cực Kim Cương Thánh tính Thánh lực Tam Ma Địa pháp tính bảo tạng nhất thiết trí môn, tất cả Phật Tam Ma Địa môn, tất cả tam muội môn, tất cả Kim Cương môn, tất cả tổng trì Đà La Ni môn, tất cả thần thông tự tại môn, tất cả hư không môn, tất cả vô vi vô tướng môn, tất cả giải thoát môn.

Đại Trí Thông Bồ Tát thỉnh hỏi Đức Như Lai: Thế nên, Bồ Tát tu trì như thế nào?

Như học tập điều gì để chứng pháp môn này thành tựu Bồ Đề?

Tức lúc đó, Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai bảo rằng: Ngàn vị Phật nên biết với tất cả Bồ Tát, nhóm của đại trí thông Bồ Tát.

Đức Phật nói: Này thiện nam tử! Hãy nghe cho kỹ! Hãy nghe cho kỹ! Trước kia ông đã hỏi nghĩa như thế nào?

Tu tập quán môn nhập vào trong mười phát thú tâm, mười trưởng dưỡng tâm, mười Kim Cương tâm, mười Thánh Địa tâm, đẳng diệu nhị vị tâm tâm của Đẳng Giác Diệu Giác, Phật Địa Thánh Đạo… từ đầu tiên theo thứ tự tu hành như thế nào để nhập vào pháp môn này được thành Bồ Đề?

Đức Phật bảo các Đại Bồ Tát, nhóm đại trí thông rằng: Nay ta giúp cho ông phân biệt, giải nói. Trước tiên từ trong kiên tín nhẫn tu nhập vào mười phát thú tâm hướng Bồ Đề quả.

Bấy giờ, Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai liền đều vì chúng giữ vững, xưng thắng nghĩa vi diệu thâm thúy… lại đều hiển lần nữa, nêu lên chứng tu: Trước hết nhập vào Thập Tín quán môn từ lúc mới khởi đầu, theo thứ tự tu nhập.

1. Xả tâm: Nếu Bồ Tát đối với tất cả xả tâm tâm buông xả hành đàn độ Ba la mật đa Dāna pāramita: Bố thí Ba la mật đa, phát hạnh nguyện rộng lớn hành Bồ Tát đạo, tu trì mười Ba La Mật, tất cả Thánh Thạnh thâm sâu.

Trước tiên, buông xả tài vật, tất cả thức ăn uống, thuốc thang thường luôn cúng dường Chư Phật, Tam Bảo. Tâm không có cất chứa, chẳng phải trước, chẳng phải sau dần dần tu hành thắng hạnh, sau đó mới làm Vương Chủ buông xả cõi nước, thành ấp chẳng làm Chủ Tể.

Nếu phá sự tham lam keo kiệt thì cần phải vứt bỏ ruộng vườn, nhà cửa, vàng, bạc, ngọc sáng, chẳng tác tâm yêu quý vật báu. Tiếp đến, nên liền buông xả con trai, con gái, tôi tớ nam, tôi tớ nữ, xe, ngựa, vợ con, thân mình. Chẳng dùng dục ái nghĩ nhớ làm tâm. Đối với tất cả tướng hữu vi với các châu báu, tiền của thì tất cả nên buông xả các vật có được này.

Lúc đó theo thứ tự đối với thân tâm của mình: Chấp giữ Kiến Thủ Dṛṣṭiparāmarśa: Chấp dính vào cái thấy chẳng đúng lý của nhóm thân kiến, biên kiến, tà kiến, ta, người, tri kiến, giả hội hợp.

Thành lập tên gọi là người chủ, tạo làm ngã kiến Ātma dṛṣṭi: Chấp dính vào cái thấy hư vọng cho cái tôi là có thật sinh ra tất cả sự dính mắc ràng buộc với có hợp nhân duyên, không có hợp, không có tan, không có vật, không có buông bỏ… thế nên, tất cả nên buông xả, sinh tâm vô vi, tâm vô tướng tạo làm, dùng vô sinh không quán Anutpāda śūnya vicāra nhập vào tâm chính định trừ diệt.

12 Nhập Dvādaśa āyatanani, hai giới Aṣṭādaśadhātavaḥ, năm uẩn Pañca skandha, sáu căn Ṣaḍ indriyāṇi, sáu trần Ṣaḍ viṣayāḥ đồng tất cả việc làm một hợp tướng đều hay tịch diệt Vyupaśama được không có cái ta Anātman: Vô ngã, không có cái của ta Mama kāra: Ngã sở, tướng trống rỗng Śūnya lakṣaṇa: Không tướng… thành các pháp.

Nếu tất cả pháp bên trong Adhyātma sarva dharma hoặc tất cả pháp bên ngoài Bahirdhā sarva dharma ở trong thật tính của các pháp thế Loka Xuất Thế Lokottara chẳng buông xả, chẳng thọ nhận.

Thế nên Bồ Tát thường phải tất cả buông xả như tính trống rỗng Śūnyatā: Không tính. Lúc đó gọi là giả hội huyễn hóa hợp thành, quán chiếu tính tịnh hiện trước mặt, tâm buông xả xả tâm nhập vào tính, chứng không tam muội Śūnyatā samādhi.

2. Giới tâm: Nếu có Bồ Tát hay trì giữ giới đại thừa của Như Lai, vì tất cả chúng sinh hữu tình với thân của mình, hay trì giữ mười vô tận giới của Bồ Tát đại thừa.

Bồ Tát như vậy liền hay tự mình với người khác, tất cả thường hay quán chiếu tính của tâm, tính của giới như hư không, sự trì giữ là mê lầm điên đảo. Bồ Tát ở chân như thanh tịnh trong tự tính căn bản của mình, chẳng thấy có giới, nghĩa là tính của giới như hư không, cũng chẳng thấy giới của người khác tha giới.

Bồ Tát ở trong tâm tính trì giới thì giới là phi giới chẳng phải là giới, phi phi giới chẳng phải chẳng phải là giới, không có người thọ nhận, mười giới thiện, giới không có thầy nói pháp vô sư thuyết pháp giới với có sự lừa dối, trộm cắp cho đến tất cả sự tham lam, giận dữ, tà kiến…

Không có sự gom tụ, không có sự phân tán, cũng không có thọ nhận giới, cũng không có chẳng thọ nhận giới, cho nên ở tính của Thánh Đạo thảy đều thanh tịnh, tính của trì giới đạo cũng lại như vậy, Bồ Tát cần phải thường trì giữ cấm giới Saṃvara thanh tịnh.

Hành Bồ Tát Đạo Bodhisatva mārga, thường cùng với tất cả chúng sinh đồng tâm, đồng tính, đồng hạnh, đồng đức… thường hành: Từ ái thiện lương, ngay thẳng trong sáng, thật chính đúng, thấy chính đúng, buông xả nhóm giận dữ, vui mừng…các thiện, bất thiện đều nên vui thích.

Đây gọi là trì giữ tính chính đúng của mười giới lớn nặng thập trọng đại giới cũng là Bồ Tát trì giữ thể tính của mười vô tận giới ngăn chận tám đảo bốn chuyển đảo của phàm phu là chấp thường, chấp lạc, chấp ngã, chấp tịnh. Bốn chuyển đảo của nhị thừa là chấp phi thường, chấp phi ngã, chấp phi lạc, chấp phi tịnh. Ở tất cả Thánh tính lìa tâm tính so sánh quyết định, chân tĩnh hiện trước mặt một con đường thanh tịnh.

3. Nhẫn tâm tâm nhẫn nại: Người được nhẫn Kṣānti này ở trong tự tính cội nguồn của tất cả chúng sinh không có tướng nhẫn thì gọi là vô tướng tuệ nhẫn Animitta prajñā kṣānti.

Bồ Tát ở trong tính không có tướng của nhẫn tuệ khiến trí tuệ ấy hay soi chiếu thể của tâm, chứng tự tính của thể được tâm thanh tịnh, tính thanh tịnh không có vật, đạt nhập vào nhất thiết không Sarva śūnya thì gọi là không nhẫn Śūnya kṣānti.

Nếu Bồ Tát đối với tất cả chúng sinh hay hành phổ nguyện hạnh nhẫn thì gọi là nhất thiết xứ nhẫn Kṛtsna āyatana kṣānti.

Bồ Tát ở trong nhất thiết xứ nhẫn nhập vào vô sinh nhẫn Anutpāda kṣānti thường tự quán tính hạnh căn bản Mūla caryā của thân chẳng sinh chẳng diệt, chứng được vô sinh hạnh nhẫn Anutpāda caryā kṣānti.

Bồ Tát hành hạnh Caryā lại nên vì tất cả hữu tình trong pháp giới tu trì ba loại đại nhẫn.

Nếu bị người khác chê bai gây hại mà chẳng sinh khởi niệm thì được nại oán hại nhẫn.

Ở tất cả chúng sinh giới hành Bồ Tát Hạnh Bodhisatva caryā thường bị người khác gây não loạn chướng ngại mà chẳng sinh khổ não, an tâm của chính mình với tâm của tất cả chúng sinh, nhập vào tâm của tính thanh tịnh thì gọi là an thọ khổ nhẫn.

Bồ Tát ở tất cả cảnh giới xứ hành vô lượng nguyện hạnh, vô lượng tâm nhẫn nại, ở trong mỗi một hạnh quán sát kỹ lưỡng tính của hạnh, hay chứng tính của tâm thì gọi là đế sát pháp nhẫn.

Ở trong tính ba pháp nhẫn của tất cả pháp nhẫn chẳng thấy có nhẫn thì gọi là vô tướng hạnh nhẫn của Bồ Tát.

Tiếp đến, tức Bồ Tát ở trong tính vô tướng hạnh nhẫn, dùng quán tướng vô tướng hạnh nhẫn: Không có người nhận, không có dấy lên tâm đánh đập, không có tâm dao gậy, không có tâm giết hại, không có tâm sân hận… thảy đều như như tính không có khởi tướng. Bồ Tát ở trong Thánh tính thể tịnh của tâm không có một, không có hai.

Nơi một đế, một chiếu quán một tính, một tướng… không có vô vô tướng, có vô vô tướng, phi phi tâm tướng, tướng duyên, không có duyên…đi, trụ, ngồi, đứng, động, dừng, ta, người, chủ tệ, cột, mở… ở tất cả pháp thảy đều không có tướng, mỗi mỗi hiểu rõ ràng, thấy tính, rỗng lặng, không có tự tính, tướng của tính như như Thánh Đạo.

Tất cả tính trống rỗng Śūnyatā: Không tính như vậy, tính của tướng nhẫn trống rỗng không chẳng thể đắc. Tất cả Bồ Tát cần phải chí cần tu học tất cả pháp nhẫn vô tướng Thánh Đạo.

4. Tiến tâm tâm tinh tiến: Bồ Tát đối với pháp bốn uy nghi Catur vidhā īryāpathāḥ gồm có gamana đi, sthāna đứng Niṣadya ngồi, śaya hay śayana nằm thường hành hạnh nguyện đại bi của Ma Ha Tát Mahāsatva: Đại hữu tình, vì tất cả chúng sinh cầu Đại Thừa Bồ Đề Mahā yāna bodhi, thường hành tinh tiến, lợi mình lợi người, không có lỗi lầm.

Bồ Tát ở trong bốn uy nghi: Đi, đứng, ngồi, nằm thường nên quán trí tâm tính, thường ở tất cả thời, thường nhập vào pháp không Thánh trí định soi chiếu Thánh tính của tâm, tính tịnh lại trống rỗng Śūnya: Không, giả hợp, giả hội.

Ở pháp tính của tâm soi thấy lặng lẽ yên tĩnh, lên núi vô sinh Anutpāda, nhập vào con đường vô vi mà thấy tính của tất cả bên trong bên ngoài.

Tính của các pháp không không Śūnyatā śūnyatā: Chẳng dính mắc vào ba cái không: Nội không, ngoại pháp, nội ngoại không không có sở hữu, như có, như không có. Ở tính của bốn đại đất, nước, lửa, gió trống rỗng không, tất cả sắc tướng Rūpa lakṣaṇa cũng lại như trống rỗng không.

Ở cảnh giới hữu vi bên ngoài, tất cả sắc tướng, màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng với tất cả hình sắc thì tính đồng với trống rỗng không cho nên Bồ Tát đạt trống rỗng không mà chẳng quán tất cả hình sắc làm tướng hữu vi.

Nếu Bồ Tát trụ bốn uy nghi tiến tu Bồ Đề không có lỗi lầm, liền chứng nhập vào trí tính của tất cả Tam Bảo, thể tính chân tĩnh thường được hiện trước mặt, liền được mỗi khi sinh ra: Gặp Phật, thấy Tăng, thấy Pháp.

Đời đời tinh tiến học uy nghi của Phật, thường nhập vào tất cả tín tiến Thánh Đạo, gọi là vô tướng tín tín tiến đạo không cho nên chẳng thấy bốn uy nghi, chứng vô sinh không Anutpādaśūnya không có làm, không có dùng, không có nhận, không có trí, không có tuệ… khởi không định Śūnya samādhi nhập vàp pháp thế đế phương pháp, nguyên tắc, lý lẽ của thế tục.

Đối với hai pháp ra, vào cũng không có hai tướng, tâm tâm nối tiếp nhau, thường tại tâm trống rỗng Śūnya citta: Không tâm, tiến thuận bồ đề, chứng tâm thấy tính.

Ở trong hai pháp: Không có tướng, thông đạt một tính tướng như như của tiến phần căn bản bồ đề.

5. Định tâm: Bồ Tát tu tất cả pháp thiện, đều từ tất cả định lực mà sinh tất cả thiện, được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Bồ Tát ở trong tất cả Đại Thừa Pháp Mahā yāna dharma.

Trước tiên nên quán hạnh, lắng tâm soi chiếu tính khiến cho tâm tịch định Samādhi: Cảnh của thiền định, chứng tính thanh tịnh, ở tính của con đường vô vi chẳng thấy có pháp.

Nếu Bồ Tát tu Bồ Đề Bodhi của tất cả Chư Phật, đều từ định lực được diệt tất cả tội rồi sinh tất cả pháp bát nhã Ba la mật đa, trí tuệ vô lậu, pháp Bồ Đề Tam Ma Địa của Chư Phật, được nhập vào Như Lai tịch diệt quán, chứng vô tướng.

tính vô tướng tuệ vô lượng Thánh hạnh vô lượng trí tâm Thánh tính tam muội. Tất cả phàm phu, Thánh Nhân, Bồ Tát Ma Ha Tát không có ai chẳng nhập vào chính định của Phật tính Bồ Đề Tam Muội này.

Lúc đó, Bồ Tát chứng được thể tính Thánh tính tương ứng, tức là đều do định lực của tất cả thể tính thánh trí, được thấy tự tính ngã chấp nhỏ nhiệm, ta, người, vị chủ… chúng sinh chấp dính vào ngã kiến, người tạo làm, người thọ nhận.

Tất cả trong sự chấp giữ cột buộc… chọn lấy dính mắc chẳng mở, thấy thể tính của sự cột buộc là chướng ngại với tất cả các tướng, nhân duyên hữu vi nổi gió động tâm, chẳng được định lực lặng lẽ yên tĩnh mà diệt… thời không có việc này.

Thế nên Bồ Tát Ma Ha Tát, Chư Phật Như Lai khiến tất cả chúng sinh tu nhập vào diệt tận tịch định không, không không Śūnyatā śūnyatā, tám đảo, không có không có nhân duyên.

Tĩnh tuệ quán không không Śūnyatā śūnyatā, trống rỗng không chiếu soi tất cả huyễn hóa giả hội hợp thành, trong niệm niệm diệt… thọ, tưởng, hành, thức, tất cả các quả dị thục trong ba cõi, gốc rễ của tội tính, đều do được định lực mà diệt, được chứng tâm thể lìa tướng, mỗi mỗi thấy rõ tính, tức diệt tất cả tướng mà sinh chính trí, được đạt thánh tính, chứng Bồ Đề của tất cả Chư Phật.

***