Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Du Già Kim Cương Tính Hải Mạn Thù Thất Lợi Thiên Tý Thiên Bát đại Giáo Vương

PHẬT THUYẾT KINH

ĐẠI THỪA DU GIÀ KIM CƯƠNG TÍNH

HẢI MẠN THÙ THẤT LỢI THIÊN TÝ

THIÊN BÁT ĐẠI GIÁO VƯƠNG

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bất Không, Đời Đường
 

PHẦN HAI MƯƠI MỐT
 

Khi ấy, tức Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai cùng chung với Đức Pháp Tính Tỳ Lô Giá Na ở ngay trong trăm ngàn ức cung Kim Cương Quang Minh của Liên Hoa Pháp Tạng Thế Giới, đồng tại Kim Cương Tam Ma Địa, trụ Thánh Lực Tính Tam Muội.

Tức lúc đó, Đức Thích Ca Thế Tôn dùng thần lực của Thánh tính kín đáo trình bày mật khải với Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai. Đức Như Lai hướng về thời sau thỉnh, vì tất cả Bồ Tát với tất cả chúng sinh tuyên nói tu chứng, nhập vào Phật Kim Cương Bồ Đề Tam Ma Địa Buddha vajra bodhi samādhi.

Bấy giờ, Đức Thích Ca ở lúc ấy từ Tam Muội khởi dậy, ân cần lần nữa cầu thỉnh Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai giúp cho tất cả Bồ Tát với tất cả chúng sinh… nói pháp môn Phật căn bản tự tính trí đạo tam muội.

Tức khi ấy, Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai liền vì Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai kèm với Hóa Thiên Thích Ca một ngàn vị Hóa Thích Ca với tất cả Bồ Tát của nhóm đại trí thông Bồ Tát kèm với Đại Phạm, Chư Thiên, nhóm chúng của bốn bộ: Hãy lắng nghe! Hãy nghe cho kỹ!

Ta sẽ vì ông, nói một lần nữa. Tất cả Chư Phật, tất cả Bồ Tát xưa kia tu trì năm Thánh Trí của Chư Phật chứng nhập vào tâm địa bí mật thể tính Tam Ma Địa, tu hành chẳng thể nói chẳng thể nói, tu nhập vào Kim Cương Bồ Đề Phật Quả.

Bấy giờ, Đức Mâu Ni Thế Tôn nói: Từ lâu xa trước kia, nhân Đức Tỳ Lô Giá Na bắt đầu ra đời thì ta ở bên cạnh Tỳ Lô Giá Na Như Lai.

Xưa kia ta cùng với tất cả Bồ Tát, tất cả chúng sinh tu học, quán chiếu, đồng nhập vào Phật Tính Buddhātā, thánh Trí Bồ Đề Đạo đạt được cội nguồn, tự tính thanh tịnh chiếu dụng, quay trở về nhập vào gốc rễ của Tỳ Lô Giá Na Ngũ Trí Phật Địa tâm, thể tính căn bản chân như pháp giới tạng, nhập vào tính Kim Cương bất hoại, đạt Thánh Trí Bồ Đề địa, mau thành Phật Quả.

Khi ấy, Đức Tỳ Lô Giá Na Phật nói: Tức là nói tất cả Chư Phật, tất cả Bồ Tát ba đời quá khứ như vậy đã học, sẽ học, nay học. Thế nên tất cả Bồ Tát, đại chúng các ông nên khéo suy nghĩ, tu hành.

Ta đã ở trăm ngàn A tăng kỳ kiếp tu trì tâm đó, nhập vào Phật Tam Ma Địa Bí Mật Kim Cương Tam Mật Pháp Tạng Buddha samādhiguhya vajra tri guhya dharma kośa. Hiệu của ta là Tỳ Lô Giá Na Vairocana giúp cho tất cả Chư Phật, Bồ Tát lập làm căn bản Mūla.

Lúc đó, Đức Thích Ca Thế Tôn giữ vững mô phỏng theo nghĩa rộng lớn của đại pháp thâm sâu, năm Trí Kim Cương của Chư Phật tại tâm tính của tất cả chúng sinh hữu tình.

Ý ấy như thế nào?

Tất cả Chư Phật, tất cả Bồ Tát cùng với Tỳ Lô Giá Na Thế Tôn, năm trí năm Như Lai đồng cùng chung tu hành, dẫn đường cho thương sinh trăm họ, vì tất cả chúng sinh hữu tình…

Xưa kia ở Nhân Địa Hetu bhūmi tu nhập vào Bồ Đề Đạo Bodhi mārga một thời thành Phật, tên hiệu là Thiên Thích Ca với Thiên Bách Ức Hóa Thích Ca… đồng cùng chung với Tỳ Lô Giá Na Vairocana trụ tại Liên Hoa Đài Tạng Thế Giới Hải. Giáp vòng khắp cái đài ấy có một ngàn cái lá, một cái lá có một thế giới, làm thành một ngàn Thế Giới.

Nay Ta, Tỳ Lô Giá Na hóa độ, đã làm một ngàn vị Thích Ca dựa vào một ngàn Thế Giới, sau đó đến Thế Giới của một cái lá.

Lại có trăm ức núi Tu Di, trăm ức mặt trời mặt trăng, trăm ức bốn Thiên Hạ, trăm ức Nam Diêm Phù Đề, trăm ức Bồ Tát, trăm ức tòa Thích Ca, Đức Phật ngồi dưới trăm ức cây Bồ Đề…

Mỗi mỗi đều nói: Bồ Tát mà Ngài đã hỏi, tu hành Bồ Đề Tát Đỏa tâm Địa Pháp Phẩm. Còn lại 999 Thích Ca mỗi mỗi đều hóa độ, hiện ra ngàn trăm ức Thích Ca cũng lại như vậy.

Bấy giờ, Đức Tỳ Lô Giá Na Phật nói: Đức Phật trên ngàn bông hoa là Hóa Thân Kim Cương Thánh Trí của ta, trăm nàn ức Thích Ca tức là hóa thân của một ngàn Thích Ca.

Ta dùng làm cội nguồn tên là Tỳ Lô Giá Na Phật Thân Vairocanabuddha kāya giúp cho tất cả Như Lai Bồ Tát làm thành chân như Thật Tính Kim Cương Đại Trí Bồ Đề Pháp Tạng làm gốc Mūla: Bản.

Khi ấy, Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai ở trên tòa Kim Cương của Liên Hoa Đài Tạng bảo rằng: Này Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn! Ta đều rộng trả lời quảng đáp một ngàn Thích Ca với hóa ngàn trăm ức Thích Ca.

Khi làm Bồ Tát thời tu hành tâm Địa Citta bhūmi. Ông trước tiên đã hỏi mầm giống chủng tử của tất cả Kim Cương Thánh Trí Bồ Đề Thánh Tính, xưa kia từ thời của Nhân Địa Hetu bhūmi thì tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát tu nhập thành Phật.

Từ bao nhiêu kiếp đến nay, ta giúp cho tất cả chúng sinh hữu tình khai mở pháp môn tâm địa, nhập vào Kim Cương Tuệ trí Bổ Đề Đạo, dùng Thánh lực, Thánh trí, Thánh tính gia trì tất cả Bồ Tát tu học, tâm địa tự tính Thánh trí của tất cả chúng sinh, mau đạt tự tính thanh tịnh của cội nguồn, Pháp Thân, trí thân, Kim Cương Bồ Đề, Như Lai Phật Địa… được thành A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Thế nên, lúc đó Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai lại hỏi Đức Tỳ Lô Giá Na về Kim Cương Tất Đỏa Tâm Địa Tam Mật Tam Bồ Đề Vajra satva citta bhūmi triguhyasaṃbodhi.

Tức Đức Thích Ca Mâu Ni Phật nói, cũng nói với ngàn trăm ức Hóa Thích Ca: Nay tôi lần nữa thưa hỏi Đức Tỳ Lô Giá Na Thế Tôn nói lại Pháp Tạng bí mật căn bản Mūla guhya dharma kośa của tất cả Chư Phật, nói Giáo Tạng của tất cả Bồ Tát, nói Pháp Giáo Luật Tạng của tất cả Thanh Văn… nói trí tạng hành Bồ Tát Đạo của tất cả Đại Phạm, Chư Thiên.

Nói pháp môn tâm Địa của tất cả chúng sinh, Tam Mật Bồ Đề Phật Tính Tự Tính Hải Tạng. Như vậy, tất cả Bồ Tát, tất cả chúng sinh hữu tình tu hành pháp giáo vì nhân nào, duyên nào mà được nhập vào bốn mươi hai Bồ Tát Thánh Vị Tu Chướng của Địa Bhūmi này, nhập vào Thánh Địa, Kim Cương Bồ Đề Đẳng Giác Diệu Giác Địa.

Nếu được sẽ thành Phật Quả là nhóm tướng nào?

Bồ Tát trước tiên tu nhập vào cội nguồn của Kim Cương, năm nhẫn phục nhẫn, tín nhẫn, thuận nhẫn, vô sinh nhẫn, tịch diệt nhẫn, như như thật tế, tự tính chân như Thánh Trí Phật Đạo.

Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai tức đang khởi phát Thánh Ý thưa bày với Tỳ Lô Như Lai, nói: Nếu Bồ Tát tu học mầm giống của Kim Cương Bồ Đề Thánh trí tính căn bản, khiến nhập vào Phật Thánh tính Tam Ma Địa thì ý ấy như thế nào?

Tức khi ấy, Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai bảo Thích Ca Mâu Ni rằng: Nếu có tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát đang vì tất cả chúng sinh hữu tình, vì cầu A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề… Bồ Tát tu học Bồ Đề Bodhi chẳng tiếc thân mệnh, cần phải vứt bỏ, cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề thì trước tiên độ tất cả chúng sinh hữu tình mau sẽ thành Phật, được Bồ Đề.

Các Bồ Tát này nương nhờ vào sức Đại Nguyện của Như Lai thành tựu tất cả Kim Cương Giải Thoát Vajra mokṣa tức sẽ đồng với Kim Cương Thánh Địa Vajra ārya bhūmi của Chư Phật Như Lai, trụ Phật Bồ Đề.

Lúc đó, tức tại Kim Cương Tính Hải Liên Hoa Đài Tạng Pháp Giới Hải Hội, ở trong tất cả Bồ Tát Chúng Hội có một vị Đại Trí Thông Bồ Tát Ma Ha Tát từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu chắp tay, nay đối trước mặt Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai lại lần nữa ân cần phát thệ nguyện rộng lớn: Nguyện tâm của con ngang bằng với hư không, như Kim Cương bền chắc, thành bất thoái bồ đề, ở bốn mươi hai địa vị theo thứ tự tu hành rộng độ hữu tình.

Nếu hư không tận thì độ chúng sinh dừng dứt, hư không chẳng tận thì con sẽ độ chúng sinh chẳng hề ngưng nghỉ.

Đại Trí Thông Bồ Tát phát đại nguyện xong, tức lúc đó trong pháp giới Liên Hoa Hải Tạng đột nhiên phun vọt lên vi trần số căng già sa các Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, hiện ra làm chứng.

Tức khi ấy tất cả các Đại Bồ Tát Ma Ha Tát bảo rằng: Hôm nay, vì Thánh tính của Như Lai kín đáo tương thông gia bị. Chúng tôi cùng một lúc thấy nghe đại trí thông Bồ Tát phát nguyện rộng lớn xong thì đều hiện ra để làm chứng minh.

Thế nên tất cả chúng Bồ Tát nói: Chúng tôi cũng đều tùy vui, hết thảy đều cùng chung với đại trí thông Bồ Tát, đồng nguyện ấy cho nên tâm ngang bằng với hư không, rộng độ hữu tình không có ngưng nghỉ.

Lúc đó, tất cả các Đại Bồ Tát Ma Ha Tát nhiều như số bụi nhỏ, liền đồng với trí thông Bồ Tát rộng hành Bồ Tát Đạo, đều phát đại nguyện: Chúng tôi tu học tận bờ mé vị lai, chí cầu bất thoái Vô Thượng Bồ Đề, ở trong bốn mươi hai vị pháp môn theo thứ tự tu học, từ trong tín nhẫn bền chắc, nhập vào mười phát thú tâm, tu hành bí mật tam thập chi quán môn Tam Ma Địa Kim Cương, Bồ Đề hướng quả của tất cả Chư Phật.

Bấy giờ, nêu bày: Bắt đầu từ mười tín tu hành địa vị tiếp theo.

Thế nào là tu nhập vào mười phát thú tâm mười tâm phát ra hướng đến rõ ràng?

1. Xả tâm Upekṣa citta: Buông xả tất cả vật với thân mình. Quốc thành, vợ con… tất cả buông xả.

2. Giới tâm Sīla citta: Trì mười giới vô tận của Bồ Tát với giới đại thừa của tất cả Chư Phật.

3. Nhẫn tâm Kṣānti citta: tâm nhẫn nại: ở trong vô sinh nhẫn Anutpattika kṣānti, đối với tất cả pháp đều nhẫn nại hết.

4. Tiến tâm Vīrya citta: Tu trì tất cả thiện pháp Kuśala dharma của Như Lai, thường hành tinh tiến.

5. Định tâm Samādhi citta: Đối với tất cả pháp, thường trụ chính định.

6. Tuệ tâm Prajñā citta: Đối với tất cả pháp, hay hành trí tuệ khéo léo Upāya kauśalya prajñā.

7. Nguyện tâm Praṇidhana citta: Đối với tất cả pháp, khởi tâm đại bi Mahākāruṇa citta rộng lớn, nguyện cứu độ tất cả hữu tình.

8. Hộ tâm Pāla citta: Ở trong tất cả Phật Pháp thường khởi tâm Đại Hộ Pháp Mahā pāla dharma citta của Bồ Tát.

9. Hỷ tâm Pramudita citta: Đối với tất cả chúng sinh, an vui thường sinh tâm vui thích.

10. Đỉnh tâm Mūrdhāna citta: Như đỉnh đầu của người là cao quý chẳng nhìn thấy, quán tâm chính định ở trong Phật Pháp rất ư thượng thắng gọi là quán chiếu đỉnh tâm tức đây gọi là Bồ Tát tu nhập vào mười phát thú tâm hướng quả.

Khi ấy, Thể Tính Bản Nguyên Tỳ Lô Giá Na Như Lai bảo với tất cả Chư Phật: Nên biết Bồ Tát từ sơ phát tâm Saha cittotpāda chí cầu kiên tín niềm tin vững chắc, từ kiên tín nhẫn Dṛḍha śraddhā kṣānti tu hành nhập vào mười phát thú tâm, nhập vào trong kiên pháp nhẫn Dṛḍha dharma kṣānti, hành mười trưởng dưỡng tâm, tu học bồ đề tâm hướng quả.

1. Từ tâm Maitra citta: Từ Maitra là hay ban cho niềm vui.

2. Bi tâm Kāruṇa citta: Bi Kāruṇa là hay nhổ bứt khổ đau.

3. Hỷ tâm Pramudita citta: Đạt tính không có sinh, con đường của bồ đề trí sinh tâm vui thích.

4. Xả tâm Upekṣa citta: Buông xả tất cả hữu vi Saṃskṛta, các vật với quốc thành, thân mình, vợ con, con trai, con gái… tất cả buông xả.

5. Thí tâm Dāna citta: Đem cho tất cả hữu vi, thân mệnh, con trai, con gái, vợ con, tâm bên trong bên ngoài nội ngoại tâm, quốc thành, ruộng đất, nhà cửa… tất cả đều đem cho hết.

6. Hảo Ngữ tâm: Giúp cho người khác với thân mình ở tất cả nơi chốn bên trong bên ngoài, thường dùng tâm có ý tốt, lời nói tốt đẹp giúp cho tất cả mọi người.

7. Ích tâm Upakāra citta: Bồ Tát tự nhận lấy điều xấu ác, thường luôn suy nghĩ giúp ích cho tất cả chúng sinh, sinh tâm lợi ích.

8. Đồng tâm: Cùng chung với tất cả hữu tình đồng nhập vào tâm vô sinh Anutpattika citta, đồng nhập vào Bồ Đề Pháp Bodhi dharma. Đây gọi là đồng pháp tam muội được đồng tâm.

9. Định tâm Samādhi cītta: Được chính kiến, chính tính, chính định, tất cả Phật Trí của tất cả Như Lai đều do định lực Tam Ma Địa tâm thành tựu Bồ Đề.

10. Tuệ tâm Prajñā citta: Đối với tất cả trí tuệ hay sinh bát nhã Ba La Mật Đa Prajñā pāramitā của tất cả Phật Pháp thì gọi là tuệ tâm.

Đây tức gọi là Bồ Tát tu học mười trưởng dưỡng tâm hướng Bồ Đề quả.

Thế nên, Kim Cương Thánh Trí Thân Tỳ Lô Giá Na Như Lai bảo với tất cả Chư Phật: Nên biết tất cả Bồ Tát như vậy từ trong hạnh kiên pháp nhẫn tu mười trưởng dưỡng tâm, nhập vào trong kiên tu nhẫn, tiến hành mười Kim Cương tâm, tu học bồ đề tâm hướng quả.

1. Thâm Tín tâm Gaṃbhīra śaddhā citta: Đối với tất cả Pháp Tạng thâm sâu thuộc đại thừa của Chư Phật, thường hành tâm tin tưởng lớn đại tín tâm vĩnh viễn chẳng chuyển lùi thì gọi là đại thâm tín tâm.

2. Niệm tâm Smṛti citta: Nơi niệm smṛti chẳng đánh mất chính trí của Chư Phật, niệm nghĩa màu nhiệm thâm sâu của đại thừa, tâm giới định tuệ. Đây gọi là niệm tâm.

3. Hồi Hướng tâm Parīnāma citta: Hồi hướng tất cả pháp giáo của đại thừa, Vô Thượng Chánh Đẳng Kim Cương Bồ Đề của Như Lai thì gọi là hồi hướng đại thừa tâm Parīnāma mahā yāna citta.

4. Đạt tâm: Đạt lý thú Thánh Trí của Như Lai, đạt tâm lặng lẽ chiếu soi, bên trong bên ngoài thanh tịnh thì gọi là đạt tâm.

5. Trực tâm: Thánh đạo ngay thẳng chính đúng, tâm tính chính trí, chính đúng không có nghiêng lệch cong quẹo, không có cái thấy sằng bậy vọng kiến, nịnh nọt a dua… thật tính của chân không gọi là trực tâm.

6. Bất thoái tâm: Gọi là tiến cầu tâm bồ đề không có lùi, đạt tính chẳng chuyển thì gọi là bất thoái tâm.

7. Đại thừa tâm: Chẳng nhập vào nhị thừa, cũng chẳng nhập vào các chấp kiến ác của ngoại đạo, tức gọi là đại thừa tâm.

8. Vô Tướng tâm: Chẳng nhập vào cá tướng của tất cả hữu vi, chẳng chập vào sắc tượng của năm trần thì gọi là vô vi vô tướng tâm.

9. Tuệ tâm: Đối với trí tuệ của tất cả Chư Phật thảy đều không có ngăn ngại thì gọi là tuệ tâm.

10. Bất hoại tâm: Chẳng hoại chính kiến của đại thừa, chính trí của bồ đề, tâm của Phật thì gọi là bất hoại đại thừa tâm.

Đây tức gọi là Bồ Tát theo thứ tự tu học mười Kim Cương tâm hướng bồ đề quả.

Khi ấy, Thánh Tính Thân Tỳ Lô Giá Na Như Lai bảo với tất cả Chư Phật: Nên biết Bồ Tát từ dựng lập tu trong nhẫn hạnh Kṣānti caryā, tu mười Kim Cương tâm, nhập vào trong kiên Thánh nhẫn, tu hướng mười Thánh Địa, tiến nhập vào Bồ Đề tâm hướng quả.

1. Thể tính bình đẳng địa.

2. Thể tính thiện tuệ địa.

3. Thể tính quang minh địa.

4. Thể tính nhĩ diệm tuệ địa.

5. Thể tính tuệ chiếu địa.

6. Thể tính hoa quang địa.

7. Thể tính mãn túc địa.

8. Thể tính Phật Hống địa.

9. Thể tính Hoa Nghiêm địa.

10. Thể tính nhập Phật địa.

***