Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Du Già Kim Cương Tính Hải Mạn Thù Thất Lợi Thiên Tý Thiên Bát đại Giáo Vương

PHẬT THUYẾT KINH

ĐẠI THỪA DU GIÀ KIM CƯƠNG TÍNH

HẢI MẠN THÙ THẤT LỢI THIÊN TÝ

THIÊN BÁT ĐẠI GIÁO VƯƠNG

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bất Không, Đời Đường
 

PHẦN HAI MƯƠI SÁU
 

Đại Bồ Tát ở trong sông lớn sinh tử của ba cõi, ngồi Bồ Đề Đạo Trường Bodhimaṇḍa, tối thượng Đệ Nhất Thừa gánh vác chuyên chở, nhận dùng Thánh trí vận thông, hướng nhập vào Phật Quả Buddha phala. Lúc đó, Bồ Tát khởi tâm đại từ Mahā maitra citta, nếu có tất cả chúng sinh chưa đạt Bồ Đề đạo trường thì khiến cho chứng Nhất Thừa Tam Ma Địa Bồ Đề đạo trường.

Nếu người chưa được chứng Không trí đạo trường thì nhận hành, nhận dùng chẳng gọi là Đại Thừa Đệ Nhất Nghĩa Mahā yāna paramārtha mà chỉ gọi là Thừa Yāna.

Tức là Bồ Tát với tất cả chúng sinh hữu tình, trước tiên tu hành tối thượng đệ nhất thừa hạnh của Như Lai, tiến tu Bồ Đề đạo trường, nhập vào Kim Cương Tam Ma Địa, được vượt qua biển khổ. Thế nên, gọi là Như Lai Đại Thừa thành tựu Thù Thắng Kim Cương Bồ Đề Nhất Thừa.

Như vậy nói xong, cần phải theo thứ tự mà diễn nói.

8. Vô Tướng tâm: Bồ Tát tu trì tâm không có tướng vô tướng tâm của Như Lai, tất cả pháp Bồ Đề Tam Ma Địa, mỗi mỗi phần chứng nhập vào chân như thật tính vô duyên vô tướng tam muội, ở trong thật tế như như của tâm thể tính, lắng tâm nhãn con mắt của tâm trong sạch.

Soi thấy tính điên đảo vọng tưởng của tham sân si một thời tiêu diệt, chỉ có giải thoát Bồ Đề Thánh trí bát nhã Ba la mật tuệ tính chẳng diệt, không có một, không có hai… cho nên tất cả các pháp ba đời: Kết nghiệp, dị thục, sinh diệt…

Các loại hết thảy đồng với vô vi, được nhập vào như như nhất đế, thánh tính của Chư Phật, không Śūnyatā, vô nguyện Apraṇihita, vô tướng Animitta… được chứng Như Lai vô sinh pháp trí không thật tính Tam Ma Địa, tự biết được thành Phật.

Cho nên tất cả Như Lai là bậc ngang bằng với ta, tất cả Hiền Thánh là đồng học của ta, đều đồng với nhất.

Thiết vô sinh không Kim Cương Bồ Đề chân như pháp tính của Như Lai như vậy nói xong, cần phải theo thứ tự mà diễn nói.

9. Tuệ tâm: Bồ Tát luôn thường quán Phật Thánh tuệ, ở vi trần số kiếp tu trì Như Lai Kim Cương Bồ Đề Bí Mật Tam Ma Địa, được nhập vào Thánh Trí như như Kim Cương Thánh tính Thánh tuệ… thông đồng với một cảnh, ngang bằng với chân như, vô biên pháp giới, vô lượng thần dụng, nhất tính Kim Cương Tam Ma Địa.

Ở trong Thánh tính Kim Cương địa này, không có tập, không có thọ nhận, không có sinh, không có không có vô sinh Anutpāda. Ở trong tính vô sinh không có vô minh Avidyā, vô minh diệt hết, không có tính phiền não mà chẳng cột buộc, chẳng tháo mở.

Ở trong tất cả bát nhã Ba la mật pháp môn, con đường mà tất cả Hiền Thánh đã tu hành, pháp mà tất cả Bồ Tát Thánh đã quán, hết thảy tất cả Thánh Đạo… cũng như như tính. Bồ Tát phát nguyện đồng với thể trí của ta, tự tính của Thánh tuệ.

Như vậy, tất cả Chư Phật giáo hóa phương tiện pháp trí thì ta đều tập ngay trong một tâm, đồng với Kim Cương Bồ Đề Thánh tính Tam Ma Địa cho nên tất cả ngoại đạo, tà kiến, tà luận, tà định, công dụng huyễn hóa, tất cả ma thuyết, tất cả Phật Thuyết.

Phân biệt số luận, nghĩa sâu, nghĩa cạn… đều nhập vào một tính thanh tịnh của hai đế, không có các tướng, chẳng phải là một, chẳng phải là hai, chẳng phải là có uẩn giới, nhập vào một con đường vô vi vô tướng, thông đồng chứng ánh sáng Kim Cương tuệ của Như Lai.

Ánh sáng soi chiếu tính, bản tính lặng lẽ yên tịnh, nhất cảnh nhất tính Kim Cương Tam Muội… nhập vào nhất thiết pháp Như Lai Thánh tính Kim Cương Tam Ma Địa Kim Cương Bồ Đề như vậy diễn xong, cần phải theo thứ tự mà diễn nói.

10. Bất hoại tâm: Bồ Tát ở đại A tăng kỳ vi trần số kiếp tu học Kim Cương Bồ Đề thâm diệu vi tế bí mật Thánh trí Tam Mật Thánh tính Tam Ma Địa của Như Lai, nhập vào Thánh địa tính lân giải thoát vị, nhập và cảnh giới của Phật, được chính trí của đạo, biết rõ tâm Bồ Đề, phục nhẫn là nhẫn đầu tiên trong năm loại nhẫn.

Bậc Tam Hiền trước mười địa chưa thể chứng quả, chỉ tu tập quán sát, dùng thắng trí hữu lậu chế ngự phiền não, cho nên gọi là phục nhẫn, thuận trống rỗng Śūnya: Không, tám ma phiền não ma, ấm ma, tử ma, Tha Hóa Tự Tại Thiên tử ma, vô thường, vô lạc, vô ngã, vô tịnh chẳng hoại, chúng Thánh xoa đỉnh đầu, Chư Phật khuyến phát, nhập vào Như Lai ma đỉnh Kim Cương Tam Muội, thần lực tự tại.

Bồ Tát liền phóng ánh sáng của thân, mỗi một ánh sáng soi chiếu tất cả tịnh thổ của Chư Phật ở mười phương.

Chư Phật, Bồ Tát, tất cả Hiền Thánh đi đến chứng cho ta, cho nên ta nên thề ở Thế Giới hữu tình, ở một đại A tăng kỳ kiếp học uy nghi thần thông của Phật, lộ ra, ẩn mất, tự tại động dùng Thánh lực vận hành, động Đại Thiên Giới, thành thục tất cả chúng sinh.

Bồ Đề Thánh tính cùng với bình đẳng tính địa đồng làm một thể, thành Kim Cương tuệ trí không có hai, không có một, không có riêng, không có khác, không có vào, không có ra mà chẳng phải là trung quán.

Ở Thánh trí đạo nhập vào trong Thánh tính. Dùng sức của tam muội cho nên trong ánh sáng hiện trăm nàn ức căng già sa Thế Giới của Chư Phật, hóa trong vi trần số vô lương cõi nước có Như Lai ra đời, hiển hiện nói pháp, dạy bảo chỉ đường cho chúng sinh.

Bấy giờ, Bồ Tát phát tâm đại từ, liền chứng đỉnh tam muội, vượt lên hư không pháp giới Bồ Đề địa, tổng trì bí mật Thánh Hạnh, đầy đủ tâm, tâm hành không không, không tuệ, trung đạo, vô vi, vô tướng, nhất chiếu, nhất tịnh…

Tất cả các tướng hữu vi đều tiêu diệt hết, chứng nhập vào Kim Cương tam mật Bồ Đề tam muội môn, tất cả hạnh môn, tất cả pháp môn, tất cả Đà La Ni môn… Bồ Tát một thời thành tựu, cũng chứng được bình đẳng hư không Thánh Tính Hoa Nghiêm hải tạng Kim Cương Bí Mật Tam Ma Địa của tất cả Như Lai.

Như vậy, Đức Thế Tôn diễn xong. Thế nên, tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát theo thứ tự học, tin nhận, phụng hành.

Thập Thánh Bồ Tát nhập địa đẳng diệu nhị vị tu học tiến thú Thánh Đạo thành Phật Bồ Đề phẩm thứ chín.

Bấy giờ, Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai Vairocana tathāgata tại nhất thiết Chư Phật thiên bách ức pháp giới thanh tịnh hải tính bí mật Tam Ma Địa. Đức Như Lai hiển hiện ngàn trăm ức vi trần số Liên Hoa Hải Tạng Thế Giới.

Mỗi một thế giới lại hiện ngàn trăm ức vi trần số hóa Thích Ca Phật Nirmāṇaśākyamuṇi buddha, lại hiện vi trần số hóa Bồ Tát Nirmāṇa bodhisatva ở trong Thế Giới Hải Tạng Sāgara garbha, lại hiện tòa Thiên Quang Vương Bách Bảo Liên Hoa Đài.

Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai ở trên mỗi một tòa Thiên Quang Vương Kim Cương đại bảo Liên Hoa Đài phóng ánh sáng Kim Cương vàng tía của Hải Ấn Tam Ma Địa Sāgara mudrā samādhi chiếu khắp hết các pháp giới Dharma dhātu nhiều như số bụi nhỏ làm màu vàng ròng, thảy đều thanh tịnh.

Đức Như Lai nói với tất cả Chư Phật, tất cả Bồ Tát: Này Chư Phật nên biết! Hãy nghe cho kỹ! Hãy nghe cho kỹ! Nay đang thưa hỏi mười Thánh Địa có nghĩa thú gì?

Nay ta vì đại chúng hội này, Chư Phật với nhóm đại trí thông Bồ Tát trước kia thỉnh hỏi, từ mười Kim Cương tâm tu nhập vào trong kiên Thánh Nhẫn, nói nhập vào mười Thánh Địa tâm hướng đến Quả Bồ Đề Bodhi phāla.

Như vậy nói xong, cần phải theo thứ tự mà diễn nói.

Thế nào là tu nhập vào mười Thánh Địa?

1. Thể tính bình đẳng địa: Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai bảo rằng: Này ngàn vị Phật! Hãy nghe cho kỹ! Hãy nghe cho kỹ!

Nay trước tiên hỏi về Địa Bhūmi, vì tất cả Bồ Tát tu chứng Bồ Đề có nghĩa thú gì?

Nếu Thánh Tử Bồ Đề Tát Đỏa Ma Ha Tát Đỏa xưa kia, nhân tu trì năm trí, chân như Pháp Tạng, Kim Cương bí mật Tam Bồ Đề của Tỳ Lô Giá Na, nhập vào tam mật Tam Ma Địa bình đẳng tuệ thể tính địa, chân như pháp giới Bồ Đề trí là pháp chân thật khiến cho tâm mình.

Tâm người khác rộng hành tát đỏa hạnh Satva caryā giáo hóa tất cả chúng sinh hữu tình có trí Jñāna, lợi mình lợi người, hành Bồ Tát Đạo Bodhisatva mārga, Hoa Quang từ bông hoa ở Thế Giới Cực Lạc phóng ra nhiều ánh sáng, trong ánh sáng ấy hiện ra nhiều vị Phật nói pháp mãn túc, tứ thiên quả thừa quả thừa của Tứ Thiền Thiên, dùng gánh vác.

Tự tại hóa lý không có phương hướng, nhận hóa nhận dùng thần thông tự tại, mười lực, mười hiệu, hai bất cộng hành pháp, trụ tịnh thổ của Phật, vô lượng đại nguyện, biện tài không sợ hãi, tất cả pháp, tất cả luân, tất cả hành môn… thì Bồ Tát ta đều được nhập vào, sinh ra nhà của Phật, ngồi Phật Tính Địa Buddhatā bhūmi. Tất cả phiền não, chướng ngại của các hữu các cõi, nhân quả của phàm phu… rốt ráo chẳng thọ nhận.

Bấy giờ, Đại Lạc Hoan Hỷ Bồ Tát từ một Cõi Phật nhập vào vô lượng Cõi Phật, từ một kiếp nhập vào vô lượng kiếp, pháp chẳng thể nói thì làm pháp có thể nói, với một trí biết tất cả trí. Tuệ quán chiếu tất cả pháp, nghịch thầy tất cả pháp, thuận thấy tất cả pháp, thường nhập vào hai đế mà ở ngay trong đệ nhất nghĩa.

Dùng một trí biết thứ tự của mười địa Daśa bhūmi, mỗi một nghĩa lý, mỗi một sự tướng, hiện bày tất cả chúng sinh hữu tình mà khiến cho thường trụ tâm, trung đạo của mỗi một tâm.

Dùng một trí biết thù phẩm của tất cả Cõi Phật với pháp mà Phật đã nói, nhưng thân tâm chẳng biến đổi, chẳng sai khác.

Dùng một trí biết hợp nhân duyên, chủng tính của mười ác nhưng thường trụ Bồ Đề Thánh Đạo.

Dùng một trí biết thấy không có hai tướng.

Dùng một trí biết nhập vào mười thiền chi, hành ba mươi bảy đạo phẩm nhưng ở sáu đường hiện bày tất cả sắc thân lộ ra, ẩn mất tự tại.

Dùng một trí biết mười phương: Mỗi một hình sắc, mỗi một phần dấy lên rõ ràng, nhập vào tất cả hữu tình thọ nhận hình sắc, quả báo nhưng mỗi một tâm không có trói buộc, không có chướng ngại, chứng ánh sáng của bình đẳng tuệ không tam muội Sama prajñā śūnyatā samādhi, mỗi một ánh sáng soi chiếu tịnh thổ của tất cả Phật.

Thế nên, Bồ Tát chứng vô sinh tuệ không tín, tín nhẫn không tuệ thường hiện ngay trước mặt, từ Nhất Địa, Nhị Địa cho đến Phật Giới Địa… ở khoảng trung gian ấy, nhập vào tất cả pháp môn của Chư Phật Như Lai, một thời mà hành.

Chính vì thế cho nên, lược nói ra bình đẳng địa pháp môn, công đức hải tạng Tam Ma Địa, Bồ Đề hạnh nguyện như sự tình của dạng thức: Một giọt nước trong biển, đầu của sợi lông.

Như vậy nói xong, nên theo thứ tự mà diễn nói.

2. Thể tính thiện tuệ địa: Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai bảo rằng: Nếu Thánh Tử Bồ Đề Tát Đỏa Ma Ha Tát Đỏa tu hành năm trí, chân như Pháp Tạng, Kim Cương Bí Mật Tam Bồ Đề của Tỳ Lô Thế Tôn, nhập vào thiện tuệ thể tính địa, chân tế pháp giới, thanh tịnh minh đạt ba minh với ba đạt.

Tại A La Hán nói là ba minh, tại Phật nói là ba đạt, lợi mình, lợi người, rộng hành Bồ Tát đạo, cứu nhiếp tất cả loại khác biệt của hữu tình, chúng sinh hữu hình… thành tựu căn lành, khiến nhập vào bốn Thánh Đế, đạt đến Bồ Đề Bodhi.

Bồ Tát khởi tâm đại nguyện, trước tiên nơi phát khởi Thánh Hạnh tu nhập vào vô vi, từ, bi, hỷ, xả, bốn vô lượng tuệ, tất cả gốc rễ công đức.

Từ Tát Đỏa tâm Satva citta quán nhập vào trong đại không tuệ phương tiện đạo trí, thấy các chúng sinh không có gì chẳng phải là khổ đế Duḥkha satya, đều có thức tâm nhận thức rõ tâm của mình ở ba đường ác, dao, gậy… trong duyên Pratyaya của tất cả khổ não, sinh nhận thức Vijñāna: Thức gọi là khổ đế.

Tướng của ba khổ là: Như thân Kāya bắt đầu hiểu biết, từ dao, gậy… trong hai duyên của thân Kāya, sắc uẩn Rūpa skandha sinh hiểu biết là duyên của hành khổ Saṃskāra duḥkhatā pratyaya: Hành khổ duyên.

Tiếp đến, ý địa hiểu biết duyên theo thân, hiểu biết sở duyên Ālambana: Đối tượng của sự nhận thức của tầng lớp khổ…bị dao, gậy với nhóm pháp mụn nhọt, rôm sảy của thân cho nên biết tầng lớp của mỗi một nỗi khổ, duyên của mỗi một nỗi khổ cho nên khổ khổ Duḥkha duḥkhatā.

Tiếp đến thọ Vedanā: Cảm giác, hành Saṃskāra: Hoạt động của tâm ý hiểu biết duyên của hai tâm, hướng vào trong mụn nhọt hư hoại hoại sang của thân, sắc uẩn sinh khổ giác hiểu biết tưởng tượng về nỗi khổ cho nên gọi là duyên của hoại khổ Vipariṇāma duḥkhatā pratyaya: Hoại khổ duyên.

Do ba sự hiểu biết này theo thứ tự sinh ba tâm là khổ khổ khổ tức khổ khổ, hành khổ, hoại khổ.

Nếu tất cả pháp: Chúng sinh có tâm hữu tâm chúng sinh nhìn thấy thì ba khổ dấy lên vô lượng nhân duyên của khổ não.

Bồ Tát phát nguyện: Tôi ở trong tất cả nhân duyên của khổ, nhập vào thần lực của giáo hóa đạo tam muội Pari pac mārga samādhi hiện tất cả sắc thân, ở trong sáu đường làm vị thầy, hiện hóa độ tất cả chúng sinh.

Bồ Tát ở trước mặt Đức Như Lai rộng phát đại nguyện xong, chứng mười loại biện thuyết, tất các các pháp giáo môn của Phật.

Ấy là: Chúng sinh khổ, nhận thức duyên của khổ, duyên của dao gậy đầy đủ nỗi khổ.

Nhận thức hành thân thân đứng ở đời: Mụn nhọt rôm sảy phát hủy hoại.

Trong sự tan rã nội ngoại bên trong bên ngoài hoặc đủ, hoặc chẳng đủ, đủ trong hai duyên sinh mỗi một sự nhận thức thức thức, làm nhận thức Vijñāna: Thức, làm nhận thức của sự cảm nhận tiếp chạm gọi là khổ Duḥkha.

Vì hai duyên của thức Vijñāna, hành Saṃskāra cho nên mỗi một tâm duyên theo hình sắc Rūpa: Sắc, tâm mỗi mỗi tiếp chạm với sự buồn bực não nhận lấy phiền độc chất độc của phiền não thời là khổ khổ Duḥkha duḥkhatā.

Tâm của khổ khổ duyên với sự nhận thức, bắt đầu từ căn Indriya hiểu biết duyên của khổ gọi là khổ giác hiểu biết tưởng tượng về nỗi khổ.

Mỗi một tâm làm tâm Citta, làm cảm nhận tiếp chạm thời thức giác nhận thức: Khi tiếp chạm chưa nhận lấy phiền độc chất độc của phiền não thời đấy gọi là hành khổ Saṃskāraduḥkhatā.

Hẹp hòi sinh hiểu biết, như đẽo gọt đá sinh ra lửa.

Ở trong thân tâm: Niệm niệm sinh diệt, thân tan hoại diệt, chuyển biến hóa thức nhập vào hoại thức, duyên duyên, tập tập, tán tâm, khổ tâm, não tâm, thọ tâm, niệm tâm… nhớ duyên sau, ôm dính mỗi một tâm chẳng buông bỏ… đây là hoại khổ Vipariṇāmaduḥkhatā.

***