Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Du Già Kim Cương Tính Hải Mạn Thù Thất Lợi Thiên Tý Thiên Bát đại Giáo Vương

PHẬT THUYẾT KINH

ĐẠI THỪA DU GIÀ KIM CƯƠNG TÍNH

HẢI MẠN THÙ THẤT LỢI THIÊN TÝ

THIÊN BÁT ĐẠI GIÁO VƯƠNG

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bất Không, Đời Đường
 

PHẦN MƯỜI BA
 

Người si ám giả trá là sáng suốt, mượn miệng của Bậc Thánh nói: Ta thấy việc sinh tử của đời trước đời sau. Giả trá hiểu Phật Pháp, nói đảo lộn Kinh Luật, mê hoặc mọi người khiến sinh tin tưởng ta, mưu toan lấy tài vật, tham dính tà kiến.

Như người này là bạn đảng của ma, phá diệt chánh pháp, giống như người điên cuồng nói nghĩa mất chữ, chẳng y theo thứ tự, chẳng biết tốt xấu, giống như tâm của khỉ vượn không có chỗ ngưng nghỉ.

Thế nên, Hiền Hộ Bồ Tát lại bạch với Đức Như Lai lần nữa: Cúi lạy Đức Thế Tôn! Con chẳng nỡ quán sát chúng sinh có nghiệp ác trong đời khổ ở đương lai… làm điều giả dối này. Nay tức như ở đây chính là thời ấy thịnh hành tà siểm tà ác và nịnh hót, chẳng y theo Giáo Điển… Lúc đó, con Hiền Hộ Bồ Tát có nguyện lớn, thề sẽ cứu giúp. Nguyện xin Đức Như Lai nhận lấy nguyện của con.

Khi ấy, Đức Thế Tôn bảo Hiền Hộ Bồ Tát: Ông từng lâu xa phụng sự, cúng dường, cung kính vi trần số kiếp Chư Phật Như Lai, được Pháp Tạng Kim Cương bí mật thâm sâu Gaṃbhīra guhya vajra dharma garbha, Như Lai hộ niệm Parigraha. Nay chính là lúc, ông nên diễn nói.

Như Đức Thế Tôn đã hứa, nguyện xin Đức Như Lai gia bị cho con thì con mới dám nói.

Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni nói: Nay ta hứa cho nói, ông nên diễn bày.

Khi ấy, Hiền Hộ Bồ Tát liền đối trước Đức Thế Tôn Như Lai trong đại chúng, chẳng rời khỏi chỗ ngồi, nhập vào tam muội Samādhi tên là Như Huyễn Tam Ma Địa Như Huyễn tam muội Māyā upama samādhi. Từ tam muội dấy lên, liền nói nhất thiết Như Lai vô tận bất hoại Kim Cương phước điền Thánh tính Thánh tuệ tự tại thần thông như huyễn tam muội.

Nếu người muốn tu trì Thánh tính Thánh tuệ như huyễn tam muội Āryaprakṛti ārya prajñā māyopama samādhi trước tiên nên tu nhập vào mười loại Chư Phật Thánh Hạnh Sarva buddha ārya caryā thù đặc, thâm sâu, khó có thứ gì vượt hơn được nan thắng. Sau đó, mới nên tu được Thánh tính Thánh tuệ như huyễn tam muội.

Làm sao tu nhập vào mười loại thù đặc Thánh hạnh Thánh tính như huyễn tam muội?

Điều gì gọi là nan thắng Thánh hạnh hạnh của Bậc Thánh khó có thứ gì vượt hơn được?

Thế nào gọi là Thánh tính thâm sâu ngầm gia thêm tám thức?

Làm sao mà hành, tu trì thân tâm trí hạnh đều chứng mười loại Thánh hạnh như huyễn tam muội?

1. Tu hành đạt ngộ tâm bồ đề, chứng hư không, không có ý thức tưởng tự tính thanh tịnh, như như yên tĩnh chân thật, không có tướng Animitta: Vô tướng, không có nguyện Apraṇihita: Vô nguyện… tâm đồng với pháp tính tự tính bản không thể tính tịch tĩnh như huyễn tam muội.

2. Tu trì được nhập vào pháp vị tên gọi khác của chân như, tu tiến Bồ Đề Bodhi, trí thấy bốn đế, vượt lên nhập vào Thánh Địa Ārya bhūmi. Đây gọi là Thánh Tính Thánh Tuệ của Như Huyễn tam muội thù đặc, siêu việt hai Đế Thế Đế và Chân Đế, một thể thể của chân tâm thường trụ chân như… đồng với Như Lai Trí Hải Pháp Tính Như Huyễn tam muội Tathāgata sāgara dharmatāmāyopama samādhi.

3. Như Thuyết tu hành, nhập vào Thánh Tính Kim Cương Tam Ma Địa Āryaprakṛti vajra samādhi, chẳng trụ Phật Pháp Buddha dharma, chẳng trụ Bồ Đề Bodhi, chẳng chứng Đạo Quả Mārga phala, cũng chẳng thấy nơi tội hành tám tà đạo, nhập vào Phật Thánh Hạnh Tính đồng với Nhất Thể Thánh Tính Như Huyễn tam muội.

4. Tu tập chẳng buông bỏ ba nghiệp, chứng ba thoát môn Triṇī vimokṣamukhāni: Ba môn giải thoát gồm có không môn, vô tướng môn, vô nguyện môn, nhập vào Thế Đế Saṃvṛti satya, hành Bồ Tát Đạo Bodhisatva mārga.

Từ tam muội này dấy lên tâm Thanh Văn Śrāvaka citta, nhập vào thanh hương giới Śabda gandha dhātu: Cõi giới của âm thanh, mùi thơm, chẳng dính mắc ba đời, tính đồng với chân như như huyễn tam muội Bhūta tathatā māyopama samādhi.

5. Tu trì mà hành không pháp Śūnya dharma, hiện bày trụ ở hình tướng, uy nghi của Thanh Văn, thịnh hành phi đạo con đường thoát lìa khỏi Phật Giáo, thấy hạnh hành vi chính đúng, phi hạnh hành vi chẳng chính đúng.

Ở trong phi hạnh trì phạm hạnh Brahma caryā trong sạch, tiếp dẫn chúng sinh hay hành phi tướng Alakṣaṇa: Không có hình tướng, tướng trái ngược, tướng không hợp lý, đắc đạt Bồ Đề, nhập vào Phật Đạo Buddha mārga. Đây gọi là Thánh Hạnh như huyễn tam muội Ārya caryā māyopama samādhi.

6. Tu hành không có tướng Animitta: Vô tướng rồi tùy theo âm thanh mà chẳng dính vào tướng của âm thanh, nhập vào hợp duyên Dvadaśāṅga pratītya samutpāda, chứng Thánh tâm lượng, chẳng tập hai đế Tục Đế và Chân Đế, Duyên Giác Pratyeka buddha mà chặt đứt hư vọng.

Trụ phiền não tính mà chẳng nhập vào hữu chướng có ba loại chướng là phiền não chướng, nghiệp chướng, báo chướng, thịnh hành hữu vi Saṃskṛta mà chẳng dính mắc pháp tướng dharma lakṣaṇa, hiện thân Bích Chi Pratyeka buddha kāya, làm tượng Thế Tôn Bhagava biṃba, dẫn quy về Đại Thừa Mahā yāna, thành tựu Vô Thượng A Nậu Bồ Đề, tất cả Hồi Hướng Pari ṇāmana.

Thế nên gọi là Hồi Hướng Bồ Đề Như Huyễn tam muội Pari ṇāmana bodhi māyopama samādhi.

7. Tu học thường quán sát không có ngăn ngại, trí tuệ biện tài nói pháp, dẫn đường cho chúng sinh hữu tình nhập vào pháp tính của Phật, tràn khắp tất cả mà chẳng nhiễm dính thế gian, nhập vào Niết Bàn Nirvāṇa yên tĩnh mà thường trụ ở biển khổ, thường ở tại thiền định Dhyāna mà chẳng nhập vào định Samādhi, trụ ở tam muội Samaya mà chẳng trụ ở Tam Ma Địa Samādhi. Đây gọi là như huyễn tam muội Māyopama samādhi.

8. Tu hành hay hiện hữu tướng Sākāra: Hình tướng mà trụ ở phi tướng Alakṣaṇa: Không có hình tướng rồi nhập vào các dục Kāma mà chẳng nhiễm vào hành Saṃskāra: Sự tạo làm, lìa sự chấp dính kết buộc của chúng sinh kiến cái thấy hư vọng cố chấp là thật có chúng sinh. Đây là tên gọi khác của ngã kiến, đồng với tâm của thế gian trụ trong sạch, thường ưa thích tâm ra khỏi ba cõi.

Đây gọi là Như Huyễn tam muội Māyopama samādhi, là Như Huyễn Lạc Māyopamasukha: Sự vui thích của Như Huyễn.

9. Tu hành rồi hiện việc của phàm phu mà chẳng dính mắc ba cõi, nhập vào tà đạo mà chẳng nhiễm tham ái, trụ trong Thế Đế Saṃvṛti satya mà lìa Si Moha, năm cái Pañca āvaraṇāni: năm loại phiền não khiến cho thiện pháp chẳng sinh.

Gồm có tham dục cái, sân khuể cái, hôn miên cái, trạo cử ác tác cái, nghi cái, nhập vào gốc rễ của ba độc tham, sân, si mà chẳng trụ ở năm dục Pañca kāmāḥ: Gồm có sắc dục, thanh dục, hương dục, vị dục, xúc dục, chứng nơi không tính Śūnyatā mà pháp mãn đầy đủ, tại uẩn giới Skandha dhātu mà tâm trí tuệ như cây đuốc, chứng giải thoát môn Vimokṣa mukhāni lìa khỏi năm dục.

Đây gọi là vô trước như huyễn Tam Ma Địa Asaṅga māyopama samādhi.

10. Tu học rồi hiện ngu si, đi vào các phiền não Kleśa, chẳng hoại pháp của thế gian Loka dharma: Thế pháp mà trụ Niết Bàn Nirvāṇa.

Ở biển sinh tử chẳng phạm tám nạn Aṣṭāv akṣaṇāḥ: Tám loại chướng nạn chẳng được nghe chánh pháp, gồm có: Nạn sinh vào nẻo địa ngục, nạn sinh vào nẻo quỷ đói, nạn sinh vào nẻo súc sanh, nạn sinh vào Cõi Trời Trường Thọ, nạn sinh vào vùng Uất Đan Việt ở biên địa, nạn mù điếc câm ngọng, nạn thế trí biện thông, nạn sinh ra trước Đức Phật sau Đức Phật, trụ ở ba cõi chẳng được vô nan không có khó khăn.

Người trụ như vậy sẽ chứng vô kiến tên gọi khác của đoạn kiến Uccheda dṛṣṭi tức phủ định lý nhân quả, chủ trương không có thiện ác, ở pháp của năm dục Pañca kāma thật không có chỗ phạm, chẳng dính mắc Thế Đế Saṃvṛti satya. Đây tức gọi là như huyễn tam muội Māyopama samādhi.

Thế nên, Hiền Hộ Bồ Tát nói diễn Như Lai Thánh Tính Thập Pháp Như Huyễn tam muội Tathāgata ārya prakṛti daśa dharma māyopama samādhi là ruộng phước Puṇya kṣetra vô tận của Thánh Hạnh Ārya caryā chân thật thù thắng khó có gì vượt hơn được.

Chính vì thế cho nên, nếu có tất cả Bồ Tát theo thứ tự tu hành như huyễn tam muội: Trước tiên nên chứng ngộ Chư Phật Tam Mật Thánh Hạnh Vô Tận Thánh Tính Kim Cương Thánh Lực Tam Ma Địa, sau đó được chứng như huyễn tam muội, ắt mau chóng tỏ ngộ huyền diệu, nhập vào Nhất Thiết Chư Phật Kim Cương Thánh Tính Thật Tế Tam Ma Địa Quán.

Làm sao tập học sẽ thấy nghĩa này?

Mỗi mỗi hiểu biết rõ ràng, như thuyết tu hành.

Thế nên các pháp Thánh Hạnh của tất cả Như Lai, tất cả tam muội bí mật… thật không có thể đắc, như huyễn, không có xác định các pháp tịch tĩnh của tự tính chân như, chứng thể tính lặng yên, trống rỗng Śūnya: Không không có sở hữu.

Thế nên, tất cả các pháp của Như Lai thảy đều như huyễn, chúng sinh ba đời ắt cũng như huyễn. Hữu tình, vô tình với các Hiền Thánh đều sẽ như huyễn.

Tại sao thế?

Vì do nơi Nghiệp Karma, tùy theo nơi mà nghiệp lưu chuyển đã hóa hiện.

Đức Phật nói: Thân của ta cũng như thế, tất cả sự tướng không có pháp xác định. Tất cả Thánh, hóa Thánh như huyễn. Tất cả Thế Giới trong ba ngàn Đại Thiên giả hội hòa hợp cũng đều là huyễn, các pháp cũng như thế. Bồ Tát, Tỳ Kheo đều làm như vậy.

Tất cả sự nghiệp cùng chung như huyễn. Phàm hết thảy pháp không có gì chẳng phải là huyễn, là nơi mà nhân duyên giả hợp đã tạo thành.

Khi ấy, Hiền Hộ Bồ Tát khiến các Bồ Tát với các Hiền Thánh tu nhập vào Bồ Đề Bodhi, công đức thù đặc vô tận thuộc Thánh Hạnh, Thánh Tính của Như Lai. Ruộng phước Thánh Lực của Kim Cương bất hoại, Tự Tại Thần Dụng Như Huyễn tam muội, Quán Thánh Tính thanh tịnh của biển Trí Jñāna sāgara.

Làm sao thọ trì?

Tu nhập như thế nào?

Hiền Hộ Bồ Tát Đại Sĩ bảo các Bồ Tát với tất cả chúng sinh rằng: Trước tiên phát đại từ, đại bi, đại nguyện, đại hạnh, như huyễn Thánh Tính của Như Lai. Sau đó tu tập Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề Quán Môn Tất Địa Thành Tựu.

Nếu người muốn tu. Bồ Tát trước tiên cần. Phải dùng Tuệ Prajñā ngay trái tim soi chiếu tính, thấy viên kính trí, nơi con mắt của tâm quán thấy thể tính của tâm, chỉ quán, chỉ định, chỉ định, chỉ chính đúng, Thánh Trí sáng tròn, chỉ lặng lẽ, chỉ yên tĩnh… nhập vào chân như của mình tự chân như đồng với thể tính của Phật, đạt bờ mé Kim Cương, thần dụng Tự Thánh.

Làm như vậy dùng công chứng Kim Cương Dụ Định Vajropama samādhi, mau được thành Phật, đồng với Như Lai Thánh.

Thế nên, Hiền Hộ Bồ Tát Ma Ha Tát khiến tất cả Bồ Tát với tất cả chúng sinh hữu tình ở đương lai đồng tu Như Huyễn Bồ Đề tam muội Chính Quán Māyopamabodhi samādhi samyak vicāra của Giáo Śāstra này, lại cùng nhau vận độ, mau vượt qua bờ bên kia Pāra: Bờ giác ngộ.

Lúc đó, Hiền Hộ Bồ Tát đều phát đại nguyện xong thì Thế Giới Diêm Phù Jambu dvīpa với hàng ngàn cõi nước, Tịnh Thổ của Chư Phật đột nhiên sáng tỏ, biến làm màu vàng ròng, chấn động theo sáu cách.

Trời tuôn mưa các hoa quấn quýt nhau rơi xuống dưới, mùi hương thơm phức tràn đầy pháp giới. Khi ấy, bên trong Đạo Tràng tại Đại Hội ở Tinh Xá Kỳ Viên Jetavanānāthapiṇḍadasyārāma trong nước Xá Vệ Śrāvastī.

600 vạn ức Bồ Tát Ma Ha Tát được chứng bốn loại mắt của Bậc Thánh là.

Con mắt thịt Māṃsa cakṣus: Nhục nhãn, con mắt của hàng Trời Divya cakṣus.

Thiên nhãn, con mắt Tuệ Prajñā cakṣus: Tuệ nhãn, con mắt Pháp Dharma cakṣus: Pháp nhãn. Thần dụng tự tại, trí tuệ biện tài.

Hết thảy đều cùng một lúc đều tự phát thệ nguyện rộng lớn, đều đồng với Hiền Hộ Đại Sĩ Bồ Tát Ma Ha Tát tu Như Huyễn Tam Muội Thánh Tính Quán Môn này, đương lai đồng cứu tất cả chúng sinh, hết thảy đều thành Phật.

Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai với Chư Phật Như Lai cùng chung với tất cả Hiền Thánh, các đại bồ Tát Ma Ha Tát Chúng đồng thanh khen ngợi Hiền Hộ Bồ Tát: Lành thay! Lành thay! Hay dùng trí tuệ vô lậu chân thật diễn nói Kim Cương Thánh Tính Thù Đặc Vi Diệu Thậm Thâm Như Huyễn tam muội Quán của Chư Phật Như Lai.

đại chúng đồng thanh xứng lên rằng: Hiền Hộ Bồ Tát! Chẳng thể nói hết, chẳng thể nghĩ bàn! Khéo hay diễn nói tất cả giáo bí mật Guhya śāstra của Như Lai.

Khi ấy, các chúng trong Đại Hội ở nước Xá Vệ: Tất cả Bồ Tát, tất cả Thanh Văn, tất cả Chư Thiên, tất cả hàng quỷ thần… đồng thanh khen ngợi: Thật chưa từng có! Thảy đều tỏ ngộ, vui vẻ vô tận, tin nhận, phụng hành.

***