Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Du Già Kim Cương Tính Hải Mạn Thù Thất Lợi Thiên Tý Thiên Bát đại Giáo Vương

PHẬT THUYẾT KINH

ĐẠI THỪA DU GIÀ KIM CƯƠNG TÍNH

HẢI MẠN THÙ THẤT LỢI THIÊN TÝ

THIÊN BÁT ĐẠI GIÁO VƯƠNG

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

 Bất Không, Đời Đường
 

PHẦN MƯỜI BỐN
 

Nhất thiết Hiền Thánh nhập pháp kiến đạo hiển giáo tu trì phẩm thứ tư.

Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai ngự tại Đại Đạo Tràng Mahā maṇḍa ở Tinh Xá Kỳ Viên Jetavanānāthapiṇḍadasyārāma trong nước Xá Vệ Śrāvastī. Trong Đại Hội Chúng có trăm ức chúng Bồ Tát Ma Ha Tát, năm vạn ức chúng Thanh Văn, Duyên Giác, tám vạn ức chúng Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Thức Xoa, Đệ Tử của bốn Bộ. Năm vạn ức chúng tám Bộ của Rồng Thần, tám ngàn ức chúng Quỷ Thần Dạ Xoa.

Thế Chủ Loka pati: Vị chủ của Thế Giới, bốn vị Thiên Vương với các Chuyển Luân Thánh Vương gồm có bảy vạn ức chúng, tám ngàn ức Thiên Đế, các Thiên Chúng của sáu Cõi Trời trong Dục Giới Kāma dhātu.

Chín vạn ức Đại Phạm Thiên Vương với các Thiên Chúng. bốn vạn ức chúng Nhân Vương Nara pati, Thế Chủ Laukika pati, Tiểu Vương Hīna rāja. Tám vạn ức chúng kẻ trai lành Kula putra, người nữ thiện Kulaputrī.

Khi ấy, Đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn ở trong Đại Hội, dựa vào Tòa Sư Tử, ngồi trên đài hoa sen trăm báu, nhập vào Kim Cương Tam Ma Địa Vajra samādhi phóng ánh sáng tam muội màu vàng ròng, chiếu khắp tất cả Đại Thiên pháp giới, các cõi nước Phật ở phương khác, giáp vòng tràn khắp Cõi Phật nhiều như số bụi nhỏ.

Lúc đó, các đại bồ Tát trong Thế Giới của Chư Phật ở tịnh thổ tại phương khác, đồng thời thấy hết: Ánh sáng lớn màu vàng ròng.

Thấy ánh sáng này xong, cảnh giác thân tâm rồi đến tập hội, hướng về Hội trong Đại Đạo Trường ở Thế Giới Sa Bà Sahā loka dhātu: Kham nhẫn Thế Giới, nhẫn thổ để làm chứng minh.

Các đại bồ Tát có trăm ngàn vạn ức chúng.

Lúc đó, trong Hội của chúng Bồ Tát có một vị Bồ Tát tên là Phổ Nhãn Samanta cakṣus cúi đầu đỉnh lễ bàn chân của Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai rồi bạch Phật rằng: Nay Phổ Hiền Bồ Tát Samantabhadra bodhisatva ở tại nơi nào?

Đức Thế Tôn bảo Phổ Nhãn rằng: Nay thấy Phổ Hiền Bồ Tát tại Chúng Hội trong Đạo Trường này, gần gũi với ta, đứng ở bên trái của ta từ ban đầu, không có di động.

Lúc đó, Phổ Nhãn với các Bồ Tát lại quán sát chúng hội trong Đạo Trường lần nữa, tìm kiếm vòng khắp mà chẳng thể được thấy.

Phổ Nhãn Bồ Tát bạch Phật rằng: Thế Tôn!

Nay chúng con do chưa thể nhìn thấy thân của Phổ Hiền Bồ Tát với nơi đang ngồi Đức Phật nói: Như vậy, Phổ Nhãn! Thiện nam tử các ông vì cớ gì mà chẳng được thấy vậy?

Đức Thế Tôn bảo Phổ Nhãn rằng: Phổ Hiền Bồ Tát trụ ở thân của pháp tính, vi diệu thâm sâu chẳng thể nói, thấy.

Thế nên, Phổ Hiền Bồ Tát được Vô Biên Trí Tuệ Kim Cương Tính Thân Ananta jñāna prajñā vajra prakṛti kāya. Phổ Hiền Bồ Tát ở tại Định Sư Tử Phấn Tấn Siṃha vikrīḍita samādhi, trụ Thủ Lăng Nghiêm tam muội Śūraṃgama samādhi, được Vô Thượng Bồ Đề Agra bodhi, thần thông Abhjñā tự tại đồng với Pháp Thân thanh tịnh của Như Lai.

Chứng được Thật Tế Bhūta koṭi: lý thể của chân như không có ngăn ngại. Phổ Hiền Bồ Tát được trụ mười loại Thánh tính Thánh lực của Như Lai, đã được Trí Tạng pháp giới Jñāna garbhadharma dhātu làm thân Kāya là nơi mà tất cả Chư Phật Như Lai đã cùng chung hộ niệm.

Bấy giờ, Phổ Hiền Bồ Tát đối trước Đức Như Lai liền hiện thần lực tự tại của Thánh tính, ở khoảng một niệm hay chứng nhập vào trí thân Jñāna kāya, Pháp Thân Dharma kāya không có ngăn ngại, không có khác nhau của Chư Phật ba đời trong ba ngàn Đại Thiên Thế Giới ở Cõi Phật nhiều như số bụi nhỏ… đồng thể, một tính.

Thế nên, Đức Phật bảo Phổ Nhãn rằng: Các chúng, các ông chẳng thể nhìn thấy như thế.

Khi ấy, Phổ Nhãn Bồ Tát nghe Đức Như Lai nói thân công đức thanh tịnh thuộc Thánh Trí thâm sâu của Phổ Hiền Bồ Tát, thời Phổ Nhãn Bồ Tát liền đối trước Đức Như Lai chứng nhập vào mười A tăng kỳ tam muội.

Dùng sức của tam muội lần nữa lại soi chiếu khắp, quán sát, khát ngưỡng chẳng ngưng, muốn được nguyện thấy Phổ Hiền Bồ Tát. Phổ Nhãn Bồ Tát bèn quán sát lại lần nữa cũng chẳng thể nhìn thấy. Tất cả các Bồ Tát, nhóm đại chúng còn lại ấy đều cũng chẳng thể được thấy thân hình, tướng tốt của Phổ Hiền.

Thế nên, Phổ Nhãn Bồ Tát từ tam muội đứng dậy, hướng đến trước mặt Đức Như Lai rồi bạch Phật rằng: Thế Tôn! Con đã nhập vào mười ngàn tam muội tìm kiếm, muốn nguyện thấy Phổ Hiền Bồ Tát nhưng lại cuối cùng chẳng thể được thấy thân tướng tốt ấy, hạnh của Phổ Hiền với thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp này. Ngồi, đứng, đi, trụ thảy đều tìm kiếm đều không có chỗ nhìn thấy!

Đức Phật nói: Như vậy! Đúng như vậy!

Đức Phật bảo Phổ Nhãn Bồ Tát: Ví như mọi loại tướng huyễn Māyā lakṣaṇa trong huyễn Māyā thì chỗ trụ xứ của huyễn còn chẳng thể được thấy, huống chi là thân tướng bí mật, thể đồng với hư không của Phổ Hiền Bồ Tát. Thân Kāya cũng bí mật, Ngữ Vāk cũng bí mật, ý Mano cũng bí mật.

Nên biết Thánh Lực Āryabala tự tại của Phổ Hiền chẳng thể nghĩ bàn mà ở pháp giới: Hay vào, hay ra, hay thấy, hay hiện, hay ẩn nấp, hay mất tích.

Tại sao thế?

Vì cảnh giới của Phổ Hiền thâm sâu, chẳng thể so sánh đong đo, khó nghĩ, khó lường… chỉ có Phật mới hay biết, không có liệu lường mà thôi. Do vượt quá sự liệu lường, nên chỉ nêu lên lời nói cần thiết…

Bấy giờ, Đức Thế Tôn ở trong đại chúng bảo Phổ Hiền Bồ Tát Ma Ha Tát: Ông từ đời quá khứ rất lâu xa đến nay, đã gặp thẳng Chư Phật Như Lai nhiều như số bụi nhỏ, ở vi trần số A tăng kỳ kiếp ngang bằng như hư không… cúng dường vô số Như Lai, Bồ Tát chẳng thể nói hết được.

Thế nên, Đức Như Lai hỏi Phổ Hiền rằng: Ông cần phải biết, thuở xa xưa trước kia, vượt hơn vô lượng Thế Giới của Cõi Phật.

Trong Không Kiếp Saṃvarta sthāyinkalpa: Thế Giới đã hoại diệt. Ở trong Cõi Dục và Cõi Sắc chỉ tồn tại Trời Tứ Thiền của Cõi Sắc, còn lại đều thành hư không trong một thời gian dài, ông từng thấy nghe, khi.

Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai ra đời thời gặp Phật, nghe Pháp.

Đức Phật nói Pháp Tạng thân sâu bí mật của Kim Cương thì ai là người dẫn đầu cùng với Chư Phật Như Lai, các Đại Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, nhóm chúng của bốn bộ… với các bậc đại bồ Tát Ma Ha Tát trong Hội này từ đời trước đến nay thì ai là vị thầy làm bậc lãnh đạo khiến cho phát tâm Bồ Đề, dẫn hóa thành Phật?

Phổ Hiền Bồ Tát nghe Đức Như Lai dạy bảo thời nương theo lời nói của Đức Thế Tôn, liền từ chỗ ngồi hướng về Đức Phật làm lễ, quỳ gối phải sát đất, chắp tay cung kính rồi bạch Phật rằng: Thế Tôn! Con từ đời quá khứ xa xưa được trực tiếp.

Được gặp Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai nói: Đời quá khứ, thời lâu xa trước kia.

Lúc chưa có Phật thời có Mạn Thù Thất Lợi Đại Sĩ Bồ Tát Mañjuśrī: Văn Thù ra đời giáo hóa tất cả chúng sinh nhiều như vô lượng số bụi nhỏ chẳng thể nói, khiến phát tâm bồ đề, tu Kim Cương Tam Mật Tam Ma Địa Vajra tri guhya samādhi, hết thảy sẽ thành Phật.

Lại nữa, khi ấy Mạn Thù Thất Lợi Mañjuśrī lúc đó liền ở trong Đại Hội chúng tự phát lời thề, đại nguyện rộng lớn: Nguyện cho tâm của tôi ngang bằng với hư không, vòng khắp pháp giới. Như pháp giới không cùng tận trong thái không vũ trụ tôi liền sẽ tự tận hết chí lực ấy, rộng độ thương sinh trăm họ không có ngưng nghỉ.

Mạn Thù Thất Lợi Đại Sĩ Bồ Tát liền hướng vào trong đại chúng phát âm thanh lớn bảo rằng: Này các Nhân Giả! Ai hay cùng với ta đồng nguyện, đồng hạnh, hay nương theo nguyện của ta, làm con của ta, kế thừa pháp của ta thì ta liền vì người ấy nói nhân duyên rộng lớn của Đại Thừa Du Già Kim Cương Bí Mật Thánh Tính Tam Ma Địa thành Đẳng Chánh Giác Vô Thượng Bồ Đề, khiến hành Bồ Tát Đạo tiếp dẫn hữu tình, lại cùng nhau vận độ được thành Phật Quả.

Đột nhiên, ngay lúc đó trong chúng này hiện ra năm vị Đại Nhân Đại trượng phu đi đến, hướng đến trước mặt Đức Phật, cúi đầu mặt lễ kính bàn chân của Đức Thế Tôn xong, liền ngay lúc ấy phát ra tiếng lớn, nói rằng: Tôi hay y theo Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát này, hay phát đại nguyện, đại hạnh rộng độ chúng sinh, tâm đồng với hư không cũng không có ngưng nghỉ.

Tức ngay lúc đó, Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát bảo rằng: Này Đại Sĩ thiện nam tử! Các ông, năm người Đại trượng phu hay cùng chung với tôi phát hành đồng nguyện, tâm ngang bằng với hư không, pháp giới không có cùng tận, hay phát hành đại nguyện rộng lớn, cứu độ tất cả chúng sinh hữu tình được thành bậc Chánh Giác.

Các ông tức thật là con của tôi, tôi liền cùng với năm người các ông đồng tâm ấy, rộng độ thương sinh trăm họ tận bờ mé vị lai năm người Đại trượng phu đáp rằng: năm người chúng tôi đồng với nguyện của Mạn Thù. Mạn Thù Thất Lợi liền ban cho năm người Đại trượng phu an lập tên gọi danh tự. Lúc đó, năm vị đại nhân y theo tên gọi này hướng đến nhập vào Bồ Đề Bodhi.

Thế nào gọi là năm người Đại trượng phu an lập tên gọi?

Vị thứ nhất tên là Tỳ Lô Giá Na Vairocana, vị thứ hai tên là A Súc Akṣobhya, vị thứ ba tên là Bảo Sinh Ratnasaṃbhava, vị thứ tư tên là Quán Tự Tại Vương Avalokiteśvara rāja, vị thứ năm tên là Bất Không Thành Tựu Amogha siddhi.

Thế nên, năm người Đại trượng phu lập tên gọi ấy xong. Khi ấy, năm người liền phối hợp với năm phương đều trụ một nơi, Thế Giới Kim Cương Tính Hải Tam Ma Địa dẫn đường cho các hữu tình, giáo hóa Thương Sinh trăm họ.

Thế nên như điều này, năm người lại thưa bạch lần nữa với Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát rằng: Đại Sĩ Nhân Giả hãy giúp cho tôi nói tất cả các pháp với nói tâm của cái tôi ngã tâm có chân như, sự thanh tịnh của tự tính căn bản.

Hai loại pháp là: Làm nên có vi hữu, làm nên không có vi vô.

Bạch Đại Sĩ Nhân Giả! Mạn Thù Thất Lợi đáp rằng: Cũng có, cũng không có.

Thế nào là hai pháp cũng có, cũng không có?

Tức là: Điều thứ nhất cũng có lại có nghĩa của hai loại.

Thế nào là nghĩa của hai loại?

Một là ngã chấp Ātma grahā, hai là pháp chấp dharma grahā. Chấp pháp chấp dính cho pháp là có thật, chấp ngã chấp dính cho cái tôi là có thật là hai nghĩa của ngã chấp, pháp chấp tức ở trong ngã ātman, pháp dharma mà hay có chướng ngại, tức hay ở tình tính ấy.

Biến Kế Sở Chấp Parikalpita: Phân biệt chấp dính bao trùm khắp cả với tất cả xứ… tức là tuệ tính tính của trí tuệ, khí chất thông minh chẳng thể thấu tỏ tự tại dụng.

Hai là: Hai nghĩa của không có ngã chấp, không có pháp chấp.

Nếu Bồ Tát chẳng chấp vào hai nghĩa của ngã, pháp tức ở trong ngã, pháp thông đạt không có ngăn ngại, tức không có biến kế sở chấp tính parikalpita svabhāva: tính phân biệt chấp dính bao trùm khắp cả, liền được tuệ tính thông tỏ tự tại dụng.

Điều thứ hai cũng không có lại có nghĩa của hai loại.

Thế nào là hai?

Một là tâm chân như, hai là tâm có tự tính căn bản Mūla svabhāva thanh tịnh.

Thế nào là: Một là tâm chân như?

Vì chấp vào chân như Bhūta tathatā làm tướng hữu vi Samṣkṛta tức tự chấp dính vào ngã tính tính của cái tôi, nên tự tính căn bản dơ bẩn mà chẳng được thanh tịnh, ở tất cả nơi chốn có chướng, có ngại, tức sinh phiền não Kleśa, tham Rāga, sân Dveṣa, si Moha cho nên nhậm vận bị cột buộc, nơi nơi sinh diệt, ngã tính khổ.

Thế nào là: Hai là tâm có tự tính căn bản thanh tịnh?

Vì tự tính xưa nay vắng lặng yên tĩnh, không có chướng, không có ngại tức chân như vô vi tràn khắp tất cả nơi chốn giúp cho tự tính căn bản thanh tịnh, tính đồng với hư không.

Bởi thế, tính ngang bằng với căn bản thanh tịnh của chân như, tự tính đồng thể, Thánh tính trống rỗng Śūnya: Không cho nên không có cột buộc, không có cởi mở, rốt ráo thanh tịnh, tính thể vắng lặng yên tĩnh.

Thế nên, năm người Đại trượng phu thấy nghe: Nói dùng Diệu Pháp Sad dharma chính đúng chân thật của Vô Thượng Bồ Đề Agra bodhi thì tâm rất vui vẻ, liền đứng dậy làm lễ, dùng đỉnh đầu đội bàn chân của Đại Sĩ Mạn Thù Thất Lợi.

Lại nữa, năm người thưa hỏi Đại Sĩ Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát lần nữa là: Đại Sĩ Nhân Giả hãy vì tôi nói lần nữa.

Tâm tính trong thân của tôi cùng với diệu trí của Đại Sĩ Bồ Tát Mạn Thù Thất Lợi kèm với tất cả tâm tính của tất cả chúng sinh có đều đồng một tính chăng?

Đại Sĩ Bồ Tát Mạn Thù Thất Lợi đáp rằng: Tôi và năm người các ông với tất cả chúng sinh: tâm tính đều đồng một thể không có sai khác, trong sạch như Lưu Ly, bên trong bên ngoài sáng tỏ trong suốt, không có thêm bớt, thảy đều thanh tịnh.

Thế nên, thiện nam tử! Ông nên tin tưởng chân thật! Nay tôi giúp cho năm người các ông, một lần nữa lại nói sự thật. Thế nên tâm tính, trí tuệ của các ông với tất cả chúng sinh và tôi đều không có khác nhau.

Đại Sĩ Bồ Tát Mạn Thù Thất Lợi lại nói với năm người là: Đức Phật nói: tâm của Ta không có chủ, thân cũng không có nơi chốn, tên gọi là Ma Ha Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa Mahā vajra prajñā pāramitā vì thân, tâm, tính đầy đủ tất cả pháp cũng ngang bằng đồng với trí thân Jñāna kāya, pháp thân Dharma kāya của Như Lai.

Tại sao thế?

Vì thân như tính tướng đồng thể không có khác nhau, thường trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội Tính Tam Ma Địa, tính thanh tịnh trong suốt.

Thế nên, Đức Như Lai nói: Thiện nam tử cũng lại như vậy.

***