Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Du Già Kim Cương Tính Hải Mạn Thù Thất Lợi Thiên Tý Thiên Bát đại Giáo Vương

PHẬT THUYẾT KINH

ĐẠI THỪA DU GIÀ KIM CƯƠNG TÍNH

HẢI MẠN THÙ THẤT LỢI THIÊN TÝ

THIÊN BÁT ĐẠI GIÁO VƯƠNG

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bất Không, Đời Đường
 

PHẦN MƯỜI
 

8. Tu chứng nhập vào Như Lai Pháp Lực Trí Tính Tạng Hải Tam Ma Địa Tathāgata dharma bala Jñāna prakṛti garbha sāgara samādhi này, hay khiến cho tuệ của mình, tuệ của người khác được tỏ ngộ rộng thông với trí tuệ của Chư Phật, nhập vào Thánh Địa Ārya bhūmi của pháp, biển tính Prakṛti sāgara của Bát Nhã, đạt Thánh Tuệ Ārya prajñā của Phật, Thánh Đạo Ārya mārga của Bồ Đề.

9. Tu chứng nhập vào Nhất Thiết Trí Tính Pháp Hải Tam Ma Địa Sarva jñāprakṛti dharma sāgara samādhi này, hành Bồ Đề Hạnh thâm sâu của Chư Phật, hay khiến cho tâm của mình, tâm của người khác tỏ ngộ, nhập vào trăm Pháp Minh Môn biết rõ thông đạt 100 loại pháp môn mau khiến đầy đủ tất cả các Phật Trí Buddha jñāna.

10. Tu chứng nhập vào Chư Phật Bản Nguyện Vô Biên Tính Hải Tam Ma Địa Sarva buddha pūrva praṇidhāna ananta prakṛti sāgara samādhi này, hay khiền cho thân của mình, thân của người khác tu nhập vào Vô Thượng Chánh Đẳng Địa Anuttara samyak bhūmi đều khiến thành tựu Thánh Hạnh Ārya caryā của Chư Phật, Pháp Thân Dharma kāya của Như Lai, Pháp Tạng Dharma garbha của Bồ Đề.

Lúc đó, Bất Tư Nghị Tuệ Bồ Tát Ma Ha Tát khiến tất cả Bồ Tát với tất cả chúng sinh hữu tình tu nhập vào Phật Nhãn Thanh Tịnh Vô Biên Pháp Giới Ngũ Nhãn Vô Chướng Quán Buddha cakṣur vimala ananta dharma dhātu pañca cakṣur apratihatavicāra này.

Làm sao được nhập vào, tu quán môn này?

Bồ Tát đem con mắt tâm của mình soi chiếu ngược lại, thấy dùng con mắt tâm trí của mình quán sát bên trong lặng yên, con mắt trí Jñāna cakṣus soi thấy tính của năm uẩn trống rỗng Śūnya: Không.

Sự lặng yên của con mắt trí trí nhãn tịch với trí lặng yên trong sạch tĩnh tịch trí đồng thể, quán thấy ý lặng yên trong sạch soi chiếu không có thấy thì gọi là thấy con mắt thịt Māṃsa cakṣus: Nhục nhãn.

Quán sát dùng trí của con mắt tâm thấy tương ứng, dùng soi chiếu thể lặng yên, con mắt tâm Citta cakṣus không có ngăn ngại, con mắt Trí Jñāna cakṣus trong sáng thì gọi là thấy Thiên Nhãn Devya cakṣus.

Quán sát kỹ lưỡng, nhận thức dùng phân biệt rõ thể lặng yên, nhận thức dùng tuệ sáng tỏ của trí quán chiếu tính Prakṛti, thấy rõ pháp tính Dharmatā thì gọi là thấy con mắt Tuệ Prajñā cakṣus: Tuệ Nhãn.

Quán sát kỹ lưỡng pháp, nơi trí đã biết rõ, thấy vô biên Thánh tính trong nghĩa của pháp, hay thấy thể tuệ của tự tính thì gọi là thấy con mắt Pháp Dharmacakṣus: Pháp Nhãn.

Quán chiếu Tịch Diệt Vyupaśama, hiểu rõ sự lặng yên trong sạch, tính đồng với pháp giới pháp tính vô thể, hiểu biết tức chân tịnh, không có tìm Avitarka: Vô giác thật tế, mỗi mỗi thấy rõ tính thì gọi là thấy con mắt Phật Buddha cakṣus: Phật Nhãn.

Thế nên, Bất Tư Nghị Tuệ Bồ Tát Ma Ha Tát liền tự chứng, tỏ ngộ, nhập vào Như Lai Kim Cương Tam Ma Địa Ngũ Nhãn Vô Chướng Quán Tathāgata vajrasamādhi pañca cakṣu apratihata vicāra này khiến tất cả các Bồ Tát với tất cả chúng sinh hữu tình tu nhập vào Tam Ma Địa Ngũ Nhãn Thánh Tính Vô Chướng Quán Samādhi pañca cakṣur ārya prakṛti apratihata vicāra này.

Cũng khiến cho tất cả Bồ Tát với tất cả chúng sinh hữu tình ở đương lai tu học Quán Môn Vicāra mukhāni này, mau được lên Vô Thượng Đạo Agra mārga, mau được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam bồ đề Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai theo thứ tự, khiến Quảng Ý Bồ Tát tự nói Quán Môn Vicāra mukhāni.

Thứ năm là: Khi ấy, Quảng Ý Bồ Tát Ma Ha Tát Bồ Đề Tát Đỏa trong Thế Giới Vô Cấu ở phương Nam.

Đối trước Đức Như Lai: Tôi vì tất cả các đại bồ Tát hiện tại, cũng vì Bồ Tát Ma Ha Tát với tất cả chúng sinh hữu tình trong năm trăm kiếp năm ở thời Mạt Thế Paścima kāla đương lai là các nhóm Đệ Tử của bốn Bộ, Tỳ Kheo Bhikṣu, Tỳ Kheo Ni Bhikṣuṇī.

Thức Xoa Śikṣamāṇa: Học Pháp Nữ, các Sa Di Ni học Giới trong hai năm trước khi chính thức trở thàng các Tỳ Kheo Ni.

Di Ni Śrāmaṇerikā: Cần Sách Nữ, người nữ xuất gia chưa đủ hai mươi tuổi, Sa Di Śrāmaṇeraka.

Hay Śrāmaṇera: Cần Sách Nam, người nam xuất gia chưa đủ hai mươi tuổi Sư, Đại Tỳ Kheo Tăng… nói bày Nhất Thiết Như Lai Kim Cương Bí Mật Tam Mật Tam Ma Địa Sarva tathāgata vajra guhya tri guhya samādhi, Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội Śūraṃgama samādhi. Nơi Tam Muội Samādhi này là Vua của tất cả tam muội.

Quảng Ý Bồ Tát nói: Nay tôi khiến cho tất cả Bồ Tát với nhóm đệ tử của bốn Bộ tu trì, nhập vào Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội này, mau vượt lên thành Phật.

Ý ấy thế nào?

Nếu có tất cả Bồ Tát, tất cả chúng sinh, nhóm đệ tử của bốn Bộ thì Quảng Ý Bồ Tát bảo rằng: Nếu trụ Thế Giới này thì đừng thực hành pháp của con chó cẩu pháp. Khi có Tỳ Kheo thường hành pháp của con chó, tự xưng ta là Bồ Tát.

Ý ấy thế nào?

Ví như có con chó trước tiên đến nhà người khác, ở nhà của người khác đó liền giả làm người chủ, ắt thấy về sau con chó sinh tâm: Giận dữ, ganh ghét, kêu sủa, nhe răng muốn cắn người. Nội tâm dấy lên tưởng sợ người đi đến tranh giành thức ăn.

Khi Phật Giáo Buddha śāstra sắp chấm dứt, Pháp muốn mạt… thời có Tỳ Kheo này tu hành Pháp của con chó: Trước tiên đến nhà người khác, tác tưởng làm chủ.

Trụ ở nhà Thí Chủ: Tham lam keo kiệt, lấy tiền của làm vật của mình, ắt thấy về sau vị Tỳ Kheo sợ hãi, giận dữ, trợn mắt, làm chủ tể của vật, sinh tâm ganh ghét oán hận, mọi loại chê bai, bới móc, nói xấu cái hay cái dở của người khác.

Như Tỳ Kheo này gần gũi bạn ác, thường sinh tưởng tham lam, tuy đọc Kinh Điển nhưng chí cầu danh lợi, chẳng hiểu biết lương thiện, thường ở thế gian giả dối tu hành tinh tiến nhưng bên trong ôm giữ sự hư nát, hiển mọi sự mê hoặc khác lạ… đem các phan, tượng, mọi loại hương hoa đi đến nhà người, gượng hành cúng dường nhưng ngầm hành sự lừa dối, ý chỉ cầu tiền của.

Đức Phật dạy bảo các Tỳ Kheo cũng chẳng nên nương theo quan quyền, nhờ cậy thế lực, tích trữ tiền của, nương nhờ lợi tức, thôi bộ suy đoán khí tượng của Trời, sự đầy vơi, Chú Thuật, Y Dược, Lịch Toán tính toán sự vận hành của năm tháng, bốc thệ bói toán gieo quẻ tính sự tốt xấu…như người Tăng Ni xuất gia này.

Là Đệ Tử của Phật thì thường nên tinh tiến, đừng hành Hạnh Caryā này, Tỳ Kheo không có Trí lừa dối, mê hoặc người khác, nói lời sai trái… ắt tự mình bị đọa, cũng làm cho người khác bị đọa.

Thế nên, Quảng Ý Bồ Tát Ma Ha Tát lại thưa bạch với Đức Thế Tôn lần nữa là: Nguyện xin Đức Như Lai ấn chứng nhận lấy nguyện của con, gia hộ cho con.

Con sẽ liền phát Hoằng Thệ Đại Nguyện Mahā sarnāha sannaddha: Thệ nguyện rộng lớn, chẳng thể chịu nổi bất nhẫn khi nhìn thấy Tỳ Kheo bất thiện với tất cả chúng sinh ở thời mạt kiếp trong đời tương lai làm nghiệp hạnh này.

Lúc đó, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai bảo rằng: Này Quảng Ý! Ta hứa cho ông nói.

Bấy giờ, Quảng Ý Bồ Tát nhập vào Tam Muội An Tường Tính Định này, khởi Phật Đại Từ Buddha mahā maitra sẽ cứu tất cả chúng sinh, sư tăng, cha mẹ, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, kẻ trai lành, người nữ thiện… ở đời tương lai, khiến tu Quán Vicāra này.

Quảng Ý Bồ Tát liền đối trước Đức Như Lai với các đại chúng nói khiến cho tu nhập vào Kim Cương Bí Mật Thủ Lăng Nghiêm Tam Ma Địa Tam Muội Tính Hải này.

Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội ấy ví như hư không: Không có bên trong bên ngoài, tất cả không có ngăn ngại cụng không có dao động.

Thế nào là Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội Śūraṃgama samādhi?

Thể có năm loại tên gọi.

1. Tam Muội của Chư Phật nhiều như số bụi nhỏ đồng nhất với Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, cho nên là Kim Cương Tam Ma Địa Vajra samādhi của một thể thể của chân tâm thường trụ.

2. Trăm ngàn Kim Cương Tam Muội của Chư Phật Sarva buddha vajrasamādhi nhập vào Lăng Nghiêm Tam Muội Śūraṃgama samādhi đồng làm một tính nhân chính, Phật tính.

3. Một ngàn Tam Muội của Sư Tử Hống Siṃha nāda đồng nhất với Lăng Nghiêm Śūraṃgama tại một thể bên trong.

4. Tất cả Ba La Mật Đa Sarva pāramitā của tất cả Như Lai đồng nhất với Kim Cương Bát Nhã Lăng Nghiêm Tam Muội Vajra prajñā śūraṃgama samādhi.

5. Các trăm ngàn Bí Mật Thánh Tính Bồ Đề Tam Ma Địa Guhya ārya prakṛtibodhi samādhi đồng nhập vào Thủ Lăng Nghiêm Śūraṃgama. Đây gọi là một Eka.

Thế nên, tất cả Thần Thông Tự Tại Pháp Tính Thánh Trí Tuệ Hải của Chư Phật, hết thảy là Thủ Lăng Nghiêm Kim Cương Tam Muội Vương Śūraṃgamavajra samādhi rāja nhiếp lấy.

Tại sao thế?

Vì Thức Lại Gia Hàm tàng Ālāyavijñāna: A Lại Gia Thức căn bản của tất cả chúng sinh hữu tình, tất cả pháp ba đời, hạt giống của tám vạn bốn ngàn trần lao 84000 phiền não, pháp tính Dharmatā của vô lượng vô biên trí tuệ … đều là chủng tính Bồ Đề Bodhi gotra của Thủ Lăng Nghiêm.

Làm sao được nhập vào Chư Phật Như Lai Bồ Đề Chủng Tính Tát Bà Nhã Hải Lăng Nghiêm Tam Muội Sarva buddha tathāgata bodhi gotra sarva jñā sagaraśūraṃgama samādhi diệt trừ hạt giống Nghiệp Lực Karma bala của trần lao?

Vì tính chủng thức tên gọi khác của A lại gia thức ác của vọng tưởng như vậy giống như bụi nhỏ, tinh tế kín đáo thâm sâu, ẩn nấp nhỏ bé, vi diệu… hay dung chứa, hay che dấu, khó thể thấy được.

Như tướng nào, buông bỏ mà được Xuất Ly Naiṣkramya: Vượt ra thoát lìa?

Quảng Ý Bồ Tát bảo các Bồ Tát rằng: Nếu người tu Kim Cương Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội Vajra śūraṃgama samādhi liền được xuất ly.

Ý ấy thế nào?

Chẳng mượn công lực, quán sát kỹ lưỡng bản tâm, huyền diệu nhập vào đất tâm Citta bhūmi: Tâm địa đến nơi biển tính chân như của Pháp Tạng… sẽ tự tiêu diệt.

Tu Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội này như thế nào?

Tất cả Bồ Tát nói: Làm sao để tự tu tập?

Thế nên, Quảng Ý Bồ Tát nói: Ngay tâm soi thấy, mỗi mỗi tinh tế quán sát tính, dùng phương tiện của Tuệ Prajñā.

Ngọn đèn Trí Jñāna dīpa: Trí đăng soi chiếu, nhập vào đầu sợi lông, sự tình của hình dạng ấy.

Tính của một hạt bụi nhỏ: Rất nhỏ bé không có tính, liền thấy tâm định, như như chẳng động, tính của trí vắng lặng, trống rỗng, không có tính.

Đây gọi là tu nhập vào Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội Chân Tịnh Thể Tính Thể dùng soi chiếu ngược lại, dùng tuệ quán sát tinh tế, lắng tâm thấy tính, thể trong sạch của cội nguồn, chứng tính thanh tịnh, chỉ yên tĩnh, chỉ chính đúng, chỉ vắng lặng, chỉ yên tĩnh, mỗi mỗi thấy rõ tính. Đây gọi là Chính Định Lăng Nghiêm Bản Tĩnh.

Như điều này, dụng công chẳng nhập vào tà Định Mithyātva niyata: Thiền định sai lầm của tất cả tâm bất thiện, vĩnh viễn đến bồ đề, đồng với tính của Phật Thánh, chứng pháp thân như như.

Được tên gọi là cứu cánh Uttara: Cảnh giới cao tột.

Thế nên, Quảng Ý Bồ Tát Ma Ha Tát khiến tất cả Bồ Tát với chúng sinh hữu tình ở đương lai tu nhập vào Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, cho nên mau chứng A Nậu Đa La Tam Miểu Tam bồ đề Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Bấy giờ, Đức Thích Ca Như Lai theo thứ tự khiến Vô Biên Trí Bồ Tát đều vì tất cả Bồ Tát, chúng sinh hữu tình, tự nói Quán Môn.

Thứ sáu là: Vô Biên Trí Bồ Tát Ma Ha Tát Bồ Đề Tát Đỏa trong Thế Giới Bạch Sắc Pha Lê ở phương Tây Nam, đối trước Đức Như Lai.

Cúi lạy Đức Thế Tôn rồi bạch Phật rằng: Con vì tất cả Bồ Tát hiện tại với tất cả chúng sinh, hữu tình, loài có thọ mệnh ở đời loạn trược trong kiếp vị lai, khi pháp muốn mạt, thì con vì họ nói bày Như Lai Kim Cương Bí Mật Tam Mật Bồ Đề Quán Tathāgata vajra guhya triguhya bodhi vicāra khiến chi tất cả Bồ Tát hiện tại với chúng sinh hữu tình ở đương lai.

Mau chóng tu nhập, hiểu biết, chứng Bình Đẳng Tính Trí Kim Cương Tam Ma Địa Hiện Chứng Bồ Đề Quán Samatā jñāna vajra samādhi abhisamaya bodhivicāra.

Khi ấy, trong Chúng có một vị Giác Tuệ Bồ Tát hỏi Vô Biên Trí: Nơi Quán Môn này có mấy loại pháp?

Vô Biên Trí đáp rằng: Đều có bảy loại nắm giữ, nói tu học.

Làm sao chứng được?

Có nhân duyên gì chứng tâm bồ đề Bodhi citta?

Cái gì là tâm bồ đề?

Nơi tâm bồ đề này có chỗ đắc sở đắc chăng?

Vô Biên Trí Bồ Tát đáp Giác Tuệ Bồ Tát rằng: Này Nhân Giả! Nếu tâm bồ đề có chỗ đắc, ắt không có việc này. Vì tâm hiện tại chẳng thể đắc, tâm vị lai chẳng thể đắc, tâm quá khứ chẳng thể đắc, nếu lìa tâm bồ đề cũng chẳng thể đắc.

Tâm bồ đề chẳng thuộc Nhân Hetu, cũng chẳng thuộc duyên Pratyaya, chẳng thể dùng tên gọi Nāma: Danh nói được. Tự có Pháp Hữu Vi Saṃskṛta dharma mà chẳng thể lập tướng, chẳng phải là tạo làm, cũng chẳng phải là chẳng tạo làm. Cũng chẳng thể được thấy, cũng chẳng thể được biết.

Vô Biên Trí Bồ Tát bảo Giác Tuệ Bồ Tát rằng: Vô lượng công đức, sự nghiệp vi diệu của bồ đề như vậy không có hình tướng. Tâm bồ đề chẳng thể dùng tên gọi là tâm, cũng chẳng thể nói tên gọi là tâm Vô Vi Asaṃskṛta citta, cũng chẳng thể nói tên gọi là sắc Rūpa, cũng chẳng thể nói tên gọi là Vô Sắc Arūpa. Bồ đề như vậy, công đức của bồ đề thanh tịnh vĩnh viễn chẳng thể đắc, tất cả tâm hữu tình cũng chẳng thể đắc.

Tại sao thế?

Vì Bồ Đề Bodhi với tâm Citta đồng với pháp giới Dharma dhātu.

Khi ấy, Giác Tuệ Bồ Tát nói với Vô Biên Trí Bồ Tát rằng: Bồ Đề với tâm đều không có thể đắc thì làm sao tu nhập vào Bình Đẳng Tính Trí Kim Cương Tam Ma Địa Hiện Chứng Bồ Đề Quán được Vô Thượng Trí Chánh Đẳng Bồ Đề?

Lúc đó, tức Vô Biên Trí Bồ Tát nói với Giác Tuệ Bồ Tát rẳng: Nếu có tất cả Bồ Tát đang phát bốn tâm Vô Lượng Catvāry apramāṇāni của Như Lai. bốn tâm vô lượng của Như Lai đồng với Pháp Giới Thánh Tính Kim Cương ngang bằng như hư không, Linh Thánh gia bị liền được chứng bồ đề.

Làm sao tu nhập vào Chỉ Quán Śamatha vipaśyana này?

Bồ Tát xem xét kỹ lưỡng, nên soi chiếu bản tâm, quán tính hiểu biết của Tham Lobha hay Rāga, dấy lên tâm biến hành Sarva traga citta: Gồm có năm loại tâm sở là tiếp chạm, tác ý, nhận lấy, tưởng, suy nghĩ, liền trụ pháp giới tính không chánh định, nhập vào Tam Ma Đā Samādhi chứng tâm vắng lặng, chẳng động, chẳng thấy, nhập vào tâm bồ đề… được tên gọi là hiện chứng bồ đề tâm Quán Abhi samaya bodhi cittavicāra.

***