Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Du Già Kim Cương Tính Hải Mạn Thù Thất Lợi Thiên Tý Thiên Bát đại Giáo Vương

PHẬT THUYẾT KINH

ĐẠI THỪA DU GIÀ KIM CƯƠNG TÍNH

HẢI MẠN THÙ THẤT LỢI THIÊN TÝ

THIÊN BÁT ĐẠI GIÁO VƯƠNG

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bất Không, Đời Đường
 

PHẦN MƯỜI MỘT
 

Lại soi thấy năm chỗ biến hành tiếp chạm, tác ý, nhận lấy, tưởng, suy nghĩ của tâm cáu giận Dveṣa citta: Sân tâm.

Nơi mình với người khác, thấy tính của hữu tình, chứng pháp không có tính, chẳng dấy lên tướng có hữu tướng, ý căn Manaindriya chính định, nhập vào Tam Ma Địa, tính vắng lặng của ý, tính của thức Vijñāna: Sự nhận thức phân biệt chẳng động, nhập vào tâm bồ đề… tức gọi là hiện chứng bồ đề tâm quán.

Lại chiếu soi biến kế sở chấp Parikalpita: Sự phân biệt hư vọng chấp lấy của nhãn thức căn Cakṣur vijñāna indriya, tâm nghi ngờ sằng bậy, sinh nhiễm dính các sắc Rūpa, trụ tâm chính định thì sắc trần Rūpa viṣaya: Sắc cảnh, hình ảnh màu sắc chẳng dấy lên, con mắt Cakṣu thấy hình sắc ngang bằng với không có tướng, vắng lặng chứng tâm của Thánh Trí, nhập vào tính của bồ đề… tức gọi là hiện chứng bồ đề tâm quán.

Lại chiếu soi tâm dính vào các mùi hương của tỵ thức căn Ghrāṇa vijñānaindriya nhiễm vào thức trí đồng với tính thể.

Quán tính của tự thể, hương giới Gandha dhātu, thức giới Vijñāna dhātu thông làm một thể, nhận thức tâm ngửi dấy lên, chẳng nhiễm huơng giới Gandha dhātu thì tỵ căn Ghrāṇendriya: Lỗ mũi thanh tịnh, chứng năm phần hương, thể nhập vào Tam Ma Địa, đạt tâm bồ đề, đồng với thật tế của Phật… tức gọi là hiện chứng bồ đề tâm quán.

Lại soi thấy âm thanh hưởng ứng, nghe khổ, sướng, buồn, vui của nhĩ căn Śrotrendriya: Lỗ tai, tâm dính vào tính của tình… trụ âm thanh của Phật, pháp vui sướng tự tại thì thanh trần Śabda viṣaya: Thanh cảnh, âm thanh, tiếng vang chẳng dấy lên, ắt tính chính đúng của Tam Muội nhập vào Tam Ma Địa, Nhĩ Thức Căn Śrotra vijñāna indriya yên lặng, nhập vào tâm Bồ Đề. Đây gọi là hiện chứng Bồ Đề tâm quán.

Lại soi thấy Thiệt Thức Jihva vijñāna: Sự nhận biết phân biệt của cái lưỡi thâm nhập vào Vị Giới Rasa dhātu: Đặc tính của mùi vị.

Vị Căn Jihvendriya: Cái lưỡi vi diệu nhiễm dính tính thể, quán tâm của tự tính nhập vào Phật tính Buddhatā, chứng chính định của thức, chẳng nhiễm dính mùi vị. Tính của mùi vị trong thiệt thức giới Jihva vijñāna dhātu vắng lặng, nhập vào tâm bồ đề, đồng với Thánh tính của Phật. Tức đây gọi là hiện chứng bồ đề tâm quán.

Lại soi thấy Thân Căn Kāyendriya: Thân thể, thân xác, thân tiếp chạm sự mềm mại, trơn nhẵn tinh tế.

Chứng khắp các sự nhận thức phân biệt: Nhận chịu, tiếp chạm… tâm tính của thân căn khoái lạc, xúc trần Spraṣṭavya viṣaya: Xúc cảnh.

Cảm xúc khi tiếp chạm vi diệu nhiễm dính năm dục Pañca kāma: năm loại tình dục nhiễm dính với năm loại hình sắc, âm thanh, mùi ngửi, vị nếm, cảm xúc khi va chạm nên quán tâm thức của năm dục là chủ, tham ái là mẹ, vô minh là cha, thân cũng là gốc rễ sinh trưởng tà chấp. Chính vì thế cho nên Bồ Tát cần phải soi chiếu tinh tế, quán sát kỹ lưỡng tâm tính, nhập vảo Tam Ma Địa, thấy tính của biển Phật Phật Hải Tính.

Thế nên không có tiếp chạm, các căn Indriya vắng lặng, tâm không có xao động chẳng yên Auddhatya: Trạo cử, chẳng làm các việc ác, thân thường thanh tịnh, chẳng nhiễm sáu trần hình sắc, âm thanh, mùi ngửi, vị nếm, cảm xúc, pháp cảnh là phạm hạnh Brahma caryā chân thật, không có chỗ dính mắc… người tu như vậy nhập vào tâm bồ đề. Tức gọi là Hiện Chứng Bồ Đề Tâm Quán.

Thế nên, Giác Tuệ Bồ Tát nói: Làm sao tu nhập, mau chứng Bồ Đề?

Vô Biên Trí Bồ Tát đáp rằng: Tất cả Bồ Tát nếu tu bảy loại cực khó, khó nhập vào Bí Mật Kim Cương Hiện Chứng Bồ Đề Quán tức sẽ mau chóng chứng nhập vào quán này.

Nếu được chứng nhập thì làm thế nào mà làm phương tiện, lại tu tâm địa?

Nhập vào quán môn này có thế tự ra sao?

Tu trì như thế nào?

Nếu Bồ Tát tu chứng, nhanh chóng thành, lại quán đất tâm lần nữa, nên dùng tâm ấy quán tâm thấy tâm.

Con mắt tâm thấy tính mỗi mỗi thật rõ ràng, thấy tính, không có thấy, tâm Citta yên lặng, ý Mano vắng lặng, thức Vijñāna dùng sự yên lặng của tính, lặng lẽ chiếu soi, tĩnh vô kiến trần diệt định, đều ngang bằng với sự vắng lặng, lắng yên trong tâm, chẳng thất thân căn cùng với xúc cảm xúc tiếp chạm đồng tính.

Chính vì thế cho nên, Giác Tuệ Bồ Tát nghe Vô Biên Trí Bồ Tát Ma Ha Tát nói Bồ Đề Tâm Quán Bodhi citta vicāra này xong thì đối trước Đức Như Lai, đại chúng… nhảy vọt lên hư không, cao bằng bảy cây Đa La, làm các thần thông, vui mừng hớn hở.

Ở trong Hội này, các Đại Bồ Tát Ma Ha Tát đồng thanh khen rằng: Rất hiếm hoi, đặc biệt lạ kỳ, chưa từng có?

Lúc đó, trong Hội đồng được có tám vạn bốn ngàn ức các đại bồ Tát Ma Ha Tát tu Hiện Chứng Quán Bồ Đề Môn Abhisamaya bodhi vicāra mukhe này, được chứng vô sinh pháp nhẫn Anutpattika dharma kṣānti.

Sau này, đời đương lai: Tất cả Bồ Tát, tất cả chúng sinh cũng đồng với nguyện này, tu quán môn đó, được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề. Tất cả đại chúng nghe thấy nói xong thì tin nhận, phụng hành.

Bấy giờ, Đức Thích Ca Như Lai theo thứ tự khiến Vô Biên Âm Thanh Hống Thủ Bồ Tát đều vì tất cả Bồ Tát, chúng sinh hữu tình, cần phải tự diễn nói quán môn.

Thứ bảy là: Vô Biên Âm Thanh Hống Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát Bồ Đề Tát Đỏa trong Thế Giới Vô Cấu ở phương Nam, đối trước Đức Như Lai, khải bạch với Đức Thế Tôn: Lại nguyện xin Đức Như Lai hộ niệm cho con.

Con đang ở trước mặt Đức Như Lai, nói với tất cả Bồ Tát, khiến tu nhập vào Nhất Thiết Chư Phật Bí Mật Kim Cương Bồ Đề Tam Ma Địa Thậm Thâm Thù Đặc tịnh thổ Quán, cũng khiến cho tất cả chúng sinh hữu tình ở đương lai tu nhập vào quán này.

Khi ấy, các chúng Đại Bồ Tát trong Hội, đối trước Đức Như Lai khải bạch với Hống Thủ Bồ Tát: Làm sao để được tu trì, nhập vào quán môn này?

Hống Thủ Bồ Tát đáp rằng: Nếu có Bồ Tát đang tu tri kiến như thật, khiến thọ nhận tâm pháp, nhập vào ý niệm của tâm tức gọi là thọ pháp.

Đã nhận được pháp xong, tức người thọ nhận này: tâm liền không có niệm, ý liền không có nghĩ tên gọi, tâm không có động, nơi tâm không có động là chân niệm Phật được nhập vào tịnh thổ, quán tịnh thổ thù đặc chân thật. Thế nên tức gọi là Bồ Tát chân thật chí thành tu nhập.

Làm sao tu trì được nhập vào quán này?

Hống Thủ Bồ Tát nói: Nếu Bồ Tát trước tiên coi trọng, nhập vào mười loại pháp tính tịnh thổ thuộc Chư Phật liễu giác tâm địa thanh tịnh giải thoát chân như pháp quán Thánh trí lý tính của như lai thế nào gọi là mười loại pháp tính tịnh thổ?

1. Người được thọ nhận pháp, quán Cực Lạc Tịnh Thổ Sukha vatī kṣetra. Nhận Niệm Pháp Smṛti dharma xong thì pháp vốn không có chấp vào điều nhận giáo niệm, trí hành không có niệm pháp trí, thế nên tức là chân thọ thọ nhận chân thật. Pháp vốn không có sinh, pháp tướng cũng như thế, tức là hiểu biết rõ. Đây gọi là tịnh thổ.

2. Nhận được pháp xong, nếu làm Vô Tướng Animitta thì người quán sát năng quán, nơi quán sát sở quán, niệm không không có nghĩ tưởng, được chứng tính thổ không có thân thể, không có thọ nhận, chẳng phải là quán pháp tướng phát khởi Thánh hạnh, hiểu biết rõ thấy tính, chứng nhập vào tịnh thổ.

3. Nếu nhận được pháp, quán pháp không có dính mắc, quán niệm không có nơi chốn, chẳng thấy quang hoa ánh sáng rực rỡ chiếu sáng, cũng không có hình tượng. Thể của Phật không có tướng giống như hư không, không có xứ sở…vô niệm tam muội cũng lại như vậy. Như tu niệm này thì đây gọi là hiểu biết rõ sự chân thật nhập vào tịnh thổ.

4. Khi nhận được pháp thời quán tướng tốt của Phật ngang bằng với pháp giới, không có sắc tượng, chỉ thấy thanh tịnh, chẳng thấy thể tướng, đồng với pháp thân của Phật, không có sai khác trong sạch như lưu ly, bên trong bên ngoài sáng tỏ, hiểu biết rõ tính của tâm, tính lặng yên không có vật. Đây gọi là tịnh thổ.

5. Nếu nhận được pháp, quán đất tâm của mình, soi thấy tính của tâm, hiện Thế Giới của Phật, vô lượng tịnh thổ, Chư Phật Như Lai, tất cả Bồ Tát với thấy thân của mình cũng ở trong ấy, hiểu biết rõ ràng được vào tịnh thổ.

6. Thọ nhận pháp này xong, quán thấy thân của mình, thân của người khác sinh tử trong vô lượng kiếp, xoay quanh sáu nẻo, nhận chịu các khổ vui.

Từ cõi sinh tử được ra khỏi phiền não, chứng cảnh Viṣaya của tâm mình, hoa sen hóa sinh, thấy báo thân Saṃbhoga kāya của Phật sáng tỏ rực rỡ giống như ngàn mặt trời sáng rực không có gì so sáng được, hiểu biết rõ thân của mình ở ngay trước mặt Đức Phật, nhập vào như như quán. Đây gọi là tịnh thổ.

7. Nhận được pháp xong, quán sát kỹ lường tâm tính, nhập vào Phật Tam Muội Buddha samādhi sẽ thấy vô minh Avidyā, Hữu Bhava, Ái Tṛṣṇa của thân mình ngang bằng đồng với thể tính chẳng cùng buông lìa, dính mắc sâu xa, ràng buộc chưa có kỳ ra thoát ra.

Thế Nên Bồ Tát nên phát đại bi Mahā kāruṇa, đột nhiên thanh tịnh, trụ Phật tam muội. Được tam muội này thấy rõ tự tính căn bản của thân tâm trong sạch như Lưu Ly, trong suốt không có chướng ngại… gọi là nhập vào tịnh thổ.

8. Nhận được tâm pháp, nên tự quán hạnh, hiểu biết cảnh giới của tâm hư vọng giữ lấy các kiến Dṛṣṭi, tâm điên đảo sinh tâm chấp dính vào cái tôi Ātman, mê cảm tà kiến Mithyā dṛṣṭi ngăn che thể tính chẳng thể hiểu rõ… thề sẽ tinh tiến, vì các hữu tình siêng tu tịnh thổ.

Chỉ nguyện xin Đức Như Lai che giúp cho ta, nay đối trước Đức Thế Tôn liền nhập vào tam muội, mới thấy tự tính, tâm như thủy tinh soi sáng bên trong bên ngoài, thảy đều thanh tịnh, biết rõ tính, thấy rõ cõi nước thanh tịnh của Chư Phật đồng với thể tính của ta không có sai khác. Đây gọi là hiểu biết rõ tự thể thanh tịnh được nhập vào tịnh thổ.

9. Tương xứng nhận được pháp, quán chiếu tâm thể, chỉ thấy tự tính chẳng thấy tâm trở ngại.

Lại quán tự tính, thâm nhập pháp thể Dharma svabhāva: Bản chất hoặc thể tính của các pháp liền thấy khởi diệt, sinh tử biến đổ, không có thể định. Liền nên một lần nữa phát đại nguyện đại từ Mahā maitra. Lại quán tâm tính, siêng năng gia thêm công lực.

Tâm ấy nhập vào định trải qua vô lượng kiếp chẳng ra khỏi tam muội, chí nguyện tại định, thường nhập vào tam muội giáo hóa thương sinh trăm họ khiến chứng Bồ Đề Bodhi, minh tuệ ba minh túc mệnh minh, thiên nhãn minh, lậu tận minh và ba tuệ văn tuệ, tư tuệ, tu tuệ.

Thật Tế Bhūta koṭi: lý thể của chân như hiểu biết rõ tâm thể tinh thần và thân thể, nhập vào tịch tĩnh trạng huống bình đẳng an tịnh của tâm ngưng trụ tại một nơi được gọi là tịnh thổ.

10. Nhận được pháp giáo, y theo thọ nhận giáo xong, quán kỹ lưỡng cái gương tâm soi thấy tâm tính, chỉ chiếu soi, chỉ lặng trong, chỉ chiếu soi, chỉ trong sạch… quán khắp mười phương, rộng vòng pháp giới, sáng trong tịch tĩnh không có chướng ngại, tính như hư không, đồng với Di Đà pháp thân tịnh thổ kia. Ở tịnh thổ này phát hoằng thệ nguyện sẽ cứu hữu tình, đều khiến cho giải thoát.

Hiểu biết rõ cái gương tâm, được nhập vào cõi nước thanh tịnh tịnh quốc đồng với tính của Phật Thánh. Đây gọi là tịnh thổ. Như vậy, Bồ Tát nhập vào tịnh thổ này.

Làm sao ở đương lai, dạy bảo các Bồ Tát tu nhập vào quán môn, chứng được pháp tính, tịnh thổ của Chư Phật?

Thế nên, Bồ Tát trước tiên nên tự tâm quán thể của bản giác giác tính vốn có, soi thấy tâm tính, tâm bên trong, duyên bên ngoài. Bên trong hiểu biết tâm dấy lên, liền hiểu biết duyên bên ngoài. Chỉ quán tâm bên trong, tâm lặng yên không có khởi đầu, soi chiếu trọn vẹn tịch diệt, giác ngộ không có vật.

Quán sát tinh tế tâm tính, sáu thức đều tiêu tan, năm uẩn tự trống rỗng, hiếu biết chứng tịch tĩnh, được mỗi mỗi tâm trống rỗng, diệt hết si định, ba độc một thể, hiểu biết rõ tính chất tương đồng, chỉ chân thật, chỉ chính đúng, pháp thân Tịch Định Dharma kāya samādhi: Cảnh giới thiền định của pháp thân, nơi pháp thân chẳng dấy lên tưởng hư vọng, niệm hư vọng.

Thế nên, Vô Biên Âm Thanh Hống Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát Bồ Đề Tát Đỏa khiến tất cả Bồ Tát đương lai với tất cả chúng sinh hữu tình đồng chứng nhập vào A Di Đà Quán Tự Tại Vương Như Lai Pháp Thân Thánh Tính Tịnh Thổ Quán của tất cả Chư Phật ở mười phương.

Lúc đó, Hống Thủ Bồ Tát thành tựu mười loại tịnh thổ Kim Cương bí mật của tất cả Chư Phật, khiến tất cả Bồ Tát với chúng sinh ở đương lai đồng tu quán hạnh, nhập vào Phật Tam Ma Địa Buddha samādhi, được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề.

Bấy giờ, Đức Thích Ca Như Lai theo thứ tự khiến Thù Thắng Ích Ý Bồ Tát Ma Ha Tát đều vì tất cả Bồ Tát, chúng sinh hữu tình, tự nói quán môn.

Thứ tám là: Thù Thắng Ích Ý Bồ Tát Ma Ha Tát Bồ Đề Tát Đỏa trong Thế Giới Hồng Sắc Ma Ni ở phương Tây Bắc, đối trước đại chúng hội, hướng về trước mặt Đức Như Lai, vì tất cả Bồ Tát hiện tại, hữu tình, tất cả chúng sinh trong đời ác ở đương lai.

Có Phật, không có Phật nói bày Như Lai Kim Cương Tam Ma Địa Tự Tại Vô Ngại Quán Tathāgata vajra samādhīśvarāpratihata vicāra khải bạch với Đức Thế Tôn: Nguyện xin Đức Phật hứa cho con, nguyện xin Đức Như Lai nhận lấy Nguyện của con.

Đức Thế Tôn liền bảo: Này Ích Ý Bồ Tát! Nay ta hứa với ông Ích Ý Bồ Tát Ma Ha Tát liền nhập vào Tam muội samādhi.

Từ Định khởi dậy, khế hợp phát đại nguyện sâu kín đại từ đại bi của Chư Phật: Con vì tất cả Chư Thiên, chúng sinh hữu tình với các Bồ Tát trong đời vị lai: Có Phật, không có Phật… sinh ở ba đời thì con đều cứu giúp.

Lại nguyện cho tâm của con ngang bằng như hư không không có ngưng nghỉ, tận bờ mé vị lai, đồng với thân của nhóm loại chúng sinh, nhận chịu hết vô lượng sinh tử: Xuất hiện với ẩn mất, làm các đồng loại tiếp dẫn Quần Phẩm chúng sinh, nhiêu ích hữu tình khiến ra khỏi biển khổ luân hồi sinh theo bốn cách trứng, thai, ẩm thấp, biến hóa, tu nhập vào Bồ Đề Kim Cương Phật Địa Bodhi vajra buddha bhūmi.

Ích Ý Bồ Tát nói: Nếu trái ngược với thệ nguyện, dấy lên tâm tham dính năm dục với nhóm tình: Tham lam keo kiệt, ganh ghét đố kỵ, oán hận… tức con đã nói dối tất cả Bồ Tát, Chư Phật Như Lai ở mười phương.

Con sẽ phát nguyện từ nay về sau, cho đến khi thành Phật thường sẽ hộ trì đại nguyện của Chư Phật, tu hành phạm hạnh, tùy thuận giới trong sạch, xa lìa các lỗi lầm: Tội lỗi ác, nghiệp ác bất thiện… chỉ xin Đức Phật chứng minh cho đại nguyện của chúng con. Nguyện xin Đức Thế Tôn từ bi che giúp.

Nay con lại có lại phát đại nguyện: Nguyện cho thân tướng của con với danh hiệu của con. Kẻ chưa nghe tên của con thì nguyện được nghe, nếu người được nghe liền chứng Bồ Đề.

***