Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Du Già Kim Cương Tính Hải Mạn Thù Thất Lợi Thiên Tý Thiên Bát đại Giáo Vương

PHẬT THUYẾT KINH

ĐẠI THỪA DU GIÀ KIM CƯƠNG TÍNH

HẢI MẠN THÙ THẤT LỢI THIÊN TÝ

THIÊN BÁT ĐẠI GIÁO VƯƠNG

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

 Bất Không, Đời Đường
 

PHẦN MƯỜI SÁU
 

Ngay lúc đó, Đại Ca Diếp với nhóm Thanh Văn liền ở trước mặt Đức Như Lai với trước mặt Đại Sĩ Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát tức thời phát thệ, rộng hoằng đại nguyện mỗi mỗi y theo giáo chỉ của Đại Sĩ Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát, hồi hướng đại thừa, chí học quán của Du Già Tam Mật Pháp Môn Tam Ma Địa Thánh Tính.

Khi ấy, nhóm chúng Đại Ca Diếp liền ở trước mặt Đức Như Lai, cúi đầu mặt sát đất đỉnh lễ bàn chân của Đức Như Lai, lại nguyện: Xin Đức Thế Tôn nhận lấy ý của con cùng với người tiểu thừa chúng con. Nguyện cho phép bày tỏ, sám hối lỗi nghi ngờ Thọ Ký của đại thừa.

Tức ở trong Chúng Hội, lúc ấy Đức Thích Ca Như Lai liền cho phép nhóm chúng Đại Ca Diếp sám hối, thọ ký, khiến phát đại thừa.

Nhóm Ca Diếp lúc ấy phát nguyện xong, thời Đức Như Lai bảo rằng: Ông ở đời sau gặp đủ vô lượng vô số Chư Phật Như Lai, dần dần theo thứ tự tu học Du Già Tam Mật Kim Cương Bồ Đề Thánh Tính Giải Thoát, sẽ thành Phật Quả Buddhaphala, được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Cho nên, lúc đó tất cả Bồ Tát, Thanh Văn, bốn bộ với các đại chúng… hết thảy đều nhìn thấy thần lực tự tại, Thánh Tính vô ngại của Đại Sĩ Mạn Thù, chặt đứt tất cả sự nghi ngờ lớn của nhóm Ca Diếp, sẽ học đại thừa khiến mau vượt lên Phật Địa Buddha bhūmi.

Thế nên nhóm chúng Ca Diếp đồng phát đại nguyện: Lại nguyện cho chúng con đời đời gặp thẳng Chư Phật Thế Tôn, tu hành Đại Thừa Du Già Tam Mật, dần dần tập học, sẽ được thành Phật Vô Thượng Chánh Đẳng A Nậu Bồ Đề.

Tức lúc đó, Đức Thích Ca Như Lai vì Đồ Chúng Thanh Văn của Ca Diếp nói tu mười loại vô phạm giải thoát tính giới của đại thừa, vượt qua ba hữu ba cõi, Thánh Lực tự tại… Cõi Dục Kāma dhātu không có Định, chẳng nhiễm Cõi Dục.

Tại hai cõi bên trên chẳng trụ bốn Thiền Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền cũng chẳng y theo bốn không bốn Vô Sắc, bốn Không Xứ của Vô Sắc Giới, tu Như Lai Bí Mật Tam Ma Địa này tại ba cõi hữu Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới với Diêm Phù Đề Jambu dvīpa. Thế nên địa tu học của Bồ Tát hay trì giữ phạm hạnh Brahmacaryā.

Nếu người học Kim Cương Bí Mật Tam Ma Địa Vajra guhya samādhi tức được mau chóng ngầm thông với tâm của Phật, vượt qua ba đời. Ở Tam Ma Địa chẳng nhiễm Cõi Dục, chẳng trụ bốn thiền, chẳng chứng bốn không. Đây gọi là chẳng dính mắc ba hữu ba cõi, tên gọi là xuất thế Lokottara.

Thế nên, các chúng Thanh Văn của Ca Diếp đồng cùng nhau cúi lạy Đức Thích Ca Như Lai: Nguyện xin Đức Thế Tôn, nay vì chúng con nói giáo pháp đại thừa Tam Mật Thập Trọng Như Lai Trì Giới. hành Thanh Văn chúng con đều hồi hướng hết, tu nhập vào đại thừa Du Già Tam Mật Kim Cương Bồ Đề Như Lai Bí Mật.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền vì chúng Đại Ca Diếp diễn nói Bất Phạm Thập Trọng Đại Giới chẳng phạm vào mười giới lớn nặng.

Đức Phật bảo Ca Diếp: Như người của tiểu thừa trì giữ mười giới lớn nặng của Thanh Văn, nếu phạm vào mười tội lỗi nặng trong Luật Nghi Saṃvaraḥ thì mỗi mỗi từ nghiệp của thân miệng ý mà sinh ra tội ấy. Đối với việc trong hữu tướng còn phạm lỗi, vì chẳng thấy tâm, tâm tính tịch diệt, tự mỗi mỗi tính trong sạch.

Bởi thế thấy Tướng, chấp giữ việc, còn chảy rỉ mất lậu thất… đây gọi là phạm tội lỗi nặng của tiểu thừa, chấp pháp sinh tội, Kiến Thủ Dṛṣṭiparāmarśa: Kiến Thủ Kiến, chấp dính vào cái thấy phi lý của nhóm thân kiến, biên kiến, tà kiến phân biệt, nhiễm dính tâm tưởng chẳng thể buông lìa, thế nên chẳng thích ứng sinh lên Trời mà bị rơi vào địa ngục. Đây gọi là tiểu thừa Sự Pháp Lậu Thất Tỳ Ni Luật Tạng.

Như vậy, Bồ Tát đại thừa trì giữ pháp mười giới lớn nặng tức chẳng như thế.

Như Bồ Tát trì giới, thường ở đại thừa Mahā yāna, tâm hành Từ Maitra, Bi Kāruṇa, Hỷ Muditā, Xả Upekṣa cứu giúp tất cả hữu tình, soi thấy tâm tính vắng lặng yên tĩnh chẳng dấy động, lắng tâm thấy tính rốt ráo thanh tịnh, tức gọi là chân tính, không có nhiễm, không có dính mắc, chẳng lấy, chẳng bỏ, thế nên gọi là mười nặng của đại thừa, đại giới của Bồ Tát cũng lại như vậy.

Khi ấy, nhóm chúng Thanh Văn của Đại Ca Diếp thấy Đức Như Lai nói pháp mười giới lớn nặng của đại thừa thời tâm sinh quý ngưỡng, hồi hướng đại thừa: Nguyện xin Đức Như Lai chỉ dạy trao cho danh mục, đồ chúng chúng con sinh tin nhận sâu xa, sẽ tự phụng trì.

Thế nào gọi là đại thừa thập trọng thanh tịnh cấm giới được tên gọi là bất phạm bất phá phạm giới, chân tính vắng lặng yên tĩnh?

Ở trong thập trọng tính tính của mười giới nặng, thế nào là hay phạm, chẳng phạm của đại thừa?

1. Tất cả tâm pháp của Như Lai, tự tính của Kim Cương xưa nay thanh tịnh, rốt ráo tịch diệt Vyupaśama. Nếu Bồ Tát ở trong tính của đại thừa, hay biết mười giới nặng, hiểu tâm thanh tịnh chân thật chân tịnh, thấy rõ tâm tính không có nhiễm, không có dính mắc…thế nên, Bồ Tát hay trì giữ mười giới nặng. Đây tức gọi là bất hoại Tỳ Ni.

2. Tất cả tâm pháp của Như Lai, tự tính của ngã chướng chẳng thể đắc, xưa nay không có nhiễm. Bồ Tát trì giữ giới nặng trọng giới, tính của giới như hư không, chẳng thấy tâm tính, hiểu rõ vắng lặng yên tĩnh.

Khi Bồ Tát trì giữ giới nặng thời chứng thấy thể của tâm tâm thể, tính của cái ta ngã tính trống rỗng Śūnya: Không, không có Abhava: Vô, thế nên gọi là ra khỏi tất cả thể của các tướng có chư hữu tướng thể. Đây tức gọi là vô quá Tỳ Ni.

3. Tất cả tâm pháp của Như Lai, phiền não vọng tưởng xưa nay thanh tịnh.

Bồ Tát trì giữ giới nặng, đối với tính của tịnh thức sự nhận biết phân biệt trong sạch thật không có chỗ đắc, ở tâm thật không có chỗ đắc, Bồ Tát trì giới, chẳng thấy nơi tướng, chẳng thấy điên đảo, chẳng thấy bồ đề, chẳng thất thật tính tên gọi khác của chân như…thì gọi là tối thắng thật tính Tỳ Ni.

4. Tất cả tâm pháp của Như Lai, như như thật tế.

Ở trong thật tế Bhūta koṭi: lý thể của chân như chẳng thấy trì giới, chẳng thấy phá giới. Bồ Tát trì giữ giới nặng, tuy vậy nên nhìn.

Nên quán đất tâm Citta bhūmi: tâm địa thấy tính của thật tế, tính của tâm sáng sạch, chẳng thấy tính của giới, cũng không có trì giới, các kiến tạp nhiễm. Thế nên gọi là tâm tính thanh tịnh thông đạt Thánh Tính chân như Tỳ Ni.

5. Tất cả tâm pháp của Như Lai, Bồ Đề Thánh tính không có đến, không có đi cho nên gọi là Như Lai. Bồ Tát cần phải trì giữ giới nặng, được thấy thâm tính chân thật của Như Lai, tính chân thật ngang bằng như pháp giới, không có đến, không có đi, không có tướng tạo làm.

Bồ Tát hay trì giữ tịnh giới của Như Lai, thấy tâm tính của Phật ngang bằng như hư không, không có khác biệt. Thế nên gọi là Như Lai Pháp Thân Bồ Đề Thánh Tính, chân thật được tên gọi lả bất tư nghị Tỳ Ni.

6. Tất cả pháp trong sạch thuộc tâm tính của Như Lai xưa nay không có trụ, xưa nay không có nơi chốn, xưa nay không có dính mắc.

Bồ Tát trì giữ giới nặng, ở trong không có trụ chẳng thấy có tính phạm mười điều nặng. Khi Bồ Tát trì giữ giới này thời ở trong tâm tính không có dính mắc, mở rộng giáp vòng pháp giới, tràn khắp tất cả… như Lưu Ly trong sạch, bên trong bên ngoài sáng tỏ trong suốt. Tức đây gọi là vô tự tính tính tịnh Tỳ Ni.

7. Tất cả tâm pháp của Như Lai, ngang bằng như bờ mé của hư không, lìa các tướng, cho nên Bồ Tát hay trì giữ giới nặng, ở bờ mé hư không của tâm, chẳng thấy hay có tướng của phá giới, ở trong giới của Tính chứng được sự tinh khiết tự nhiên tính tịnh của con mắt Pháp Dharma cakṣus: Pháp nhãn, đây tức gọi là tịnh chư lục thức pháp nhãn Tỳ Ni.

8. Tất cả tâm pháp của Như Lai, pháp Dharma xưa chẳng sinh, nay tức không có diệt.

Khi Bồ Tát hay trì giữ giới nặng thời ở trong tính không có sinh Anutpāda: Vô sinh soi thấy trì giới: tâm tâm, Thánh Tính, thể lặng yên trong sạch, chẳng sinh chẳng diệt, liền chứng Phật Địa Buddha bhūmi, mau sẽ thành tựu Vô Thượng Bồ Đề Agra bodhi. Đây tức gọi là tam thế bình đẳng Tỳ Ni.

9. Tất cả tâm pháp của Như Lai, tức là chân như thật trí của Chư Phật, chẳng tất tất cả các pháp của hữu tướng.

Tại sao thế?

Vì tâm Tính của chúng sinh vốn là chân như Bhūta tathatā. Ở trong tính của chân như, nếu thấy trì giới thì gọi là hữu tướng, Bồ Tát chẳng thể giải thoát. Nếu hay chẳng thấy trì giới, chẳng chấp, chẳng dính mắc tất cả các tướng thì tức gọi là vô nhiễm giải thoát thanh tịnh Tỳ Ni.

10. Tất cả tâm pháp của Như Lai, rốt ráo không có tướng, lìa nơi tâm tưởng, thanh tịnh không có chướng ngại. Bồ Tát hay trì giữ mười giới nặng, ở tính trong sạch của giới, chẳng thấy có giới, chẳng thấy không có giới, được gọi là chứng lìa tất cả giới tướng chấp buộc của tiểu thừa Hīna yāna. Đây tức gọi là cứu cánh Tỳ Ni.

Thế nên, tất cả Chư Phật Như Lai, tất cả Bồ Tát do nương nhờ vào đại thừa Tỳ Ni Mahā yāna vinaya: đại thừa Luật Tạng này, trì giữ mười loại Thánh Tính không có tướng, mười giới lớn nặng rốt ráo thanh tịnh, lìa tất cả tướng, được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Tức lúc đó, Đại Ca Diếp lại vì đại chúng, bốn Quả Thanh Văn với các quỷ thần, tám Bộ Trời Rồng, đệ tử của bốn bộ, kẻ trai lành, người nữ thiện… đối trước Đại Hội, lại cùng với đại chúng thỉnh cầu Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai vì các đồ chúng một lần nữa khai mở, diễn nói: Xưa kia, Đại Sĩ Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát nhân ở trong kiếp nào, nhân vào thời của đời nào mà được gặp gỡ Chư Phật Thế Tôn.

Mở diễn giáo này: Tam Mật Pháp Môn Tam Thập Chi Tam Ma Địa Quán Đại giáo Vương Kinh?

Khi ấy, nhóm đồ chúng của Đại Ca Diếp bạch với Đức Phật rằng: Nguyện xin Đức Thế Tôn lại vì đại chúng chúng con xưng nói nhân duyên xưa kia của Đại Sĩ Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát.

Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai liền bảo đại chúng của Đại Ca Diếp rằng: Ta sẽ vì các ngươi phân biệt nói. Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát đã trải qua căng già sa vi trần số A tăng kỳ kiếp lâu xa, khi ở đời trước thời Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát gặp được Kim Cương Ngũ Đỉnh Tỳ Lô Giá Na Vajra pañca śikhin vairocana, năm Trí Tôn, năm Như Lai đồng thời ra đời.

Khi ấy ở trong Hội có một Đức Phật tên là Bất Không Thành Tựu Như Lai Amogha siddhi tathāgata. Lại nói thời ở đời xưa kia trong quá khứ, ở trong Thế Giới Diệu Tràng Su ketu lại có Đức Phật ra đời, hiệu là Tỳ Lô Giá Na Vairocana, năm Trí Thế Tôn.

Năm Như Lai cùng một lúc ra đời, trụ ở Hư Không Kim Cương Pháp Giới Ākāśa vajra dharma dhātu nói hư không Thánh tính khiến cho tất cả hữu tình chứng nhập vào bản tính Niết Bàn, tự tính tương ứng an lập Thánh Trí Ārya jñāna, đến chân như thật tính ở bờ bên kia.

Lại ở bên trong Kim Cương pháp giới, năm Phật Như Lai như vậy đồng thanh cùng nhau nói đại thừa Du Già Nhất Thiết Như Lai Bồ Đề Thánh Tính Tổng Nhiếp Nhất Thiết Pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa Mạn Trà La Kim Cương Quán Đỉnh Đại Giáo Du Già Thụ Pháp Vương Vị Kim Cương Bí Mật Tam Mật Môn Tam Thập Chi Tam Ma Địa Thánh Tính Quán.

Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát làm bậc Thượng Thủ Pramukha dạy bảo các Bồ Tát Ma Ha Tát, nhóm chúng của bốn Bộ với các hàng tất cả chúng sinh, kẻ trai lành, người nữ thiện.

Khi ấy khiến các nhân chúng vào đạo trường này, tu trì đại thừa, trao cho Du Già Kim Cương Bồ Đề Tam Mật Môn Tam Thập Chi Tam Ma Địa Thánh Tính Quán, được chứng Tam Bồ Đề Kim Cương Thánh Tính Đại Tịch Tam Muội, lại khiến cho Bồ Tát siêng năng hành tinh tiến.

Quán chiếu chân như thật tính của đất tâm, chứng không vô tướng vô nguyện pháp giới nhất tính tam muội, được nhập vào trăm ngàn Đà La Ni Môn, trăm ngàn Kim Cương Môn, trăm ngàn Tam Muội Môn, trăm ngàn giải thoát môn… thảy đều đầy đủ, đương lai được làm Phật Buddha, đồng thành Phổ Kiến Như Lai Samanta darśana tathāgata.

Thế nên, tức ngay thời của đời ấy.

Bấy giờ, Đức Bất Không Thành Tựu Như Lai ở trong đại chúng lúc đó bảo Đại Sĩ Mạn Thù Thất Lợi: Ông từ quá khứ lâu xa đến nay, gần gũi Đức Thế Tôn, cúng dường Chư Phật, tận nơi hư không, ngang bằng với pháp giới. Trải qua vi trần số kiếp, bất khả thuyết kiếp, trong Cõi Phật thấy Chư Phật, nghe chánh pháp.

Tức lúc đó, Đức Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát rằng: Này Thiện Nam Tử Kulaputra! Ông nên cùng với các đại bồ Tát Ma Ha Tát, nhóm chúng của bốn Bộ lần nữa thỉnh hỏi năm Trí Tôn Pañca jñāna nātha của nhóm Tỳ Lô Giá Na Vairocana.

Năm Như Lai Pañca tathāgata của Kim Cương Ngũ Đỉnh Vajra pañca śikhin diễn nói cho các Bồ Tát, nhóm chúng của bốn bộ chứng tu tâm địa, nhập vào Nhất Thiết Như Lai Du Già Kim Cương Bồ Đề Tam Mật Môn Tam Ma Địa Thánh Tính Quán.

Tu trì như thế nào để được thành Chánh Giác, Vô Thượng Bồ Đề?

Khi ấy, Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát nương theo Thánh Chỉ của Đức Phật, cùng với các Đại Bồ Tát, nhóm chúng của bốn bộ, làm nơi Thượng Thủ, đồng cùng nhau khải thỉnh năm Trí Tôn, năm Như Lai của nhóm Tỳ Lô Giá Na, cùng với nhau đồng diễn nói Du Già Bí Mật Kim Cương Pháp Môn.

Làm thế nào để tu chứng: Các đại bồ Tát với các nhóm chúng của bốn bộ tu học, chứng nhập vào Nhất Thiết Pháp Như Lai Đại Thừa Du Già Kim Cương Tam Ma Địa Thánh Tính Quán?

Bấy giờ, năm Trí Tôn, năm Như Lai của Tỳ Lô Giá Na đồng thanh cùng nhau nói, bảo ban, nói với Đại Sĩ Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát: Này thiện nam tử!

Chỉ có tất cả chúng sinh với đại bồ Tát Ma Ha Tát, nhóm đệ tử của bốn bộ: Tin tưởng sâu xa Du Già Kim Cương Bồ Đề Bí Mật Tam Ma Địa Pháp của Giáo Śāstra này, người đó chân thành thọ nhận, cần phải vứt bỏ quốc thành, vợ con.

Chẳng tiếc thân mạng, để cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề… tức được chứng nhập vào Như Lai Du Già Kim Cương Bồ Đề Bí Mật Tam Ma Địa Thánh Tính Quán này, tức được mau đạt tự tính trống rỗng trong sạch, Thánh Tính Kim Cương của cội nguồn, được thành Phật Quả Buddha phala, Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề Anuttara samyaksaṃbodhi.

***