Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Quán Tưởng Mạn Noa La Tịnh Các Nẻo ác

PHẬT THUYẾT KINH

ĐẠI THỪA QUÁN TƯỞNG MẠN

NOA LA TỊNH CÁC NẺO ÁC

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Pháp Hiền, Đời Tống
 

PHẦN HAI
 

Lại nữa, từ trái tim tưởng xuất ra chữ Cật lăng HRĪ?

KRĪṂ. Từ chữ Cật lăng?

KRĪṂ sinh ra Bạch Tản Cái Phật Đỉnh Như Lai có thân thuần màu trắng, đầy đủ tướng tốt, hào quang rực lửa sáng chiếu soi ba cõi, tay cầm cái lọng trắng, an vị ở cây căm phía Đông Bắc của bánh xe Mạn Noa La.

Ở vị trí cây căm của bánh xe như vậy, các Như Lai đều ngồi trên tòa hoa sen được hợp bằng mọi báu Chúng Bảo Liên Hoa Tòa.

Lại từ trái tim tưởng xuất ra Chân Ngôn chữ Hồng HŪṂ, Đát lãm TRAṂ?

TRĀṂ, Hột lăng HRĪṂ?

HRĪḤ, Ác AH. Từ Chân Ngôn này sinh ra bốn vị Bồ Tát thân cận. Thân sắc nghi tướng ấy với tướng của Thủ Ấn đều y theo Pháp Tắc, an vị ở bốn phương bàng bên ngoài bánh xe, ngồi trên vành trăng ở hoa sen.

Lại từ trái tim tưởng xuất ra nhóm tám vị Bồ Tát Hương, Hoa, Đăng, Đồ, Hý, Man, Ca, Vũ ở bên ngoài bánh xe Mạn Noa La. Thứ tự đều y theo Bản Vị ngồi trên tòa hoa sen.

Như vậy an trí xong, tiếp tụng Chân Ngôn là:

Án, tát lý phộc tăng tắc ca la ba lý truật đà đạt lý ma đế nga nga na, tam mẩu nột nga đế ma hạ na dã ba lý phộc lý, sa phộc hạ.

Lúc tụng Chân Ngôn này thời, lại quán tưởng sinh ra mười sáu vị Đại Bồ Tát của Nhóm Từ Thị Maitreya. Nhóm Bồ Tát đó ở bốn phương của Mạn Noa La đều an bày bốn vị trí.

Lúc mới khởi đầu, ở cửa Đông của Mạn Noa La. Thứ nhất an đặt Từ Thị Bồ Tát Maitreya, thân màu vàng, hào quang rực lửa sáng, tay phải cầm cây Long Hoa, tay trái cầm bình Quân Trì, ngồi kiết già trên vành trăng ở hoa sen.

Vị trí thứ hai, an đặt Bất Không Kiến Bồ Tát Amogha darśin, thân màu vàng, tay phải cầm hoa sen, tay trái để bên cạnh eo lưng, ngồi kiết già ở trên hoa sen.

Vị trí thứ ba, an đặt Trừ Nhất Thiết Tội Chướng Bồ Tát Sarva nīvaraṇaviskaṃbhin, thân màu trắng, hào quang rực lửa sáng, tay phải cầm móc câu, tay trái cầm bình Quân Trì, ngồi kiết già trên vành trăng ở hoa sen.

Vị trí thứ tư, an đặt Phá Nhất Thiết Ưu ám Bồ Tát śokatamo nirghatana, thân màu trắng vàng, hào quang rực lửa sáng, tay phải cầm cây gậy báu, tay trái nắm quyền để bên cạnh eo lưng, ngồi kiết già trên vành trăng ở hoa sen.

Lại nữa, ở cửa Nam của Mạn Noa La, an đặt bốn vị Bồ Tát.

Vị trí thứ nhất, an đặt Hương Tượng Bồ Tát Gandha hāstin, thân màu lục trắng, hào quang rực lửa sáng, tay phải nâng con Hương Tượng, tay trái để bên cạnh eo lưng.

Vị trí thứ hai, an đặt Dũng Mãnh Bồ Tát Śūra hay Śūraṃgama, thân như màu trăng pha lê trắng, tay phải cầm cây kiếm, tay trái nắm quyền để bên cạnh eo lưng.

Vị trí thứ ba, an đặt Hư Không Tạng Bồ Tát Ākāśa garbha, thân như màu hư không với màu trắng vàng, tay phải cầm hoa sen, trên hoa có Tạng Diệu Pháp, tay trái để bên cạnh eo lưng, hay giữ gìn tính hư không.

Vị trí thứ tư, an đặt Trí Tràng Bồ Tát Jñāna ketu, thân màu xanh đậm, tay phải cầm cây phướng báu Như Ý, tay trái nắm quyền để bên cạnh eo lưng. Bốn vị Bồ Tát đó đều ngồi kiết già ở trên hoa sen.

Lại nữa, ở cửa Tây của Mạn Noa La, an đặt bốn vị Bồ Tát.

Vị trí thứ nhất, an đặt Cam Lộ Quang Bồ Tát Amṛta prabha, thân như màu trăng, tay phải cầm bình Cam Lộ, tay trái nắm quyền để bên cạnh eo lưng.

Vị trí thứ hai, an đặt Nguyệt Quang Bồ Tát Candra prabha, thân màu trắng, tay phải cầm hoa sen hé nở, trên hoa có mặt trăng, tay trái nắm quyền để bên cạnh eo lưng.

Vị trí thứ ba, an đặt Hiền Hộ Bồ Tát Bhadra pāla, thân màu trắng đỏ, tay phải cầm báu Quang Minh rực lửa, tay trái nắm quyền để bên cạnh eo lưng.

Vị trí thứ tư, an đặt Xí Thịnh Quang Bồ Tát Jālinī prabha: Quang Võng Minh, thân màu đỏ, hai tay cầm Kim Cương Bán Nhạ La Vajra Paṃjala: Cái lưới Kim Cương.

Bốn vị Bồ Tát đó đều ngồi kiết già trên vành trăng ở hoa sen.

Lại nữa, ở cửa Bắc của Mạn Noa La, an đặt bốn vị Bồ Tát

Vị trí thứ nhất, an đặt Kim Cương Tạng Bồ Tát Vajra garbha, thân màu trắng xanh, tay phải cầm hoa Ưu Bát La Utpāla: Hoa sen xanh trên hoa có chày Kim Cương, tay trái để bên cạnh eo lưng.

Vị trí thứ hai, an đặt Vô Tận Ý Bồ Tát Akṣaya mati, thân như hoa Quân Na với như màu trăng, hai tay cầm bình Tri At Già, điều phục các chúng sinh.

Vị trí thứ ba, an đặt Biện Tích Bồ Tát Pratibhāna kuṭa, thân màu xanh lục nhạt, tay phải cầm hoa sen, trên hoa có Bảo Tích, tay trái nắm quyền để bên cạnh eo lưng.

Vị trí thứ tư, an đặt Phổ Hiền Bồ Tát Samanta bhadra, thân màu vàng, tay phải cầm cành cây báu, tay trái nắm quyền để bên cạnh eo lưng.

Bốn vị Bồ Tát đó đều ngồi kiết già trên vành trăng ở hoa sen. Mười sáu vị Đại Bồ Tát này có đủ đại từ bi, hay lợi ích chúng sinh.

Lại nữa, quán tưởng bốn vị Bồ Tát Hộ Môn thoạt đầu tưởng chữ Nhược JAḤ sinh ra Kim Cương Câu Bồ Tát Vajraaṃkuśa, thân như hoa Quân Na với như màu trăng, an vị ở cửa Đông của Mạn Noa La.

Tiếp tưởng chữ Hồng HŪṂ sinh ra Kim Cương Sách Bồ Tát Vajrapāśa, thân màu vàng, tay cầm sợi dây Kim Cương, an vị ở cửa Nam của Mạn Noa La.

Tiếp tưởng chữ Võng VAṂ sinh ra Kim Cương Tỏa Bồ Tát Vajrasphoṭa, thân màu đỏ, tay cầm cái khóa Kim Cương, an vị ở cửa Tây của Mạn Noa La.

Tiếp tưởng chữ Hô HĀ?

HOḤ sinh ra Kim Cương Linh Bồ Tát Vajra aveśa, thân như màu pha lê, tay cầm cái chuông Kim Cương, an vị ở cửa Bắc của Mạn Noa La.

Bốn vị Bồ Tát này có đủ đại từ bi, đều ngồi kiết già trên vành trăng ở hoa sen.

Pháp Quán Tưởng như vậy gọi là Tối Thượng Mạn Noa La Vương Tam Ma Địa, cũng có tên là Yết Ma Vương Tam Ma Địa. Thích Ca Sư Tử hiện trước mặt, an trụ tất cả Mạn Noa La tịnh các nẻo ác vì thấy chúng sinh ở trong mọi khổ nên dùng Pháp Bản Lai Xưa nay mà phân biệt nói.

Tiếp lại diễn nói tướng của Ấn với Chân Ngôn Nghi Quỹ.

Lúc muốn kết Ấn làm việc pháp thời trước tiên tụng Chân Ngôn này là:

Án, na mạc tát lý phộc nột lý nga để, ba lý du đạt na la nhạ dã đát tha nga đa dã, a la hạt đế tam miểu cật tam một đà dã đát nĩnh tha An, du đạt nễ du đạt nễ tát lý phộc bá ba, vĩ du đạt nễ truật đề tát lý phộc yết lý ma, phộc la noa vĩ truật đề, sa phộc hạ.

Thích Ca Sư Tử Tam Muội Ấn. Hai tay tác tướng Thiền định, nội tâm tưởng chân thật thì thành Ấn.

Kim Cương Phật Đỉnh Ấn cũng gọi là Kim Cương Kiên Lao Ấn. Tay gấp rút tác Kim Cương Phộc, để ngón giữa cùng dính đầu ngón thì thành Ấn.

Kim Cương Quang Minh Phật Đỉnh Ấn. Chẳng sửa Ấn trước, để hai ngón giữa như hình báu, lại sửa như hoa sen, như trước lại như hình Kim Cương, các ngón còn lại như ánh sáng rực rỡ. Lại sửa làm Hợp Chưởng chắp tay thành Ấn Pháp.

Ấn chẳng sửa tướng trước, dựng đứng hai ngón vô danh và hai ngón út, hai ngón trỏ làm hình hoa sen, dựng hai ngón giữa như Kim Cương Bán Nhạ La, chày Kim Cương để ở trái tim. Lại quán tưởng ở trên cổ sinh ra vành trăng hoa sen, tưởng Ấn ngay trên vành trăng thì thành Ấn. Lúc tác Pháp Ấn này thời tụng Chân Ngôn trước, cùng dùng chung đồng dụng.

Chuyển Pháp Luân Ấn là Thích Ca Phật Ấn, Xúc Địa Ấn, Thí Nguyện Ấn, Thiền Định Ấn, Vô Úy Ấn. Bốn Ấn như vậy y theo pháp thứ tự dùng.

Quang Minh Quang Phật Đỉnh Ấn cũng gọi là Tam Ma Địa Ấn. Tay phải như thế cầm cây gậy an ở trái tim, tay trái như thế cầm cây kiếm. Lại sửa, đem dựng đứng ngón trỏ của tay trái, duỗi giương ngón trỏ của tay phải. Lại đem hai tay cùng hợp lại như cái lọng thì thành Ấn. Dùng Chân Ngôn trước, mỗi mỗi đều tùy Ấn cùng dùng chung.

Đại Bồ Đề Ấn y theo Kim Cương Quán Tưởng Pháp với Giáo căn bản.

Tám vị Bồ Tát của nhóm Hương, Hoa, Đăng, Đồ, Hý, Man, Ca, Vũ với bốn vị Bồ Tát Hộ Môn đều y theo pháp mà dùng Ấn.

Tiếp đến mười sáu Đại Bồ Tát Ấn

Từ Thị Bồ Tát Ấn. Hai tay tác Kim Cương Quyền cùng hợp nhau, sửa duỗi hai ngón trỏ, ngón giữa hơi co như cầm bông hoa thì thành Ấn.

Bất Không Kiến Bồ Tát Ấn. Tay trái nắm quyền để bên cạnh eo lưng, tay phải duỗi giương ngón trỏ, ngón giữa như hình con mắt thì thành Ấn.

Trừ Nhất Thiết Tội Chướng Bồ Tát Ấn. Hai tay tác Kim Cương Quyền, duỗi hai ngón trỏ, hơi co như móc câu thì thành Ấn.

Phá Nhất Thiết Ưu Ám Bồ Tát Ấn. Tay trái nắm quyền để bên cạnh eo lưng, tay phải như thế cầm cây trượng báu thì thành Ấn.

Hương Tượng Bồ Tát Ấn. Tay trái nắm quyền để ở lỗ rốn, tay phải như thế cầm hoa sen thì thành Ấn.

Dũng Mãnh Bồ Tát Ấn. Tay trái tác Kim Cương Quyền để bên cạnh eo lưng, tay phải như thế cầm cây kiếm thì thành Ấn.

Hư Không Tạng Bồ Tát Ấn. Tay trái tác Kim Cương Quyền để trên trái tim, tay phải cũng tác Kim Cương Quyền xoay chuyển theo bên phải trên hư không thì thành Ấn.

Trí Tràng Bồ Tát Ấn. Hai tay tác Kim Cương Quyền, lại sửa tay phải như thế cầm cây phướng thì thành Ấn.

Cam Lộ Quang Bồ Tát Ấn. Hai tay như thế cầm bình Át Già thì thành Ấn.

Nguyệt Quang Bồ Tát Ấn. Tay trái tác Kim Cương Quyền để trên bắp đùi, tay phải cũng tác Kim Cương Quyền để ở hông sường. Lại sửa duỗi quyền phải, đem ngón cái vịn ngón út như vành trăng thì thành Ấn.

Hiền Hộ Bồ Tát Ấn. Hai tay cùng hướng ở trên trái tim như tướng hoa sen hé nở thì thành Ấn.

Xí Thịnh Quang Bồ Tát Ấn. Hai tay tác Kim Cương Quyền, lại sửa như Giáp Trụ để trước ngực thì thành Ấn.

Kim Cương Tạng Bồ Tát Ấn. Tay trái tác Kim Cương Quyền để cạnh eo lưng, tay phải cũng tác Kim Cương Quyền để trên trái tim, lại duỗi dựng đứng ngón giữa của tay phải thì thành Ấn.

Vô Tận Ý Bồ Tát Ấn. Tay trái tác Kim Cương Quyền để trên trái tim, tay phải làm tướng thí nguyện thì thành Ấn.

Biện Tích Bồ Tát Ấn. Tay trái tác Kim Cương Quyền để ở lỗ rốn, tay phải làm tướng búng ngón tay thì thành Ấn.

Phổ Hiền Bồ Tát Ấn. Tay trái tác Kim Cương Quyền để ở eo lưng, tay phải nắm quyền như hình báu thì thành Ấn.

Như vậy các Ấn đều cùng với Chân Ngôn trước cùng dùng chung.

Hoặc dùng Tiêu Xí vật tiêu biểu. Nếu không có tiêu xí thì dùng Yết Ma ấn.

Nên biết rõ các tướng của Đại như vậy.

Lại nữa, nếu mới vào Mạn Noa La thời trước tiên, hai tay kết Kim Cương tụng Chân Ngôn để tịnh các tội trong thân.

Chân Ngôn là:

Á tát lý phộc, vĩ đốt phộc nhật la, a đề sắt tra na tam ma duệ, hồng.

Lúc tụng Chân Ngôn này thời dùng Ấn ấn trái tim, cổ, hai mắt, tam tinh, lỗ mũi, tai, eo lưng, đầu gối, hai bàn chân với nơi ẩn kín bộ phận sinh dục dùng để ủng hộ.

Lại tụng Chân Ngôn Câu Thủ Trung Nhất Thiết Tội Nghiệp.

Chân Ngôn là:

Án, du đà nễ tát lý phộc bá bá na dã, hồng.

Lại tụng Tịnh Thân Trung Nhất Thiết Tội Chân Ngôn là:

Án, tát lý phộc vĩ đốt tát lý phộc bá dã, vĩ du đà nễ, hồng phát tra.

Lại tụng Tịnh Nhất Thiết Ác Thú Chân Ngôn là: Án, tát lý phộc vĩ đốt đốt lỗ tra, hồng.

Thích Ca Phật Chân Ngôn là:

Án, tát lý phộc, vĩ đốt tát lý phộc phộc la noa, vĩ du đà nễ, mẫu, hồng, phát tra.

Kim Cương Đại Phật Đỉnh Chân Ngôn là:

Án, tát lý phộc, vĩ đốt hồng, hồng.

Bảo Sinh Phật Đỉnh Chân Ngôn là:

Án, tát lý phộc, vĩ đốt đát lãm, đát la tra.

Liên Hoa Phật Đỉnh Chân Ngôn là:

Án, tát lý phộc, vĩ đốt hột lăng.

Yết Ma Phật Đỉnh Chân Ngôn là:

Án, tát lý phộc, vĩ đốt ác ác.

Quang Minh Phật Đỉnh Chân Ngôn là:

Án, tát lý phộc, vĩ đốt án, án.

Bảo Tràng Phật Đỉnh Chân Ngôn là:

Án, tát lý phộc, vĩ đốt hồng, hồng.

Kim Cương Lợi Phật Đỉnh Chân Ngôn là:

Án, tát lý phộc, vĩ đốt đề, phát tra.

Bạch Tản Cái Phật Đỉnh Chân Ngôn là:

Án, tát lý phộc, vĩ đốt cật lê, phát tra.

Hý Bồ Tát Chân Ngôn là:

Án, tát lý phộc, vĩ đốt ma hạ phộc nhật lỗ nột bà phộc na na, ba la nhĩ đa, bố nhĩ, hồng.

Man Bồ Tát Chân Ngôn là:

Án, tát lý phộc, vĩ đốt ma hạ phộc nhật lỗ nột bà phộc thi la, ba la nhĩ đa, bố nhĩ duệ, đát lãm.

Ca Bồ Tát Chân Ngôn là:

Án, tát lý phộc, vĩ đốt ma hạ phộc nhật lỗ nột bà phộc sạn để, ba la nhĩ đa, bố nhĩ dã, hột lăng.

Vũ Bồ Tát Chân Ngôn là:

Án, tát lý phộc, vĩ đốt ma hạ phộc nhật lỗ nột bà phộc vi lý già, ba la nhĩ đa, bố nhĩ dã, ác.

***