Kinh Đại thừa
Bộ Niết Bàn
PHẬT THUYẾT KINH ĐẠI THỪA
THÁNH CÁT TƯỜNG TRÌ THẾ ĐÀ LA NI
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Pháp Thiên, Đời Tống
Như vậy tôi nghe có!
Một thời Đức Phật ngụ trong rừng Đại Cức thuộc nước Kiều Thướng Di cùng với chúng Đại Tỳ Kheo gồm có bốn trăm năm mươi người đều là chúng sở tri thức, Đại A La Hán và các Bồ Tát Ma Ha Tát, các chúng của Phật Pháp đều đến dự hội, cung kính vây quanh nghe Đức Phật nói pháp.
Bấy giờ trong Hội có một vị trưởng giả tên là Diệu Nguyệt Sucandra trú ngụ nơi Đại thành Kiều Thướng Di. Vị trưởng giả như vậy có trí tuệ lớn, phương tiện khéo léo. Đông đầy quyến thuộc nam nữ, nô tỳ, tôi tớ đều có đủ căn lành, phát tâm đại thiện.
Lúc đó, Diệu Nguyệt trưởng giả đến quan sát Đức Thế Tôn và chỗ Phật ngự xong liền cung kính chắp tay, đỉnh lễ dưới chân Đức Phật rồi nhiễu quanh kinh hành trăm ngàn vòng và lui về một bên, an lành ngồi xuống.
Xong rồi, Diệu Nguyệt trưởng giả bạch với Đức Phật rằng: Thế Tôn! Ngày hôm nay con muốn thưa hỏi Đấng Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác.
Nay trong Tâm con có chút việc nghi, nguyện xin Đức Thế Tôn đại từ bi vô lượng, vì con mà nói Pháp để khai mở chỗ kết nghi của con.
Khi ấy, Đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn bảo Diệu Nguyệt trưởng giả rằng: Nay ta muốn biết tâm ông nghi ngờ điều gi mà cần phải hỏi. Nếu tâm ông đã nghi thì chẳng nên ôm chứa trong lòng làm chi.
Diệu Nguyệt trưởng giả nghe Đức Phật nói xong, lại bạch Đức Phật rằng: Thế Tôn! Như kẻ trai lành, người nữ thiện chịu sự nghèo túng thì làm thế nào để chẳng còn nghèo túng nữa?
Người bị nhiều bệnh tật phải làm sao để chẳng còn bệnh tật nào?
Bấy giờ, Đức Thế Tôn là Bậc có đủ Nhất Thiết Trí bảo Diệu Nguyệt trưởng giả rằng: Nay có phải ông vì sự nghèo túng nên ôm ấp sự nghi hoặc mà hỏi điều đó chăng?
Diệu Nguyệt trưởng giả bạch với Đức Thế Tôn rằng: Nay con chỉ vì sự nghèo túng! Bạch Đức Thế Tôn! Nay con chỉ vì sự nghèo túng! Xin Đấng Thiện Thệ hãy vì quyến thuộc, nam nữ, nô tỳ, tôi tở ở đông đầy trong nhà và vì con mà nói! Xin Đức Thế Tôn hãy dựa vào câu hỏi của con mà nói pháp.
Chúng sinh bị nghèo túng phải dùng phương tiện gì khiến cho xa lìa được sự nghèo khổ?
Chúng sinh bị nhiều bệnh phải dùng phương tiện gì khiến cho không còn bệnh não?
Phải làm thế nào để cho kho lương được tràn đầy vật dụng, tài bảo, lúa gạo … phục vụ cho cuộc sống?
Phải làm thế nào để được nhìn thấy điều yêu thích là: Vàng, bạc, ma ni, trân châu, lưu ly, loa bối, ngọc bích, san hô, xà cừ, kim cương, vật báu … kho tàng tràn đầy?
Khiến con đem bố thí vẫn không bao giờ hết?
Làm thế nào để cho quyến thuộc nam nữ lớn nhỏ trong nhà đều được tôn quý, tự tại?
Diệu Nguyệt trưởng giả tác bạch như vậy với Đức Thế Tôn xong.
Ngay lúc đó, Đức Phật bảo Diệu Nguyệt trưởng giả rằng: Vào vô số kiếp xa xưa ở dời quá khứ, trong đời ấy có Đức Phật ra đời tên là Trì Kim Cương Hải Đại Âm Thanh Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn.
Ta ở chỗ Đức Thế Tôn ấy nghe được Đà La Ni tên là: Cát tường trì thế. Nghe pháp đó xong, ta thường thọ trì đọc tụng, chí thành cúng dường và vì người khác diễn nói Đà La Ni đó.
Này Thiện Nam Tử! Nay Ta vì ông nói Đà La Ni này nhằm ủng hộ ông khiến cho hàng người chẳng thể làm hại được, hàng phi nhân cũng chẳng thể làm hại được, hàng Dược Xoa chẳng có thể làm hại được, hàng La Sát chẳng có thể làm hại được, hàng Tất Lệ Đa chẳng có thể làm hại được, hàng Tỳ Xá Già chẳng có thể làm hại được, hàng Ô Sa Đa La Ca chẳng có thể làm hại được.
Hàng Bố Đan Na chẳng có thể làm hại được, hàng Yết Tra Bố Đan Nẵng chẳng có thể làm hại được, loài ăn thứ đại tiện chẳng có thể làm hại được, loài ăn thứ tiểu tiện chẳng có thể làm hại được, loài ăn mọi thứ vật tịnh, vật bất tịnh cũng chẳng có thể làm hại được.
Diệu Nguyệt trưởng giả! Cát Tường Trì Thế Đà La Ni này, nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện được Đà La Ni này rồi đem đặt ở trong nhà cửa của mình hoặc cầm trong tay, cung kính cúng dường.
Hoặc dùng tâm suy nghĩ về Kinh Pháp đó. Hoặc được lắng nghe Kinh Pháp đó mà liền thọ trì, đọc tụng, cúng dường hoặc rộng vì người khác giải nói nghĩa thú thì kẻ trai lành, người nữ thiện này ngày đêm thường được vệ hộ an ổn vui thích vừa ý, ăn uống dư dật, được phước đức lớn.
Nếu hay cúng dường Cát Tường Trì Thế Đà La Ni Kinh này tức là cúng dường tất cả Bậc Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong ba đời: Quá khứ, hiện tại, vị lai.
Nếu hay y theo pháp thường ở trong thời khóa ban đêm niệm trì Đà La Ni này bốn biến thì người này liền được Chư Thiên đi đến vệ hộ cho vui vẻ ái lạc. Lại vì người này mà thân cận, tự đi đến giáng mưa thức ăn uống ngon ngọt thượng diệu.
Các hàng Thiên Chúng đối với các Như Lai đều mang tâm vui vẻ, đối với các Phật Pháp đều mang tâm vui vẻ, đối với trí vô tướng của Phật đều mang tâm vui vẻ, đối với hòa hợp chúng Chư Tăng đều mang tâm vui vẻ, đối với vị thầy nói pháp thuyết Pháp Sư đều mang tâm vui vẻ.
Đức Phật lại bảo Diệu Nguyệt trưởng giả rằng: Nay ta vì ông với tất cả chúng sinh đời vị lai khiến cho được sự an vui lợi ích lớn Liền nói Cát Tường Trì Thế Đà La Ni là:
1. Nẵng mô NAMO.
2. La Đát nẵng đát la dạ dã RATNA TRAYĀYA.
3. Nẵng mô NAMO.
4. Bà nga phộc đế BHAGAVATE.
5. Phộc nhật la đà la VAJRA DHĀRA.
6. Sa nga la SĀGARA.
7. Ninh lật khô sái dã NIRGHOṢĀYA.
8. Đát tha nga đá dã TATHĀGATĀYA.
9. Lật hạ đế ARHATE.
10. Tam miệu ngật tam một đà dã SAMYAKSAṂBUDDHĀYA.
11. Đát nễ dã tha TADYATHĀ.
12. Tố lỗ bế SURŪPE.
13. Tố phộc ná minh SUVADANE.
14. Bà nại lê BHADRE.
15. Tố bà nại lê SUBHADRE.
16. Bà nại la phộc để BHADRA VATI.
17. Tán nại la phộc để CANDRA VATI.
18. Măng nga lệ, măng nga lệ MAṄGALE MAṄGALE.
19. Tố măng nga lệ SUMAṄGALE.
20. Măng nga la phộc để MAṄGALA VATI.
21. A lệ ALE.
22. A tả lệ ACALE.
23. A tả bá lệ ACAPALE.
24. Ôn nậu già đá ninh UDGHĀTANI.
25. Ôn nễ dữu đát ninh UDYOTANI.
26. Ôn nậu tỵ ná ninh UDBHEDANI.
27. Ổ thế na ninh UCCHEDANI.
28. Tát đả phộc để ŚASYA VATI.
29. Đà nẵng phộc để DHANA VATI.
30. Đà ninh dã phộc để DHĀNYA VATI.
31. Thất ly mạt để ŚRĪ MATI.
32. Bát la bà mạt để PRABHĀ MATI.
33. A ma lệ AMALE.
34. Vĩ ma lệ VIMALE.
35. Minh lật ma lệ NIRMALE.
36. Lỗ lỗ RURU.
37. Lỗ lỗ RURU.
38. Lỗ lỗ phộc để RURU VATI.
39. Tố lỗ bế SURŪPE.
40. Tạt phả lệ CAPALE.
41. Măng nga lệ MAṄGALE.
42. A lật bán nẵng tất đế ARPANASTE.
43. Vĩ đát nẵng tất đế VITANASTE.
44. Yết vĩ nẵng tất đế AVINASTE.
45. Yết đát nẵng tất đế ATANASTHE.
46. Yết vĩ đát nẵng tất đế AVITANASTE.
47. Yết đà nẵng tất đế ADHANASTE.
48. Tức đa la nẵng tất đế CITRANASTE.
49. Vĩ thấp phộc kế thủy ninh VIŚVA KEŚINĪ.
50. Vĩ thấp phộc lỗ cẩm VIŚVA RŪPE.
51. Vĩ truật nẵng thủy VIŚVANAṂŚI.
52. Vĩ thuấn đà thí lệ VIŚUDDHA ŚĪLE.
53. Vĩ canh nê ninh VIGŪHANĪYE.
54. A nỗ đá lê ANUTTARE.
55. Áng củ lê AṂKURE.
56. Măng củ lê NAṂKURE.
57. Bát la bàng củ lê PRABHAṂKURE.
58. Vĩ la minh VIRAME.
59. Vĩ đà minh VIDHAME.
60. Độ minh DHUME.
61. Độ độ minh DHUDHU ME.
62. Ly ly minh DHIDHI ME.
63. Khư khư lệ KHAKHALE.
64. Xí xí minh KHIKHI ME.
65. Khô khô minh KHUKHU ME.
66. Đát đát lệ TATĀRE.
67. Đa la đa la TĀRA TĀRA.
68. Đát đát la, đát đát la TATĀRA, TATĀRA.
69. Đá la dã, đá la dã TĀRAYA TĀRAYA.
70. Phộc nhật lệ, phộc nhật lệ VAJRE VAJRE.
71. Phộc nhật lỗ bát minh VAJROPAME.
72. Tra kế, Tra kế ṬAKKE ṬAKKE.
73. Xá kế, Xá kế ḌHAKKE ḌHAKKE.
74. Ổ kế UKKE.
75. Vũ kế BUKKE.
76. Bạc kế NUKKE.
77. Nại kế DHUKKE.
78. Đạt kế KAKKE.
79. Đạt la kế VARAKKE.
80. A phộc lật đá ninh ĀVARTTANI.
81. Bát la phộc lật đá ninh PRAVARTTANI.
82. Phộc lật sái nê, phộc phật sái nê VARṢAṆI VARṢAṆI.
83. Ninh sắt bá nại ninh NIṢPĀDANI.
84. Phộc nhật la đà la VAJRA DHĀRA.
85. Sa nga la SĀGARA.
86. Ninh lật củ sái đát tha nga đá NIRGHOṢA TATHĀGATA.
87. Mạt lỗ sa ma la MANUSMARA.
88. Tát lật phộc đát tha nghiệt đá SARVA TATHĀGATA.
89. Tát để dã ma nỗ sa ma la SATYA MANUSMARA.
90. Đạt lật ma tát để dã DHARMA SATYA.
91. Ma nỗ sa ma la MANUSMARA.
92. Tăng già tát để dã SAṂGHA SATYA.
93. Ma nỗ sa ma la MANUSMARA.
94. Đát tra, Đát tra TAṬA TAṬA.
95. Bố la dã, bố la dã PŪRAYA PŪRAYA.
96. Bố la nê, bố la nê PŪRṆI PŪRṆI.
97. Tát lật phộc thương SARVA ĀŚĀ.
98. Tát lật phộc, tát đát phộc nan tả SARVA SATTVĀNĀṂCA.
99. Bà la,bà la BHARA BHARA
100. Măng nga lệ MAṄGALE.
101. Phiến đá mạt để ŚĀNTA MATI.
102. Truật bà mạt để ŚUBHA MATI.
103. Ma hạ mạt để MAHĀ MATI.
104. Măng nga la ma để MAṄGALE MATI.
105. Bát la bà phộc để PRABHĀ VATI.
106. Bà nại la phộc để BHADRA VATI.
107. Tố tán nại la ma để SUCANDRA MATI.
108. A nga tả, A nga tả ĀGACCHA ĀGACCHA.
109. Tam ma dã ma nỗ tam ma la SAMAYAM ANUSMARA.
110. Sa phộc hạ SVÀHÀ.
111. A phộc la noa ma nỗ sa ma la ĀVARAṆAM ANUSMARA.
112. Sa phộc hạ SVĀHĀ.
113. A đà la ma nỗ sa ma la A DHĀRAM ANUSMARA.
114. Sa phộc ha SVĀHĀ.
115. Bát la bà phộc ma nỗ sa ma la PRABHĀVAM ANUSMARA.
116. Sa phộc hạ SVĀHĀ.
117. Sa phộc bà phộc ma nỗ sa ma la SVABHĀVAM ANUSMARA.
118. Sa phộc hạ SVĀHĀ.
119. Địa ly để ma nỗ sa ma la DṚḌHIM ANUSMARA.
120. Sa phộc hạ SVĀHĀ.
121. Đế nhạ ma nỗ sa ma la TEJAM ANUSMARA.
122. Sa phộc hạ SVĀHĀ.
123. Nhập dã ma nỗ sa ma la JAYAM ANUSMARA.
124. Sa phộc hạ SVĀHĀ.
125. Vĩ nhạ dã ma nỗ sa ma la VIJAYAM ANUSMARA.
126. Sa phộc hạ SVĀHĀ.
127. Ngột ly ná dã ma nỗ sa ma la HṚDAYAM ANUSMARA.
128. Sa phộc hạ SVĀHĀ.
129. Tát lật phộc tát đát phộc ma nỗ sa ma la SARVA SATTVAM.
ANUSMARA.
130. Sa phộc hạ SVĀHĀ.
Bản Phạn ghi nhận bài Chú này là:
Namo ratnatrayāya.
Om namo bhagavate vajradharasāgaranirdhoṣāya tathāgatasyārhate samyaksaṁbuddhāya tadyathā Om śrī surūpe suvadane bhadre subhadre bhadravati maṁgale sumaṁgale maṁgalavati argale argalavati candre candravati ale acale acapale udghātini udbhedini ucchedini udyotini śasyavati dhanavati dhānyavati udyotavati śrīmati prabhavati amale vimale nirmale rurume surūpe surupavimale arcanaste atanaste vitanaste anunaste?
Avanatahaste viśvakeśi viśvaniśi viśvanaṁśi viśvarūpiṇi viśvanakhi viśvaśire viśuddhaśīle vigūhanīye viśuddhanīye uttare anuttare aṁkure naṁkure prabhaṁkure rarame ririme rurume khakhame khikhime khukhume dhadhame dhidhime dhudhume tatare tatare ture ture tara tara tāraya tāraya māṁ sarvasattvāṁśca vajre vajre vajragarbhe vajropame vajriṇi vajravati ukke bukke nukke dhukke kakke hakke ḍhakke ṭakke varakke āvarttini nivarttini nivarṣaṇi pravarṣaṇi vardhani pravardhani niṣpādani vajradharasāgaranirdhoṣaṁ tathāgataṁ anusmara anusmara sarvatathāgatasatyamanusmara saṁghasatyamanusmara anihāri anihāri tapa tapa kuṭa kuṭa pūra pūra pūraya pūraya bhagavati vasudhāre mama saparivārasya sarveṣāṁ sattvānāṁ ca bhara bhara bharaṇi śāntamati jayamati mahāmati sumaṁgalamati piṁgalamati subhadramati śubhamati candramati āgacchāgaccha samayam anusmara svāhā| svabhāvāmanusmara svāhā| dhṛtiṁ anusmara svāhā.
Sarvatathāgatānāṁ vinayaṁ anusmara svāhā hṛdayaṁ anusmara svāhā upahṛdayaṁ anusmara svāhā jayaṁ anusmara svāhā vijayaṁ anusmara svāhā.
Sarvasatvavijayamanusmara Svāhā|.
Lại nói Cát Tường Trì Thế Căn Bản Minh là:
1. Nẵng mô.
2. La đát nẵng đát la dạ dã.
3. Án.
4. Phộc tố đà lê.
5. Sa phộc hạ.
6. Án.
7. Thất ly phộc tố mẫu ninh.
8. Sa phộc hạ.
NAMO RATNA TRAYĀYA.
OṂ VASUDHĀRE SVĀHĀ.
OṂ ŚRĪ VASU MUṆI SVĀHĀ.
Tâm Minh là:
1. Nẵng mô.
2. La đát nẵng đát la dạ dã.
3. Án.
4. Phộc tố thất ly duệ.
5. Sa phộc hạ.
6. Án.
7. Thất ly.
8. Phộc tố ma để.
9. Thất ly duệ.
10. Sa phộc hạ.
11. Án.
12. Phộc tố.
13. Sa phộc hạ.
14. Án.
15. Lạc khất sô nhĩ phổ đá lạc ninh.
16. Phộc tố ninh duệ.
17. Sa phộc hạ.
18. Nẵng mô.
19. Phộc nhật la bá na duệ.
20. Thất ly duệ, thất ly ca ly.
21. Đà nẵng ca ly.
22. Đà ninh dã ca ly.
23. Sa phộc hạ.
NAMO RATNA TRAYĀYA.
OṂ VASU ŚRĪYE SVĀHĀ.
OṂ ŚRĪ VASU MATI ŚRĪYE SVĀHĀ.
OṂ VASU SVĀHĀ.
OṂ LAKṢMI BHŪTALANI VĀSINĪYE SVĀHĀ.
NAMO VAJRA PĀṆĀYE ŚRĪYE ŚRĪ KARE DHANA KARE DHĀNYA KARE SVĀHĀ.
Bản khác ghi nhận bài Tâm Minh như sau:
NAMO RATNA TRAYĀYA.
OṂ VASU ŚRĪYE SVĀHĀ.
OṂ ŚRĪ VASU MATI ŚRĪYE SVĀHĀ.
OṂ VASU SVĀHĀ.
OṂ LAKṢMI PUTRA NIVĀSINĪYE SVĀHĀ.
NAMO VAJRA PĀṆĀYE ŚRĪYE, ŚRĪ KARI, DHANA KARI, DHĀNYA.
KARI SVĀHĀ.
Đức Phật lại bảo Diệu Nguyệt trưởng giả rằng: Cát Tường Trì Thế Đà La Ni này có uy đức lớn. Nếu các ông hay tùy thời trì tụng thì hết thảy mọi nạn về bệnh tật, đói kém, mất mùa, Thiên thọ đều chẳng có thể xâm phạm được.
Nếu lại có người ở ngay trong nhà cửa của mình, hoặc nhà người khác, hoặc tùy nơi cư ngụ mà cúng dường Trì Kim Cương Hải Đại Âm Thanh Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác và chí tâm trì niệm Cát Tường Trì Thế Đà La Ni này, đầy đủ mọi thứ cúng dường trong sáu tháng. Như vậy, tùy theo điều cầu nguyện với việc tăng ích đều được thành tựu.
Nếu lại có người y theo Pháp chọn lựa nơi thanh tịnh hoặc trong kho lương dùng Bạch Đàn hương xây dựng Tứ phương Man Noa La. Xong, thỉnh triệu, cúng dường Trì Kim Cương Hải Đại Âm Thanh Như Lai với tất cả Phật, Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát, các hàng Bồ Tát, Thánh Chúng.
Thường ở ban đêm chí tâm niệm Cát Tường Trì Thế Đà La Ni khiến cho không bị gián đoạn cho đến lúc thành tựu thì kẻ trai lành, người nữ thiện này liền được người có Uy Đức lớn đi đến giáng phước giúp đỡ, tùy theo điều cầu nguyện khiến cho được mãn túc tất cả tài vật, lúa gạo, vàng bạc, trân bảo. Tất cả việc khủng bố nhiễu loạn đều được tiêu trừ.
Này Diệu Nguyệt trưởng giả! Nếu các ông hay tinh tiến thọ trì, niệm Cát Tường Trì Thế Đà La Ni này mà hay rộng vì người khác giải nói thì hay khiến cho ông ngày đêm được sự lợi ích an vui trên cõi đời và cõi nhân gian.
Diệu Nguyệt trưởng giả ca ngợi rằng: Lành thay! Đức Thế Tôn khéo nói.
Diệu Nguyệt trưởng giả ở nơi Đức Thế Tôn lắng nghe được Cát Tường Trì Thế Đà La Ni đó xong thì tâm sinh ái lạc, vui mừng hớn hở, sắc mặt tươi vui đỉnh lễ dưới chân Đức Phật rồi bạch với Đức Phật rằng: Thế Tôn! Cát Tường Trì Thế Đà La Ni này. Từ nay về sau con vĩnh viễn không để cho quên mất, mà luôn ghi nhớ, thọ trì, đọc tụng, giải nói nghĩa ấy, cúng dường cung kính và vì người khác diễn nói Pháp đó.
Lúc đó, trong nhà của Diệu Nguyệt trưởng giả, trong khoảng thời gian bằng các búng tay, đột nhiên có mọi thứ vàng bạc, trân bảo, lúa gạo, tài vật tràn đầy các kho lương.
Bấy giờ Diệu Nguyệt trưởng giả chiêm ngưỡng Đức Thế Tôn không hề chớp mắt rồi lại nhiễu quanh hàng trăm ngàn vòng, đỉnh lễ dưới chân Đức Phật rồi lui ra.
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo A Nan Đà rằng: Ngay hôm nay ông hãy đến ngôi gia của Diệu Nguyệt trưởng giả rồi vào trong nhìn xem có bao nhiêu thứ tài vật, lúa gạo, vàng bạc, châu báu đã tràn đầy trong mọi kho lương, kho tàng của trưởng giả ấy chưa?
Khi đó, A Nan Đà nghe lời Đức Phật dạy xong, liền mau chóng đi đến ngôi gia của Diệu Nguyệt trưởng giả nơi Đại thành Kiều Thướng Di. Đến nơi rồi, Ngài vào xem và nhìn thấy bao nhiêu thứ tài vật, lúa gạo, hộc thạc, vàng bạc, trân bảo, thảy đều tràn đầy trong mọi loại kho lương rộng lớn.
Lúc A Nan Đà đột nhiên nhìn thấy việc như vậy thì trong lòng kinh ngạc, mỉm cười và khởi tâm ái lạc, vui vẻ hớn hở.
Thời A Nan Đà tuân phụng lời dạy của Đức Phật xong liền quay về chỗ Đức Phật ngự, cúi đầu làm lễ dưới chân Đức Thế Tôn rồi bạch với Đức Phật rằng: Diệu Nguyệt trưởng giả dùng nhân duyên nào mà được phước rộng lớn như vậy?
Lành thay! Thế Tôn! Nguyện xin vì con mà diễn nói việc đó.
Đức Phật bảo A Nan Đà rằng: Diệu Nguyệt trưởng giả này có đại trí tuệ, vì hay phát tâm nhờ giữ vĩnh viễn không có quên mất, thọ trì, đọc tụng, cúng dường, cung kính, suy tư diệu lý, phát đại từ bi vì chúng sinh khác giải nói pháp đó, nên hay khiến cho ông ấy được công đức thù thắng chẳng thể luận bàn. Trong vô lượng đời thường vì Chư Thiên với người ở thế gian diễn nói pháp đó.
A Nan Đà! Đà La Ni này thật là điều hiếm có. Tất cả Thiên Ma, Đại Phạm Thiên Vương, Sa Môn, Bà La Môn chúng, Trời, Người, A Tố La … đối với Cát Tường Trì Thế Đà La Ni này thường nên phát Tâm tôn trọng cung kính chẳng nên khởi Tâm phá hoại, khinh chê.
A Nan Đà! Cát Tường Trì Thế Đà La Ni này, các Chú chẳng có thể phá hoại được. Nếu chúng sinh không có căn lành, chúng sinh kém phước thì dù có tai cũng chẳng được tạm nghe, huống chi có thể biết Đà La Ni này được ghi ở trong Kinh đó mà Tâm ghi nhớ. Miệng diễn nói thọ trì đọc tụng được.
Tại sao vậy?
Vì Cát Tường Trì Thế Đà La Ni này là nơi diễn nói của tất cả Như Lai. Là nơi gia trì của tất cả Như Lai. Là nơi mà tất cả Như Lai đồng ấn khả, giải thích, cúng dường, tôn trọng, khen ngợi. Là pháp tối thắng vi diệu rất khó giải bày. Tất cả Như Lai, mỗi một tâm đều không có sai khác, dùng một âm thanh diễn pháp này khiến cho các chúng sinh đều được giải rõ.
Nay Ta vì các chúng sinh chịu nhiều sự khổ vì nghèo túng, bệnh tật, cái ác khủng bố tất cả sự nhiễu loạn, việc không thể chịu nổi khiến cho người thọ nhận các điều ấy được sung túc, an ổn, khoái lạc.
Bấy giờ, A Nan Đà nghe Đức Phật nói về Cát Tường Trì Thế Đà La Ni này xong liền phát tâm ghi nhớ, thọ trì, đọc tụng, suy tư giải rõ, tôn trọng cúng dường. A Nan Đà từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo hở vai bên phải, quỳ gối bên phải sát đất chắp tay hướng về ban chân của Đức Phật.
Thời A Nan Đà kính lễ Đức Phật xong liền phát tâm chí thành, nói Nga Tha Gāthā đó mà ca ngợi rằng:
Chư Phật Thế Tôn khó luận bàn
Pháp do Phật nói khó luận bàn
Phát tâm hoan hỷ khó luận bàn
Thuận hiện thọ báo khó luận bàn
Thiên Nhân Sư trí nhất thiết trí
Đến bờ bên kia lìa sinh tử
Lễ quả vô thượng thành Pháp Vương
Nay con xưng tán pháp vô úy.
Lúc đó, A Nan Đà nói lời ca ngợi đó xong liền vui vẻ hớn hở bạch với Đức Phật rằng: Thế Tôn! Kinh này có tên gọi như thế nào?
Nay con phụng trì như thế nào?
Đức Phật bảo A Nan Đà rằng: Như lời ông hỏi thì Kinh này có tên Diệu Nguyệt trưởng giả Sở Vấn Kinh. Đắc Nhất Thiết Trì Bảo Kho Tàng Thọ Trì Pháp Kinh.
Lại có tên gọi là: Nhất Thiết Như Lai Sở Thuyết Cát Tường Trì Thế Đà La Ni Kinh. Các ông cần thọ trì như vậy.
Đức Phật nói kinh đó xong thì A Nan Đà với các Tỳ Kheo, Bồ Tát Ma Ha Tát, tất cả Trời, Người, A Tố La, Càn Đạt Phộc … của thế gian đều rất vui vẻ, tin nhận, phụng hành, làm lễ rồi lui ra.
***