Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì Quảng đại Thành Tựu Du Già

PHẬT THUYẾT KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA

THÀNH PHẬT THẦN BIẾN GIA TRÌ

LIÊN HOA THAI TẠNG BỒ ĐỀ TRÀNG

TIÊU XÍ PHỔ THÔNG CHÂN NGÔN

TẠNG QUẢNG ĐẠI THÀNH TỰU DU GIÀ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Pháp Toàn, Đời Đường
 

PHẦN MỘT
 

Người muốn kết Khế kính bạch Chư Phật Như Lai ba đời ở mười phương.

Chúng con là nhóm thấp kém, là kẻ phàm phu ngu độn. Tuy tay giữ Ấn này giống như loài muỗi kiến bám núi Tu Di, sợ không có thế lực.

Nguyện xin Chư Phật gia hộ cho chúng con, khiến cho con được thành Vô Thượng Chánh Giác, kết giữ Ấn này đồng với thế lực của Phật. Nói lời đó xong, chí thành lễ bái.

Cúi lạy Tỳ Lô Giá Na Phật

Hé mở mắt tịnh như sen xanh

Ta y Đại Nhật Kinh Vương nói

Cúng dường tiền của, mọi Nghi Quỹ

Làm thành thứ tự pháp chân ngôn

Như thế sẽ được mau thành tựu

Muốn ở đời này vào Tất Địa

Thọ học nơi thầy đồng phạm hạnh

Tất cả đừng ôm tâm hủy hoại

Chẳng tạo tâm ngu đồng hành pháp

Chẳng khởi hiềm hận nơi các Tôn

Như Thế Đạo Sư bậc thầy ở đời Khế Kinh nói

Hay giữ lợi lớn đừng quá giận

Một niệm nhân duyên đều đốt hết

Câu chi khoáng kiếp đã tu thiện

Vì thế ân cần thường lìa bỏ

Tâm tĩnh bồ đề, báu Như Ý

Hay mãn các nguyệt diệt trần lao

Tam muội trí niệm do đây sinh

Vì thế nay ta siêng thủ hộ

Lại thường đầy đủ đại từ bi

Cùng với hỷ xả vô lượng tâm

Gần nơi Tôn Sở thọ minh pháp

Quán sát tương ứng tác thành tựu

Trước lễ Tôn truyền giáo quán đỉnh

Thỉnh bạch chân ngôn, nơi tu nghiệp

Bậc Trí nương thầy liệu tính xong

Y theo địa phận, nơi thích hợp

Núi đẹp xen nhiều ngọn bằng phẳng

Mọi loại hang hốc giữa hai núi

Ở tất cả thời được an ổn

Sen súng, sen xanh điểm khắp ao

Bên bờ sông lớn, bãi sông con

Xa lìa người vật, mọi huyên náo

Cây cối xinh đẹp nhiều cành lá

Rất nhiều nhũ mộc cây có nhựa như sữa với cỏ lành

Hoặc các Như Lai Thánh đệ tử

Đã từng đi qua hoặc cư ngụ

Chùa Tháp, Lan Nhã, nhà Tiên xưa

Nên y theo nơi tâm ưa thích

Thương xót hữu tình vẽ đàn lớn

Đủ sức tịnh tuệ hay kham nhẫn

Đêm đó phóng dật đã sinh tội

An cần hoàn tịnh đều hối trừ

Tâm mắt nhìn quán thật rõ ràng

Năm Luân sát đất mà làm lễ

Quy mệnh Chánh Đẳng Giác mười phương

Ba đời tất cả đủ ba thân

Quy mệnh tất cả pháp đại thừa

Quy mệnh chúng bồ đề chẳng thoái

Quy mệnh các Minh, lời chân thật

Quy mệnh tất cả các Mật Ấn

Dùng nghiệp thanh tịnh thân khẩu ý

Ân cần vô lượng cung kính lễ.

Lễ ba lần, nhiễu quanh ba vòng rồi khen ngợi. Muốn đi ra cũng lại lễ tán ba lần.

Chân Ngôn là Trì Địa Ấn. Thủ Ấn có bốn tên. Tay phải là tay Trí tức là Tỳ Bát Xá Na. Tay trái là tay Định tên là Tam Muội, cũng gọi là Xả Ma Tha.

Án Nẵng mạc tát phộc đát tha nghiệt đa ca dã phộc cật chất đa phộc nhật la mãn na nam, ca lỗ nhĩ.

OṂ NAMAḤ SARVA TATHĀGATA KĀYA VĀK CITTA PĀDA VANDANĀṂ KARA UMI.

Con do vô minh đã gom chứa

Nghiệp thân khẩu ý tạo mọi tội

Tham dục sân si che lấp tâm

Nơi Phật, Chánh Pháp, Hiền Thánh Tăng

Cha mẹ, hai thầy, thiện tri thức

Cùng với vô lượng các chúng sinh

Lưu chuyển sống chết từ vô thủy

Gây tạo vô tận tội cực nặng

Đối trước mười phương Phật hiện tiền

Thảy đều sám hối chẳng làm nữa.

Xuất Tội Phương Tiện Chân Ngôn là Đại Huệ Đao Ấn.

Án Tát phộc bá ba tát bố tra ná ha nẵng, phộc nhật la dã saphộc hạ.

OṂ SARVA PĀPA SPHAṬ DAHANA VAJRĀYA SVĀHĀ.

Nam mạc mười phương Phật ba đời

Ba loại thường thân, tạng chánh pháp

Chúng đại tâm bồ đề thắng nguyện

Nay con đều chân chính quy y

Quy y chân ngôn là Phổ Ấn.

Án tát phộc một đà mạo địa tát đát noan thiết la noản nghiệt xa nhĩ phộc nhật la đạt ma hiệt lợi.

OṂ SARVA BUDDHĀ BODHI SATVANĀṂ ŚARAṆĀṂ GACCHAMI VAJRA DHARMA HRĪḤ.

Con tịnh thân này lìa bụi nhơ

Cùng thân miệng ý của ba đời

Số nhiều hơn bụi hơn biển lớn

Phụng hiến tất cả các Như Lai

Thí Thân chân ngôn là Độc Cổ Ấn.

Án tát phộc đát tha nghiệt đa bố nhạ bát la phộc lật đa nẵng dạ đát ma nam niết lý dạ đá dạ nhĩ tát phộc đát tha nghiệt đa thất giả địa để sắt xá đam tát phộc đát tha nghiệt đa nhạ nạn mê a vị thiết đổ.

OṂ SARVA TATHĀGATA PŪJA PRAVARTTANĀYA ATMĀNAṂ NIRYĀTA YĀMI SARVA TATHĀGATĀŚCA ADHITIṢṬATAṂ SARVA TATHĀGATA JÑĀNA ME ĀVIŚATU.

Tâm tĩnh bồ đề, báu thắng nguyện

Nay con phát khởi cứu quần sinh

Góp gom sinh khổ, ràng thân thể

Cùng với vô tri hại đến thân

Cứu nhiếp quy y khiến giải thoát

Thường làm lợi ích các hàm thức

Phát bồ đề tâm chân ngôn là Định Ấn

Án mạo địa tức đa mẫu đát bả na dạ nhĩ.

OṂ BODHI CITTAM UTPĀDA YĀMI.

Trong vô lượng Thế Giới mười phương

Các Chính Biến Tri, Chúng Đại Hải

Mọi loại lực phương tiện khéo léo

Với các Phật Tử vì quần sinh

Bao nhiêu phước nghiệp đã tu tập

Nay con tùy hỷ hết tất cả.

Tùy Hỷ Chân Ngôn là Quy Mệnh Hợp Chưởng, cũng gọi là Kim Cương Hợp Chưởng.

Án tát phộc đát tha nghiệt đa bản nhạ nhạ nẵng nỗ mộ nại na bố đồ mê già tam mộ nại la tát phả la ninh tam ma duệ hồng.

OṂ SARVA TATHĀGATA PUṆYA JÑĀNA ANUMUDANA PŪJA MEGHA SAMUDRA SPHARAṆA SAMAYE HŪṂ.

Nay con khuyến thỉnh các Như Lai

Tâm Đại Bồ Đề, Đấng Cứu Thế

Nguyện xin khắp cả giới mười phương

Thường kéo mây lớn tuôn mưa pháp

Khuyến Thỉnh chân ngôn là Phổ Ấn.

Án tát phộc đát tha nghiệt đa thê sái ninh bố nhạ mê già tam mộ nại la tát phả la ninh tam ma duệ hồng.

OṂ SARVA TATHĀGATA ADDHEṢAṆA PŪJA MEGHA SAMUDRA SPHARAṆA SAMAYE HŪṂ.

Nguyện khiến nơi phàm phu cư trú

Mau buông mọi khổ bám trên thân

Sẽ được đến nơi không nhơ bẩn vô cấu xứ

An trụ pháp thân giới thanh tịnh

Phụng thỉnh pháp thân chân ngôn là Phổ Thông Ấn.

Án tát phộc đát tha nghiệt đa nại thê sái dạ nhĩ tát phộc tát đát phộc hệ đa lật tha dã đạt ma đà đổ tất thể để lật phộc mạt đổ.

OṂ SARVA TATHĀGATA ADDHEṢA YĀMI SARVA SATVA HĪTA ARTHĀYA DHARMA DHĀTU STHITIRBHAVATU.

Tất cả thiện nghiệp tu hành được

Lợi ích cho tất cả chúng sinh

Nay con chân chính hồi hướng hết

Trừ sinh tử khổ đến bồ đề

Hồi hướng chân ngôn là Phổ Thông Ấn.

Án tát phộc đát tha nghiệt đa niết lý dã nẵng bố nhạ mê già tam mộ nại la tát phả la ninh tam ma duệ hồng.

OṂ SARVA TATHĀGATA NIRYĀTANA PŪJA MEGHA SAMUDRA SPHARAṆA SAMAYE HŪṂ.

Đây vào Phật tam muội trước để thừa sự pháp

Vì khiến thân tâm thanh tịnh khắp

Xót thương cứu nhiếp nơi ta người

Thân tùy chỗ ứng dùng an tọa

Rõ ràng đế quán Sơ Tự Môn Môn chữ A

Luân vi chung quanh vành xe chín vòng trắng tròn rỗng

Chính niệm vận tâm bốn vô lượng

Vào từ duyên khắp nơi sáu nẻo

Hữu Tình đều đủ Tạng Như Lai

Ba loại thân khẩu ý Kim Cương.

Dùng sức công đức ta đã tu đồng vào Phổ Hiền Pháp Giới Thân Đại Từ Tam Ma Địa Chân Ngôn là:

Án, ma hạ muội đát la dã sa phả la.

OṂ MAHĀ MAITRIYA SPHARA.

Tâm bi thương nhớ các hữu tình

Chìm đắm sinh tử, vọng phân biệt

Khởi phiền não ấy, tùy phiền não

Chẳng đạt lý chân như bình đẳng

Vượt quá hà sa các công đức

Dùng sức ba Mật ta đã tu.

Nguyện khắp ngang bằng Hư Không Tạng Đại Bi Tam Ma Địa chân ngôn là:

Án, ma hạ ca lỗ noa dạ, sa phả la.

OṂ MAHĀ KĀRUṆAYA SPHARA.

Tâm hỷ vô lượng khắp bốn loài tứ sinh

Xưa nay thanh tịnh như hoa sen

Phàm điều tu hành với hữu tình Đồng Chứng Quán Thế Tự Tại Thân Đại Hỷ Tam Ma Địa chân ngôn là:

Án Truật đà bát la mô ná, sa phả la.

OṂ ŚUDDHA PRAMODA SPHARA.

Tâm xả thanh tịnh khắp pháp giới

Lìa ngã, ngã sở với uẩn, xứ

Năng Sở bình đẳng, tâm chẳng sinh.

Tính tướng vốn lặng đồng không khố hư không khố đại xả Tam Ma Địa chân ngôn là:

Án Ma hộ bế khất sái, sa phả la.

OṂ MAHĀ UPEKṢA SPHARA.

Tiếp nên kết tam muội gia ấn định tuệ hai bàn tay chắp lại giữa rỗng, dựng thẳng không ngón cái như cây phướng hay mãn nhóm phước trí, ấy là tịnh trừ ba nghiệp đạo.

Chân Ngôn là dùng tam muội gia lúc đầu cho nên đồng với thân khẩu ý bí mật của Như Lai, bình đẳng cũng vì tự thọ dụng.

Cũng vì lập Đại Bi Thai Tạng Đàn, cũng vì gia trì quyến thuộc của Như Lai, cũng dùng Ngũ Xứ chân ngôn đều một biến hay trừ chướng đời trước dùng tịnh thân của mình, khiến cho thân trong sạch cho nên chướng bên ngoài cũng sạch nên các chướng đều chẳng thể nhập vào. Đây là Đại Hộ vậy.

Chư Phật cảnh giác mản ước nguyện ấy vậy. Do chẳng mở Pháp Ấn cho nên chẳng hợp lắng nghe tất cả các pháp. Nếu chẳng làm trước tiên thì chẳng hợp làm các pháp vậy.

Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam.

Quy mệnh tất cả Như Lai a tam mê vô đẳng, ấy là ba thân vậy đát lý tam mê ba bình đẳng, pháp báo hóa hợp làm một thân hóa chúng sinh tam ma duệ Tam Muội Gia sa phộc hạ.

NAMAḤ SAMANTA BUDDHĀNĀṂ ASAME TRISAME SAMAYESVĀHĀ.

Vừa kết Ấn này nên

Hay tịnh Như Lai Địa

Mãn Địa Ba La Mật

Thành ba pháp giới đạo

Tiếp kết pháp giới sinh

Tiêu xí của mật tuệ

Tịnh thân khẩu ý nên

Chuyển khắp ở thân phần.

Chân Ngôn ấy là dùng Tam Muội Gia thứ hai cho nên liền đồng với Như Lai gia trì thân đặc biệt của Tôn trong cung pháp giới. Lại vì thành tựu các Bồ Tát của thân pháp tính, lại vì làm việc của Tỳ Lô Giá Na A Xà Lê, lại vì gia trì quyến thuộc của Liên Hoa Bộ.

***