Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì Quảng đại Thành Tựu Du Già

PHẬT THUYẾT KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA

THÀNH PHẬT THẦN BIẾN GIA TRÌ

LIÊN HOA THAI TẠNG BỒ ĐỀ TRÀNG

TIÊU XÍ PHỔ THÔNG CHÂN NGÔN

TẠNG QUẢNG ĐẠI THÀNH TỰU DU GIÀ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Pháp Toàn, Đời Đường
 

PHẦN MƯỜI SÁU
 

Phổ Thế Minh Phi Chân Ngôn là: Phổ Ấn Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam. Lộ chủng tử ca lộ ca thế gian. Tức nghĩa là Ám Minh yết la dã tác làm tát phộc nỉ phộc tất cả Trời nẵng nga Rồng dược khất xoa, kiện đạt phộc, a tố la, nga lỗ noa Kim Xí khẩn nẵng la tiếng nhạc ma hộ la nga Chúng Đại Long Xà nễ đẳng, các bộ nhiếp ha lý nại dã nễ dã tâm yết la sái làm cho sáng dã nhiếp tâm của nhóm tám bộ vĩ chất đát la nghiệt đế mọi loại lối nẻo sa phộc hạ.

NAMAḤ SAMANTA BUDDHĀNĀṂ LOKA ALOKĀ KARĀYA SARVA DEVA NĀGA YAKṢA GANDHARVA ASURA GARUḌA KIṂNARA MOHĀRAGA DI HṚDĀYA ANYA AKARṢĀYA VICITRAGATI SVĀHĀ.

Này Bí Mật Chủ! Như vậy thượng thủ, các Như Lai Ấn từ tín giải của Như Lai sinh thượng thủ của nhóm này như các Ấn đã nói bên trên cho đến Đồ Cát Ni là sau cuối. Nếu rộng hết quyến thuộc của bộ loại thì số ấy vô biên như mười vạn bài Kệ của quản bản đã nói và bản này chỉ đề cử thượng thủ ấy như mực thước của đề cương tức đồng với tiêu xí vật tiêu biểu của Bồ Tát, số ấy nhiều vô lượng.

Lại nữa Bí Mật Chủ! Cho đến thân phần, cử động, trụ, dừng nên biết đều là Mật Ấn. Nơi chuyển của tướng lưỡi rất nhiều lời nói đạt lối nẻo của bí mật, hay tịnh tâm bồ đề. Vì dùng tâm tịnh cho nên thông đạt pháp bí mật.

Phàm mọi việc làm đều vì lợi ích điều phục chúng sinh tùy theo chỗ bố thí mà làm, không có chỗ nào chẳng tùy thuận uy nghi của Phật. Tất cả thân phần cử động, ban bố, làm không có gì chẳng phải là Mật An. Hết thảy ngôn ngữ đều là Chân Ngôn vậy.

Chính vì thế cho nên Bí Mật Chủ! Các Bồ Tát tu Hạnh Bồ Tát trong môn Chân Ngôn đã phát Tâm Bồ Đề cần phải trụ Như Lai Địa, vẽ Mạn Đồ La A Xà Lê nên thể giải pháp của nhóm Mật Ấn, Chân Ngôn, mỗi mỗi chẳng ngược với pháp tắc, tu lâu Du Già Quán Hạnh, tịnh nghiệp thân khẩu ý, thể giải hạnh của Pháp Môn ba mật bình đẳng tức là đồng với Chư Phật, Bồ Tát.

Lý Sự chẳng ngược nhau, khéo biết thứ tự. Lại chẳng lầm mất, nên biết đều được lợi lớn chẳng hư dối. Nếu khác với điều này đồng với việc bài báng Chư Phật Bồ Tát, vượt tam muội gia, quyết định đọa vào nẻo ác tất cả Như Lai đã lập bản thệ vì muốn làm khắp cho tất cả chúng sinh, mở tri kiến của Phật khiến cho thảy đều như ta, phương tiện lập pháp ấn này giống như Đại Vương của thế gian ban nghiêm sắc, giáo lệnh thì chẳng thể vượt qua.

Kẻ vượt qua ắt vướng trọng trách vậy. Thảy đều thuận giáo điển, xem xét cầu Kinh Pháp. Lại dò tìm Minh Sư đừng để tự mình sai lầm vậy.

Nếu chẳng thuận pháp tắc thời chỉ uổng phí công phu, quang cảnh hư hỏng đáng bị vứt bỏ. Rốt ráo không có chỗ thành chỉ chiêu lấy tội lâu dài không có lợi ích chi.

Nghi ngờ vật chẳng sạch

Đều quán chữ lam đốt

Làm việc gia trì thân

Thập lực minh mới ăn.

Nẵng mạc tát phộc một đà mạo địa tát đát phộc nam án, ma lan nại nê đế nhụ mang lật mật, sa phộc hạ.

NAMAḤ SARVA BUDDHA BODHI SATVĀNĀṂ OṂ BALIṂ DADA ME MAHĀ BALIḤ SVĀHĀ.

Tịnh ý tác niệm tụng

Số công hạnh chưa hết

Khoảng giữa chẳng gián đoạn

Hoặc nói hoặc nên ra

Hoặc do nơi phóng dật

Khiến số hạn chẳng hết

Liền thiếu chỗ thành tựu

Hoặc yếu ngữ nên quán

Chữ Lam RAṂ tại đầu lưỡi

Hoặc tập bộ mẫu minh

Giả sử ngữ bất gián lời nói chẳng bị gián đoạn.

Cầm châu tràng hạt để trên tim

Dư còn lại điều khác như tô tất địa

Mỗi một các Chân Ngôn

Tác tâm ý niệm tụng

Thở ra vào là hai

Thứ nhất thường tương ứng

Chữ A bày chi phần

Trì đủ ba Lạc Xoa ba trăm ngàn biến.

Phổ Hiền với Văn Thù

Chấp Kim Cương, Thánh Thiên

Hiện trước mặt xoa đỉnh

Hành giả cúi đầu lễ

Mau dâng nước át già

Ý sinh hương, vòng hoa

Liền được thân thanh tịnh

Xong phần hạn niệm tụng

Đặt châu tràng hạt vào chỗ cũ

Mới vào Tam Ma Địa Samādhi: Định.

Thực khoảng khoảng một bữa ăn từ định ra

Lại kết căn bản ấn

Chân ngôn bảy biến xong

Tiếp bày hư không nhãn

Dâng hiến nhóm hương hoa

Diệu già đà đẹp ý

Át già với phát nguyện

Nói cứu thế gia trì

Khiến đạo pháp nhãn biến

Trụ lâu khắp mọi nơi

Nên hợp kim cương chưởng

Tùy minh chạm khắp thân.

Mười vạn là một lạc xoa, một trăm vạn là một câu chi, một câu chi làm a dữu đa, một a dữu đa làm một na do tha, rộng như Kinh Hoa Nghiêm Gia Trì Cú Chân Ngôn là:

Nẵng mạc tam mạn đa bột đà nam tát phộc tha thắng thắng đát lăng đát lăng ngung ngung đạt lân đạt lân sa tha bà dã, sa tha bà dã một đà tát để dã phộc đạt ma tát để dã phộc tăng già tát để dã phộc sa phộc ca phộc hồng hồng phệ ná vĩ nê sa phộc hạ.

NAMAḤ SAMANTA BUDDHĀNĀṂ SARVATHĀ ŚAṂ ŚAṂ TRAṂ TRAṂ GUṂ GUṂ DHARAṂ DHARAṂ STHĀPAYA STHĀPAYABUDDHĀ SATYA VĀ DHARMA SATYA VĀ SAṂGHA SATYA VĀ SVĀKA VĀ HŪṂ HŪṂ VEDA VIDE SVĀHĀ.

Nan kham nhẫn đại hộ

Chuyển trái, giải đại giới

Hoàn trình tam muội gia

Bung tán trên đỉnh đầu

Tâm tiễn đưa Thánh Thiên

Năm luân sát đất lễ

Nên khải bạch Chúng Thánh

Các Như Lai hiện tiền

Các Bồ Tát cứu đời

Chẳng đoạn Đại Thừa Giáo

Đến địa vị thù thắng

Nguyện xin chúng Thánh Thiên

Quyết định chứng biết con.

Đều nên tùy chốn an sau lại thương xót đến Chân Ngôn là:

Án Cật lý đố phộc tát phộc tát đát phộc la tha tất địa nại đa dã tha nỗ nga nghiệt xa đặc phạm một đà vĩ sái diêm bố nẵng la nga ma nẵng dã đổ an, bát na ma tát đát phộc mục đã phụng thỉnh chư.

Tôn đều quay về nơi trụ, chẳng vì nơi của vô đẳng bản thệ mà lưu lại.

OṂ KṚTOVAḤ, SARVA SATVA ARTHA SIDDHIRDATTA YATHA ANUGĀGACCHATHAṂ BUDDHA VIṢAYAṂ PUNARĀGAMANĀYATU OṂ PADMA SATVA MUḤ.

Như trước ba Mật Hộ

Nhóm sám hối, tùy hỷ

Suy tư tâm Bồ Đề

Mà trụ thân tát đỏa

Nơi Thánh lực gia trì

Hạnh nguyện tương ứng nên

Trì minh truyền bản giáo

Không vượt tam muội gia

Thuận hành ở nơi học

Tất địa sẽ hiện tiền

Ta y đại nhật giáo

Mở bày hạnh du kỳ

Tu chứng phước thù thắng

Lợi khắp các hữu tình.

Đại Tỳ Lô Giá Na Thành Tựu Du Già có ba quyển do pháp toàn A Xà Lê trụ ở Chùa Thanh Long đã soạn tập cho nên gọi là Thanh Long Tự Nghi Quỹ.

Bản này do ba vị thầy từ giác, trí chứng, dung tuệ thỉnh về. Có điều bản khắc của ngày nay chưa dám quyết định là bản của vị thầy nào.

Nếu y theo an nhiên lục thì ghi là: Duệ đồng với bản trước, có điều dùng phần ghi chú bên dưới thì có khác, ắt là bản của tông duệ vậy.

Nếu y theo ghi chú trong nhất thiết phụng giáo Kim Cương Ngôn thì câu Khư Na Khư Na mà nói đây là bốn cái chữ đáng quý y theo Kinh thêm vào thời là bản của trí chứng.

***