Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh Diệu Cát Tường Bình đẳng Tối Thượng Quán Môn đại Giáo Vương

PHẬT THUYẾT KINH

DIỆU CÁT TƯỜNG BÌNH ĐẲNG

TỐI THƯỢNG QUÁN MÔN

ĐẠI GIÁO VƯƠNG

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Từ Hiền, Đời Tống
 

PHẦN BẢY
 

Bốn góc của đỉnh

Hai mắt phải trái

Hai tai phải trái

Tiếp chỉ mũi, lưỡi

Hai vai phải trái

Chỉ xong, tuyền đỉnh xoay vòng trên đỉnh đầu.

Xoay xong, đến ngực

Ngực xong, múa Ấn

Bên trên dùng chày

Phàm nơi được chỉ

Tưởng chử chủng trí

Của tám Bồ Tát

Như Kinh đã nói

Tiếp, chày Kim Cương

Chỉ hai bắp tay phải trái

Với môi trên dưới

Tiếp, rốn với dưới hạ thể

Tưởng chữ chủng trí

Của bốn Minh Vương

Tiếp, chỉ nơi tim

Với hai cẳng chân phải trái

Bắp đùi trái phải

Chỉ lóng trên lưng

Rồi chỉ phải, trái

Mặt hai bàn chân phương bên dưới

Lại chỉ ở đỉnh phương bên trên

Nơi dùng chày chỉ

Tưởng chữ chủng trí

Của sáu Minh Vương

Rồi cầm chuông, chày

Tiếng biểu biểu thị Bồ Tát

Biểu thị pháp ngữ

Chày biểu thị Phật

Biểu thị Phật Ấn

Ngầm niệm bí mật

Tùy cầu Chân Ngôn

Lại tưởng phần trên

Hăm bảy vị trí

Tùy phương tiến lực hai ngón trỏ

Xoay ba vòng, cột

Tùy cột Chân Ngôn

Ngầm niệm một biến tùy cầu

Chân Ngôn là:

Án châm, hồng, phộc nhật la, khất la.

OṂ. ṬUṂ HŪṂ VAJRA AGRA.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Bồ Tát Di Lặc rằng:

Đã cột niệm xong

Lại vào quán môn

Trước, tưởng trong đỉnh

Mà làm Đàn ấy

Liền tưởng an bày

Hoa sen trong đỉnh

Hoa ấy tám cánh

Ở trong hoa sen

Tưởng đất Kim Cương

Tưởng vành nhật nguyệt

Trên vành mặt trời nhật luân

Tưởng mười hai chữ

Trên vành mặt trăng nguyệt luân

Tưởng mười sáu chữ

Mẫu của chữ Phạn

Sinh ra các pháp

Chẳng thể đắc được

Trên vành trăng

Tưởng an chữ Án OṂ

Lại quán chữ Án

Tưởng làm Bồ Tát

Xuay lại rồi đi

Mười phương Thế Giới

Tùy ý cúng dường

Chư Phật, Thánh Hiền

Khá lâu rồi đến

Làm hình bánh xe

Lại tưởng thay đổi

Làm Tỳ Lô Phật Vairocana buddha

Còn Phật bốn phương

Thứ tự tưởng an

Thảy đều ngang đồng

Trước, tưởng chủng trí

Với tưởng Phạn hiệu

Kèm tưởng năm Ấn

Bốn Ba la mật

Theo bốn Phật làm

Rồi ở bốn góc

Ngồi tòa ba tầng

Không có vành trăng

Dưới đến Minh Vương

Thảy đều như vật

Chín vị trí trên

Ở viện thứ nhất

Nội bát Bồ Tát tám vị

Bồ Tát bên trong

Tưởng chữ Chủng Trí

Với tưởng mật hiệu

Kèm tưởng Ấn Khế

Ở viện thứ hai

Hai bên bốn cửa

Thứ tự chia bày

Ngoại thập nhị Tôn mười hai

Tôn bên ngoài

Mười vị Minh Vương

Cũng tưởng chủng trí

Với Mật hiệu ấy

Kèm tưởng Bồ Tát

Cầm vật đã hiến

Với tưởng mười phương

Minh Vương Ấn Tướng

Thứ tự sẽ nói

Đông Phương Minh Vương Ấn

Giới phương hai ngón vô danh cùng móc lưng

Thiền trí hai ngón cái vịn

Nhẫn nguyện hai ngón giữa

Co tiến ngón trỏ phải duỗi

Lực Độ ngón trỏ trái

Đàn tuệ hai ngón út tựa móc câu

Hướng bên trái thành Ấn

Răng nanh bậm môi dưới

Nghiêng mắt nhìn nơi Ấn

Chân trái tựa móc câu

Nghiêng chân phải đứng thẳng

Mà thành Câu Triệu Khế

Nam Phương Minh Vương Ấn

Giới phương hai ngón vô danh tiến

Lực hai ngón trỏ cùng móc lưng

Như trước, Thiền Trí hai ngón cái vịn

Nhẫn nguyện hai ngón giữa

Đàn tuệ hai ngón út như trước, cũng tự móc

Tướng khác đều đồng Đông Minh Vương

Tên hiệu cũng là Câu Triệu Ấn

Tây Phương Minh Vương Ấn

Đàn tuệ hai ngón út tiến lực hai ngón trỏ cùng móc nhau.

Thiền Trí hai ngón cái đè giới nhẫn ngón vô danh phải, ngón giữa phải phương nguyện ngón vô danh trái, ngón giữa trái

Ấn hướng bên trái an thế đứng

Tướng khác cũng như Đông Minh Vương

Tên hiệu gọi là Pháp Định Ấn

Bắc Phương Minh Vương Ấn

Giới phương hai ngón vô danh nhẫn nguyện hai ngón giữa hợp móc nhau

Tiến lực hai ngón trỏ móc nhau cũng như vậy

Thiền trí hai ngón cái tự trụ đầu ngón tay

Đàn tuệ hai ngón út hợp duỗi bên trái trán

Tướng khác đều động Đông Minh Vương

Hiệu là Giáng Phục Tự Tại Ấn

Đông Nam Phương Minh Vương Ấn

Đàn tuệ hai ngón út cùng móc lưng

Thiền trí hai ngón cái vịn nhẫn nguyện hai ngón giữa

Dựng giới phương hai ngón vô danh tiến lực hai ngón trỏ

An trí bên trái phía bên trái tim

Nghiêng mắt mà nhìn ngó

Tướng khác đồng Bắc Phương

Tên là Tối Thắng Ấn

Tây Nam Phương Minh Vương Ấn

Đàn tuệ hai ngón út móc bên trong

Co giới phương hai ngón vô danh vào chưởng lòng bàn tay

Nhẫn nguyện hai ngón giữa tựa hơi cong

Thiền trí hai ngón cái cũng hơi cong

Ngửa ấn hướng về miệng

Há miệng hiện nanh, râu

Trợn mắt mà ngó nhìn

Chân duỗi rộng, đứng thẳng

Hiệu gọi là khẩu ấn

Tây Bắc Phương Minh Vương Ấn

Thiền trí hai ngón cái vịn

Đàn tuệ hai ngón út

Sáu ngón kia dựng đứng

Hai tay giao chéo nhau

Bên phải đè bên trái

Trợn mắt nhìn ngay thẳng

Bặm môi, hơi đứng nghiêng

Tên là Đại Lực Ấn

Đông Bắc Phương Minh Vương Ấn

Hai tay chéo bên ngoài

Tướng Ấn như Tịnh Địa

Cắn thẳng vào môi dưới

Trợn mắt, nhìn thẳng ấn

Hai chân: Tướng đứng yên

Tựa rộng rãi, đứng thẳng

Hiệu là Vô Động Ấn

Hạ Phương Minh Vương Ấn

Hai tay chéo bên trong

Thiền Trí hai ngón cái vịn

Nhẫn nguyện hai ngón giữa

Tiến lực hai ngón trỏ hợp đầu ngón

Ngửa đầu ngón hướng xuống

Ấn tả phía bên trái của Ấn trợn mắt nhìn

Nghiêng cắn vào môi dưới

Giữ hữu bên trải nghiêng châng trái

Tên là Tồi Chướng Ấn

Thượng Phương Minh Vương Ấn

Chẳng sửa tướng Ấn trước

Nâng ngọn Ấn lên trên

Hướng Ấn bên trái trán

Trợn mắt như nhìn xuống

Tướng bặm môi với đứng

Đồng Hạ Phương Minh Vương

Mười Đại Minh Vương này

Cư ngụ viện thứ ba

Y vị trí, an bày

Mới thành Đỉnh Nội Đàn Đàn bên trong đỉnh đầu.

Đỉnh Nội Phật Đàn xong

Quán thân là Tỳ Lô Vairocana.

Rời quán, Niệm Phật Đàn Đến chữ Án: OṂ ngầm niệm.

***