Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh Diệu Cát Tường Bình đẳng Tối Thượng Quán Môn đại Giáo Vương

PHẬT THUYẾT KINH

DIỆU CÁT TƯỜNG BÌNH ĐẲNG

TỐI THƯỢNG QUÁN MÔN

ĐẠI GIÁO VƯƠNG

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Từ Hiền, Đời Tống
 

PHẦN BỐN
 

Tiếp theo, dùng một phần sinh phạn cho mười nghiệp bất thiện của đệ tử với dùng cái kéo cắt móng tay móng chân với phần cáu bẩn của đệ tử… để trong sinh phạn, an trước mặt đệ tử. Rung chuông niệm Nam Phương Minh Vương Chân Ngôn gia trì năm biến.

Dùng bông lúa đạo hoa đánh năm lần. Lại khi dùng bông lúa thời tay phải cầm cái chày kèm với bông lúa đánh lên thân của đệ tử diệt ba chướng trong thân đệ tử. Thầy quán đỉnh quán đỉnh Sư tự tưởng thân là Nam Phương Minh Vương.

Chân Ngôn là:

Bát la nghĩ dương đát củ hám.

PRAJÑĀM ATMAKA UHAṂ.

Tiếp theo, đốt dầu hạt cải trắng xông ướp ngượi thọ pháp, niệm Tây Phương Minh Vương Chân Ngôn gia trì năm biến, diệt ba nghiệp của ý. Quán đỉnh Sư tay phải cầm cái chuông với cái chày, tay trái cầm hạt cải, tưởng nghiệp của đệ tử như hạt cải, dùng lửa Kim Cương thiêu đốt, diệt không còn sót. thầy tự tưởng thân là Tây Phương Minh Vương.

Chân Ngôn là:

Bát nạp ma đát củ hám.

PADMĀTMAKA UHAṂ.

Tiếp theo, quán đỉnh Sư dùng tay trái thấm nước Kim Cương, tưởng tẩy rửa thân nhiễm dơ bẩn của đệ tử, đưa vào lửa Kim Cương thiêu đốt, diệt bốn nghiệp của miệng. Niệm Đông Nam Phương Minh Vương Chân Ngôn gia trì năm biến. Thầy tự tưởng thân là Đông Nam Phương Minh Vương.

Chân Ngôn là:

Án trá chỉ, khiết tra dã tát phộc bá dã tác yết la, hồng phát tra phát tra, đát la tra ngật la tra sa phộc hạ.

OṂ. ṬAKKI KHAṬĀYA SARVA BHAYA CAKRA HŪṂ PHAṬ PHAṬ. TRAṬ KṚTA SVĀHĀ.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn đã gia trì xong, liền bảo Bồ Tát Di Lặc Maitreya rằng: Các ông nguyện thọ nhận quán đỉnh. Trước tiên kết Mạn Noa La Đại Đàn rồi thọ nhận quán đỉnh.

Khi ấy, Đức Thế Tôn đã kết Đàn xong, liền nói Ngũ Như Lai quán đỉnh Chân Ngôn là:

Án, tuất nê dã đa, nghĩ dã nẵng, phộc nhật la, sa phộc bà phộc đáp ma cú hám.

OṂ. ŚŪNYATĀ JÑĀNA VAJRA SVABHĀVA ATMAKA UHAṂ.

Cửa Đông: Kim Cương Thủy quán đỉnh là Chân Pháp Vương Tử.

Cửa Nam: Bảo Liên Hoa Kim Cương Thủy quán đỉnh, được nghe Pháp bí mật tự tại không có ngăn ngại.

Cửa Tây: Trí Kim Cương Thủy quán đỉnh, đắc được ba nghiệp thanh tịnh viên mãn.

Cửa Bắc: Yết La Ma Kim Cương Ngũ Cam Lộ Thủy quán đỉnh, được vượt qua luân hồi, viên mãn pháp giới, nhận làm Sứ Giả của Phật.

Thọ nhận quán đỉnh ở bốn cửa xong, nhóm Bồ Tát Di Lặc vui mừng hớn hở, ân cần cảm tạ.

Đức Thế Tôn bảo rằng: Ta lại có Trung Phương Căn Bản Trí Kim Cương Thủy quán đỉnh hay chặt đứt hai chướng: Phiền não Kleśāvaraṇa, Sở Tri Jñeyāvaraṇa, hay chứng chân lý. Ông nên thọ nhận Nhóm Bồ Tát Di Lặc nghe nói như vậy, y theo sự dạy bảo liền thọ nhận quán đỉnh.

Liền nói Trung Phương Căn Bản Trí Kim Cương Thủy quán đỉnh Chân Ngôn là:

Án đát la ma đà đổ, phộc nhật la sa phộc bà phộc, đát ma cú hám.

OṂ. DHARMA DHĀTU VAJRA SVABHĀVA ATMAKA UHAṂ.

Thọ nhận quán đỉnh xong, nhóm Bồ Tát Di Lặc vui vẻ vô lượng, cùng nhau tự khen rằng:

Chúng con đời này được quả ấy

A nễ dã nhĩ, tát phả lăng, nhạ la hàm

Tinh tiến phúng tụng Thế Tôn Giáo

A nễ dã nhĩ, tát phả lăng đáp bả

Thường tập Như Lai Đại Chính Định

A nễ dã nhĩ, tát phả lăng địa dã nẵng

Đều hay lìa hẳn đường luân hồi

A nễ dã nhĩ, vĩ ninh mục cật lý đảng.

Lúc đó, nhóm Bồ Tát Di Lặc cùng nhau tự khen xong, rồi bạch Phật rằng: Thế Tôn! pháp môn Bí Yếu tối thượng này, Đức Phật được nghe ở đâu?

Đức Phật học với vị thầy nào mà y theo tu hành, được đại thần thông, được đại bồ đề?

Đức Thế Tôn bảo rằng: Các ông có đại trí tuệ đã hỏi như vậy.

Các ông hãy nghe cho kỷ! Ta sẽ vì ông nói.

Ở trong vô lượng kiếp quía khứ, ta cùng với Kim Cương Đại Bình Đẳng Bồ Tát, Kim Cương Đại Thân Bồ Tát, Kim Cương Đại Biện Bồ Tát, Kim Cương Đại Ý Bồ Tát, Kim Cương Đại Tam Ma Địa Bồ Tát, Kim Cương Đại Giáng Ma Bồ Tát làm bậc Thượng Thủ Pramukha với mười bảy vị Đại Bồ Tát kèm với vô lượng nhóm Bồ Tát, hướng đến chỗ của Đức Đại Tỳ Lô Giá Na Như Lai Mahā vairocana tathāgata nghe pháp như vậy, tác quán như vậy, bí mật tu hành thành Chánh Giác.

Chư Phật quá khứ nếu chẳng y theo pháp môn này thời chẳng do đâu mà được chứng nơi Bồ Đề.

Nhóm Bồ Tát Di Lặc nghe điều Đức Phật đã nói đều sinh vui vẻ, lại bạch Phật rằng: Thế Tôn đại từ đại bi nhìn thấy, xin rũ lòng thương xót. Con thề tu hành cầu Vô Thượng Giác. Nguyện xin Đức Thế Tôn phân biệt diễn nói pháp môn bí mật.

Đức Thế Tôn bảo rằng: Các ông hãy nghe cho kỹ! Ta sẽ vì ông nói. Ta sinh trong cung Vua, đến năm mười sáu tuổi, nhân dạo chơi bốn cửa, thấy sinh, già, bệnh, chết với thấy Sa Môn dạy bảo riêng, sáng tỏ rộng lớn được tỏ ngộ vô thường Anitya, luân hồi Saṃsāra chẳng ngừng nghỉ. Đến năm mười bảy tuổi, nửa đêm rời khỏi thành đi đến rừng Tất Bát La Pippala.

Ở trong rừng ấy: Mười hai năm khổ hạnh tu hành, trong mỗi một năm đều tu khổ hạnh khác nhau. Một năm ở trong rừng cầm giữ cái bát để ăn, trong rừng phần lớn có vị Thần cây Thụ Thần.

Một năm ăn rễ cỏ ấy, một năm ăn quả tạp ấy, một năm ăn lá cây tạp ấy, một năm ăn nước cốt hương ấy, một năm ăn Mạo Tất Để dã đây nói là quả trái trong nước, một năm ăn quả Cát Tường như Hương Đào ở đất này Trung Hoa, một năm ăn một hạt táo.

Một năm ba thời uống nước, một năm ở đưới gốc cây tập thiền chẳng đứng dậy, dùng bàn tay hái lá, quả để ăn. Một năm ngồi thiền ăn khí như thai tức ở đất này ngưng dùng thức ăn. Đến năm thứ mười hai, cực khổ tu hành vẫn chưa thành Chánh Giác.

Liền có nhóm Tỳ Bà Thi Phật Vipaśyin buddha ở quá khứ rũ đại từ bi sai vị đại đệ tử đến bảo ta rằng: Tôi là đại đệ tử của sáu Đức Phật quá khứ, phụng giáo sắc của Phật đi đến báo cho biết. Thái Tử như khổ hạnh này tu hành thì cuối cùng vẫn chẳng thể chứng vô thượng bồ đề.

Thái Tử mau lìa chỗ ngồi, ăm cháo sữa, trải qua một tháng lại đi đến chỗ ngồi của mình, ắt chứng Bồ Đề.

Nói xong đột nhiên chẳng nhìn thấy nữa. Ta liền y theo lời dạy, phụng hành lại đi đến khu rừng cũ bản lâm ngồi xuống, sau đó tự suy nghĩ, hướng lên.

Không trung bảo rằng: Tôi tu khổ hạnh mười hai năm vẫn chưa chứng bồ đề.

Lại có vị Thánh bảo tôi rằng: Tôi là đại đệ tử của sáu Đức Phật quá khứ… nên ngày nay đi đến khu rừng cũ, y theo hạnh nguyện nào làm pháp, pháp môn được thành Chánh Giác?

Nói xong thời sáu Đức Phật quá khứ ứng theo tiếng liền đến, rồi bảo rằng: Này đại thiện nam tử! Nếu thiết yếu thành Chánh Giác thì nên đến cây Bồ Đề Bodhivṛkṣa y theo khóa tụng quán môn bí mật của Chư Phật quá khứ tu hành trải qua mười hai tháng thời quyết định thành Chánh Giác.

Ta nghe nói điều này xong, y theo sự dạy bảo phụng hành quả chứng bồ đề. Các ông nếu chẳng y theo khóa tụng quán môn bí mật này tu hành thì cuối cùng chẳng thành nơi vô thượng bồ đề.

Nhóm Bồ Tát Di Lặc nghe như vậy xong thời phát tâm hiếm có, bạch Phật rằng: Thế Tốn Nguyện vì chúng con mau diễn diệu pháp. Chúng con ưa thích nghe.

Đức Thế Tôn bảo rằng: Các ông hãy nghe cho kỹ! Ta sẽ vì ông nói.

Phàm muốn tác quán tu môn bí mật, trước tiên dùng vật khí sạch chứa đềy nước sạch mới an ở trước mặt, tưởng nước sạch này như ao Nậu Đạt Anavatapta: Vô nhiệt não, vận tâm thỉnh đến mà làm việc Phật. Bên trong tưởng như lòng bàn tay của Đức Phật mà giáng xuống, niệm Thỉnh Thủy Chân Ngôn bảy biến.

Chân Ngôn là:

Án tố lỗ tố lỗ, vĩ tát la sa phộc hạ.

OṂ. SURU SURU VISĀRA SVĀHĀ.

Xong, dùng nước sạch này vận tâm gia trì, tưởng nước như ao sen trong sạch, niệm Chân Ngôn này bảy biến, dùng bàn tay phải quấy bảy vòng, tất cả nên dùng biểu thị cho kết tịnh.

Chân Ngôn là:

Án thú dịch dựng nậu số đà nẵng dã sa phộc hạ.

OṂ. ŚUDDHYA ANUŚODHANĀYA SVĀHĀ.

Tiếp theo, tưởng nước Cam Lộ của năm Đức Phật dùng tịnh sáu căn với tịnh ba nghiệp.

Chân Ngôn là:

Án vĩ ma lộ na địa, hồng tát.

OṂ. VIMALA UDADHI HŪṂ SAḤ.

Tiếp theo, tưởng nước Cam Lộ của năm Đức Phật an trong lòng bàn tay phải.

Tưởng nước trí này từ năm đầu ngón tay tuôn ra như năm Đức Phật giáng nước Cam Lộ xuống. Lại tưởng như năm dòng sông, niệm Chân Ngôn này ba biến gia trì, song tự quán đỉnh rưới rót lên đỉnh đầu. Tiếp theo, tự uống ba hớp, biểu thị cho tịnh năm nghiệp.

Năm nghiệp là thân do đất, nước, lửa, gió, hư không tạo thành. Trước tiên tịnh thân của mình rồi lễ Đức Phật. Đã lễ Phật xong, đem nước sạch lúc trước an ở bên trong cái bình, dùng Chân Ngôn này gia trì một trăm lẻ tám biến để ở trước mặt Phật.

Chân Ngôn là:

Án nghĩ dã nẵng, nại kiếm, a địa để sắt xá, sa phộc hạ.

OṂ. JÑĀNA NAIKAṂ ADHIṢṬA SVA MĀṂ.

Tiếp theo, đến trước mặt Phật an tâm mà ngồi, tưởng nơi Chư Phật, niệm Chân Ngôn này năm biến.

Chân Ngôn là:

Án tả lý, tức trí sa phộc hạ.

OṂ. CALE CITTI SVĀHĀ.

Tiếp theo, hai tay cài chéo nhau bên ngoài, để tâm lòng bàn tay đè lên đất, niệm Tịnh Địa Chân Ngôn ba biến, tưởng như đất Kim Cương.

Chân Ngôn là:

Án mạo a, khư.

OṂ BHŪḤ KHAṂ.

Tiếp theo, đem mười đầu ngón tay giao nhau rồi nắm lại, hở ở bên trong như hư tâm hợp chưởng, dựng thẳng thiền trí hai ngón cái hơi mở, an ở trước mặt, niệm Kim Cương Bảo Lâu Các Chân Ngôn ba biến, tưởng Ấn như lầu gác báu.

Chân Ngôn là:

Án phộc nhật la cú lỗ địa thấp phộc lý.

OṂ. VAJRA KRODHEŚVARĪ.

Tiếp theo, hai tay tác Kim Cương Phộc, dựng thẳng Nhẫn Nguyện hai ngón giữa ở trán, niệm chữ Án OṂ, tưởng chữ Án như thân của lầu gác báu.

Tiếp theo, hai tay tác Kim Cương Phộc, dựng thẳng nhẫn nguyện hai ngón giữa, co tiến lực hai ngón trỏ hơi mở, xoay đầu ngón theo bên trái ba vòng, niệm chữ A Ā, tưởng chữ A như báu trang nghiêm lầu gác của Phật.

Tiếp theo, hai tay tác Kim Cương Phộc. Trước tiên dựng thẳng nhẫn nguyện hai ngón giữa, co tiến lực hai ngón trỏ hơi mở, dựng thẳng Thiền Trí hai ngón cái hơi mở, dùng an ở trái tim, niệm chữ Hồng HŪṂ, tưởng chữ Hồng như hư không trong lầu gác báu.

Tiếp theo, hay tay cùng cài chéo nhau bên ngoàn, an ở rốn, ngửa lên hơi mở, niệm chữ Xá Tha, tưởng chữ Xá như đất báu tạp.

Tiếp theo, đem lưng hai bàn tay hơi giao nhau, dựng thẳng trước mặt, tưởng như bức tường giới hạn giới tường. Chẳng sửa Khế này, xoay theo bên trái ở cái đầu ba vòng, tưởng Ấn như bánh xe đập tan phiền não, niệm Kim Cương Kết Giới Chân Ngôn bảy biến.

Án phộc nhật la bát la ca lệ nẵng, phộc nhật la mãn đà nỉ nẵng Án châm, hồng, phộc nhật la la khất la.

OṂ. VAJRA PRAKAREṆA VAJRA BANDHANENA. OṂ ṬUṂ HŪṂ.

VAJRA RAKṢA.

Bên trên từ Tịnh Địa đến kết giới đều cầm chuông, chày tác Ấn dùng vậy.

Tiếp theo, tay trái cầm cái chuông, tay phải cầm cái chày, tác Liên Hoa Ấn để ngang trên đỉnh đầu lễ, rồi có thể dùng cái chày, ngửa bàn tay, dựng cái chày an ở rốn. Cái chuông an bên cạnh eo lưng. Niệm Kim Cương Linh Chân Ngôn năm biến.

Án phộc tố ma để phộc tố thất lý duệ thất lý già xá nỉ, na nỉ, đát đổ lý duệ a ngật lý tát sa phộc hạ.

OṂ. VASU MATI VASU ŚRĪYE. ŚRĪ GĀTHĀNĪ DĀDE SATŪRYE AGRI SAḤ SVĀHĀ.

Tiếp theo niệm Kim Cương Chử Chân Ngôn năm biến.

Án đạt la ma đà đổ nghiệt tỳ la đát nẵng phộc nhật la địa sắt xá nẵng địa sắt sỉ đế để sắt xá, sa phộc hàm, hồng.

OṂ. DHARMA DHĀTU GARBHE RATNA VAJRA ADHIṢṬANA.

ADHIṢṬITE TIṢṬA SVA MĀṂ HŪṂ.

Niệm Chân Ngôn, cầm cái chuông theo nghi thức thông thường, ném cái chày ba lần, rung chuông ba lần. Chia đôi chuông chày ấy an trí trong cái bàn, rồi dùng bàn tay phải rưới vảy nước sạch lúc trước. Chân Ngôn đồng với Thủy Đàn.

***