Kinh Nguyên thủy
Phật Thuyết Kinh Diệu Tý Bồ Tát Sở Vấn
PHẬT THUYẾT
KINH DIỆU TÝ BỒ TÁT SỞ VẤN
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Pháp Thiên, Đời Tống
PHẦN BA
PHÂN BIỆT TRÀNG HẠT
GIỮ GÌN TÂM XA LÌA CHƯỚNG
Lại nữa, do sự phiền não của các thứ tham dục hòa hợp với tâm mà nói là luân hồi saṃsāra.
Nếu trừ được căn bản phiền não ấy thì giống như ấy Pha Ti Ca Sphaṭika: Thủy tinh thanh tịnh nên luân hồi còn được gọi là giải thoát Vimukti.
Lại như trước vốn trong sạch, trong khoảng Sát Na bị nhiễm bụi bặm thành vẫn đục. Cũng như nguồn tâm tâm nguyên của hữu tình vốn trong sạch, trong khoảng Sát Na Kṣana bị vướng phiền não thành nhiễm ô.
Tiếp theo nói về sổ châu tràng hạt: Mālā tràng hạt có nhiều loại là: Hạt Bồ Đề, hạt Kim Cương, hạt Sen, hạt Mộc Hoạn, Xà Cừ, các thứ báu, thiếc, chì, đồng … tùy dùng một loại làm thành tràng hạt có 108 hạt. Được như vậy rồi, người hành trì tụng thường trân trọng giữ gìn.
Phàm lúc trì tụng, ở trước mặt Bản Tôn y theo pháp: Ngồi yên, điều phục các căn, ngồi thẳng thắn không được nghiêng ngả, trì niệm Bản Tôn với chân ngôn Mantra, Ấn Khế Mudra, thu nhiếp tâm ý không cho tán loạn, dùng tay phải cầm tràng hạt, ngửa tay trái đỡ. Cứ tụng chân ngôn một biến thì lần qua một hạt, biến số gia trì thường nên cố định đừng để cho thừa cho thiếu.
Pháp trì niệm: Chỉ mấp máy môi, đừng phát ra tiếng cũng đừng để lộ răng. Nhất tâm chuyên chú đừng để tán động. Tâm của phàm phu trong giới hữu tình giống như loài vượn khỉ hay tham dính các cảnh, vui thích chẳng chịu bỏ ví như biển lớn bị gió kích động sinh khởi các sóng chẳng thể tự yên.
Phàm phu nhìn cảnh trần cũng giống như thế. Do đó hành giả thường nên thu nhiếp tâm ý đừng để tán động, đừng để cho nguồn tâm tâm nguyên bị dậy sóng.
Người hành trì tụng, nếu bị mỏi mệt muốn ngủ gục và sợ bị mất niệm. Lúc ấy, hành giả nên đứng dậy đi kinh hành hoặc quán bốn phương để cho tâm thần thảnh thơi hoặc dùng nước lạnh rửa mặt rửa mắt cho tỉnh táo.
Xong, lại ngồi trì tụng hành giả nếu sợ lao khổ, tâm bị chuyển động liền khởi niệm rằng: Thân này không có chủ, do nghiệp báo mà có thân, nó không có chỗ dựa, tất cả nơi nơi đều bị nóng lạnh, đói khát, chấy rận, muỗi mòng... gây điều khổ não!
Biết đến bao giờ mới hết khổ được?
Lại nữa, nếu nhiều tham dục thì nên dùng pháp quán xương trắng với sự hư nát bất tịnh.
Nếu nhiều sân nộ thì quán pháp từ bi, nếu nhiều về Minh Prajñā: Trí tuệ thì quán pháp duyên khởi, nếu gặp oan gia Śatrū thì nên quán kẻ ấy như là người tri thức thân quen.
Hoặc nếu gặp trường hợp người tri thức thân quen đột nhiên trở thành kẻ oan gia thì hành giả sẽ thấu ngộ được cảnh oan gia thân thuộc. Do đó hành giả đừng nên khởi tâm phân biệt yêu ghét, hãy thường trụ ngay niệm bình đẳng không dính mắc.
Lại nữa, chẳng nên nói chuyện với người Lại cái bán nam bán nữ và người nữ.
Trong trường hợp nhìn thấy hay va chạm với cảnh đại tiểu tiện thì nên dùng nước tắm rửa cho sạch sẽ hoặc dâng hương hoa, đèn sáp tán thán cúng dường cho đến giữ giới tinh tiến trì tụng, tu hành tất cả Pháp Lành Kuśala dharma đồng thời đem tất cả công đức có được hồi hướng đến A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề Anuttarā samyaksaṃbuddha: Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác ví như mọi con sông đều chảy về biển, khi vào trong biển rồi đều trở thành một vị.
Cũng vậy, khi gom tất cả Nhân Lành đều hướng đến Quả Phật Buddhaphala thì vô lượng phước đức Puṇya sẽ tự nhiên tương tùy tụ lại. Ví như có người làm ruộng trồng lúa chỉ mong hạt chín chẳng bị hao tán, lúc được nhiều hạt lúa chín thì rơm rạ tự nhiên mà có. Cầu đến Quả Phật cũng giống như thế, tất cả phước lạc chẳng cầu ắt tự đến.
Lại nữa, người trì tụng chẳng nên vì điều nhỏ mà làm hại điều lớn.
Ví như có người đến thỉnh mời thì nên trả lời rằng: Chờ tôi tự trường thọ, đầy đủ tất cả niềm vui và tâm này được mãn túc. Lúc ấy tôi mới có thể làm thỏa mãn tất cả nguyện của hữu tình.
Lại nữa, hành nhân nên xa lìa tám Phápthế gian Aṣṭa loka dharma là: Xứng thiện Yaśa: Vinh.
Xứng ác Ayaśa: Nhục.
Được lợi Lābha: Lợi.
Mất lợi Alābha: Suy.
Ca ngợi Praśansa: Dự.
Hủy báng Nindā: Hủy.
khổ Duḥkha: Khổ, vui Sukha: Lạc đồng thời chẳng giữ các pháp ấy trong tâm cũng như biển lớn không giữ xác chết qua một đêm cho đến mỗi sát na chẳng chịu ở chung với xác chết. Lại như trong phòng đốt đèn thì phải ngăn ngừa gió, do đó nếu để đèn chập chờn sẽ dễ tắt, ngược lại nếu giữ đèn đứng yên thì tỏa ánh sáng rực rỡ.
Người trì tụng cũng vậy, nên trì tụng cần phải dũng mãnh gia hành như ngọn đèn đứng yên thì thiện pháp sẽ tăng trưởng.
Lại nữa, người trì tụng cần phải nhiếp tâm ý chẳng được vui đùa, ca múa, kiêu mạn, tà kiến, tà nhiễm, ganh gét, trễ nãi, lười biếng, mê ngủ, tham gia các cuộc hội vui, say mê tà luận với vô nghĩa luận, giận dữ, nói ác, nói hai lưỡi … các điều như vậy cần phải xa lánh.
Lại nữa, hành nhân chẳng được ăn thực phẩm dư thừa sau khi đã cúng dường, hoặc thực phẩm dư thừa của quỷ thần mà chỉ dùng được tam bạch sữa, lạc, gạo tẻ với trái cây, rau, sữa bơ, lúa mạch, miến, bánh, cặn bã dầu mè và các loại cháo nhừ.
Lại nữa, người trì tụng cần phải tinh cần ngày đêm trì tụng y theo pháp. Thường ở trước Phật, Pháp, Tăng với Thân Xá Lợi lưu lại mà cung kính tín phụng, trân trọng thành tâm sám hối, nguyện tất cả tội lỗi ngày trước đều được tiêu diệt. Mỗi lúc trì tụng, trước hết phải y theo pháp Thỉnh Triệu. Khi trì tụng xong, phải y theo pháp hồi hướng phát nguyện rồi sau đó mời Chư Tôn về Bản Cung.
Hoặc lúc nửa đêm, sau khi sắp sửa đi ngủ thì nên ở cạnh Bản Tôn, chẳng gần chẳng xa, rải cỏ Cát Tường lên mặt đất rồi nằm hoặc ngồi trên cỏ. Sau khi ngồi định, nên khởi tâm lợi lạc đến tất cả chúng hữu tình, tác quán Từ Maitra, Bi Kāruṇa, Hỷ Muditā, Xả Upekṣa… xong rồi mới đi ngủ.
***