Kinh Nguyên thủy

Phật Thuyết Kinh Diệu Tý Bồ Tát Sở Vấn

PHẬT THUYẾT

KINH DIỆU TÝ BỒ TÁT SỞ VẤN

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Pháp Thiên, Đời Tống
 

PHẦN MƯỜI MỘT

NÓI VỀ ĐƯỜNG LỐI THÙ THẮNG
 

Lại nữa, người hành trì tụng đối với hạnh đã tu, đừng sinh niệm nghi ngờ, nên dùng tám chánh đạo làm của giữ gìn. Hành đường lối này đối với hạnh chân ngôn sẽ quyết định được Tất Địa.

Lại nữa, ngày sau thường sinh vào nơi thắng diệu của nhân gian và Thiên Thượng. Chư Phật quá khứ nhờ tu hành đường lối này mới được thành Chánh Giác. Chư Phật Thế Tôn hiện tại vị lai cũng đều như vậy.

Dùng công đức đã tu về thân khẩu ý thường y theo lời Phật dạy chẳng sinh mệt mỏi. Tu hành như vậy gọi là chính nghiệp.

Dùng các thức ăn uống, thuốc thang, quần áo, giường chiếu, vật dụng… mà chẳng sinh tâm yêu mến đắm trước vào các vật thọ dụng thì gọi là chính mệnh.

Đối với mình đối với người, chẳng khen chẳng chê, mau lìa sự giận dữ như tránh đám lửa. Lại như con cọp mạnh mẽ thấy lửa thì kinh sợ. Sợ hãi các lỗi lầm thường khiến có thái độ như vậy. Đây gọi là chính hạnh.

Chẳng học xem tướng và việc cát hung của nam nữ. Chẳng học Thiên Văn, Địa Lý, Âm Dương cho đến việc hàng phục Rồng Giáng Long và điều phục voi ngựa, các nghề viết lách, tính toán, cung tên… hay mau chóng xa lìa lỗi này thì gọi là chính phân biệt.

Cho đến chẳng nên nói chuyện về quốc chính, phép Vua với địa phương, bàn luận về việc cùng nhau binh chiến, bàn luận về nơi chốn dâm dục với sự đắm trước của dâm nữ. Cũng chẳng bàn luận về các câu đố, các việc xưa cũ cho đến việc của ngôn luận, văn tự, chuyện vô ích của thế gian. Người hành trì tụng cần phải mau chóng xa lìa mọi thứ lỗi lầm như vậy.

Lại, nếu người trì tụng cầu Tất Địa, đến giai đoạn thành tựu. Lúc ấy, chẳng nên vào thành quách, thôn xóm, Tháp Miếu, Già Lam, cung quán, Thần Miếu với chỗ cư ngụ của ngoại đạo. Các nơi như vậy đều chẳng nên đến. Nếu vì việc trì tụng chẳng thể miễn được thì nên tìm một nơi Thắng Địa thanh tịnh.

Hoặc liền tìm riêng sườn núi, bờ ao, nhà trống hoặc Miếu Thần bỏ hoang. Hoặc dưới gốc cây, bờ sông cho đến cạnh suối, xa lìa các nơi ồn ào hỗn tạp, nơi không có người…chuyên tâm trì tụng.

Lại nếu trong một năm, chỉ trừ ba tháng Hạ lúc An Cư thời chẳng đi đến nơi khác. Nếu lúc nủa Xuân với thời khác thì tùy ý đi đến núi, rừng, suối, ao cho đến tất cả Thắng Xứ như trên để chuyên tâm trì tụng.

hành nhân nếu đã tu Pháp Tiên Hành, tụng đủ số rồi, nhưng lúc An Cư Kiết Hạ thì chẳng được tác pháp thành tựu.

Ví như lúc các Bật Sô Bhikṣu: Tỳ Kheo an cư kiết hạ thì tất cả chẳng được làm mà chỉ lặng lẽ ngồi yên. Người hành trì tụng cũng lại như vậy, tuy đối với việc trì tụng chẳng được gián đoạn nhưng phải sau khi mãn Hạ, như Pháp Hộ Thân rồi mới tác thành tựu.

Tiếp lại, người muốn cầu Tất Địa. Trì tụng đủ số thì nên làm Hộ Ma.

Làm Hộ Ma cũng như số lượng, ấy là: Tướng hoa sen, tướng tròn trịa, tướng tam giác, tướng có bốn mặt vuông. Nơi dùng của bốn loại như vậy khác nhau, nên cần phải bền lòng chế tạo như pháp.

Người muốn làm lò, trước hết tìm đất sạch hòa chung với Cù Ma Di làm bùn để tô trét lò. Lò nên có quai bền chắc, cũng nên ở bốn mặt làm tướng thềm bậc, là vị trí cúng dường Thánh Hiền.

Nếu tác việc thiện và cầu tài bảo cho đến Pháp Tức Tai và Pháp Kính Trọng Kính Ái thì nên làm lò tròn.

Nếu vì cầu tất cả mọi việc cho đến đối với loại Đồng Nữ hầu hạ thì nên làm lò Hoa Sen.

Nếu vì điều phục các Rồng với tất cả loài quỷ, hoặc khiến thiêu đốt hoặc khiến bị khổ thì nên làm lò có bốn mặt vuông.

Nếu vì tác Pháp ác muốn khiến cho kẻ oan gia sinh tâm sợ hãi bỏ chạy lánh xa chẳng dám đến gần thì nên làm lò Tam Giác.

Lò đã làm, cũng nên như pháp, y theo nghi thức chế tạo. Khi xong rồi, ở bốn mặt lò rải cỏ Cát Tường ứng với vật Hộ Ma và nên đặt dưới nền ở bên ngoài lò ngay nơi có Cù Ma Di xoa tô. Sau đó ở bên cạnh lò ấy rải mọi loại hoa, dầu thơm, hương đốt, các thức ăn uống… cúng dường Tam Bảo với Đại Kim Cương Tộc, Minh Chủ, chân ngôn Chủ của Bản Bộ. Cúng dường xong, sau đó đốt lửa ở bên trong lò.

Lửa đó chẳng được dùng miệng thổi mà dùng cây quạt để quạt lửa. Lửa cháy rồi, trước hết dùng hoa gạo hoặc dùng mè đem hòa chung với bơ Tô, tụng Bản Bộ Minh Chủ chân ngôn, một biến ném một lần. Bảy lần hoặc tám lần cho đến hai mươi lần ném vào trong lửa.

Đây gọi là Hộ Ma Cúng Dường Minh Chủ Cúng dường xong. Sau đó y theo Pháp Hộ Ma để cầu Tất Địa. Hành nhân trước tiên tự ủng hộ mình, dùng Pháp Phẫn Nộ Quân Trà Lợi chân ngôn, Chú vào cỏ Cát Tường hoặc bảy biến, tám biến cho đến hai mươi biến, kết làm sợi tơ quấn quanh nách.

Hộ Thân xong. Sau đó rải cỏ Cát Tường, ngồi hướng mặt về phương Đông. Đem Tô, Mật, Lạc hòa với hạt cải trắng đựng đầy trong vật chứa. Lấy củi sở dụng, tẩm hai đầu, tụng Bản chân ngôn, ném vào trong lửa, một lần tụng một lần ném. Khi lửa bắt đầu bén củi cháy mạnh thì quan sát để biết tướng Cát Tường hay chẳng Cát Tường.

Nếu lửa đó chẳng dùng quạt mà cháy tự nhiên, lại cháy to không có khói. Lại không có tiếng củi nổ, ngọn lửa chụm lại bốc về một phía bên phải như mặt trời chiếu soi không bị ngăn che, màu lửa như màu vàng hoặc như San Hô, hoặc rộng hoặc dài.

Nhiếu tướng trạng khác hoặc như cầu vồng, hoặc như chớp lóe, hoặc như đuôi chim Công, hoặc như đóa hoa sen, hoặc như cái muỗng Hộ Ma, hoặc như cái chày Kim Cương, hoặc như cái chỉa ba, hoặc như cây đao ngang, hoặc như phan phướng, hoặc như vòng xoắn ốc của bình Bình Loa hoặc như phất trần hoặc như cái xe.

Lại, hoặc như tiếng các nhạc khí: Trống, sáo… cho đến hơi thơm cũng như đốt bơ.

Nếu được mọi loại như vậy là tướng Cát Tường, nên biết mau được Tất Địa rộng lớn.

Lại nữa, nếu ban đầu lửa khó bén. Tuy lửa bén lại có nhiều khói, lửa ấy chẳng có thể cháy mạnh rộng lớn, dần dần nhỏ đi cho đến tắt hẳn. Giả sử lửa đó chẳng tắt và khói không có màu hồng đỏ. Lại như mặt trời ở trong đám mây chẳng thể chiếu sáng.

Hoặc được đám lửa bốc lên có dạng giống như đầu bò, hoặc có dạng như lừa ngựa. Hoặc củi liền nổ lớn bắn ra tia lửa như thiêu đốt hành nhân. Hoặc hơi lửa giống như thiêu đốt tử thi xác chết.

hành nhân nếu được tướng trạng này ắt biết rõ điềm chẳng lành, quyết chẳng thành tựu Tất Địa mong cầu. Hành nhân nên lấy hoa gạo, hạt cải trắng hòa chung với Tô Mật. Liền tụng Xích Thân Đại Lực Minh Vương chân ngôn với Uế Tích Phẫn Nộ Minh Vương chân ngôn làm Pháp Hộ Ma Homa thì tướng chẳng lành lúc trước tự nhiên chẳng hiện, tất cả đều tiêu diệt.

Lại nữa, hành nhân chẳng nên dùng dao cạo lông ba nơi, cũng chẳng nên dùng thuốc xoa cho rụng, cũng chẳng nên dùng tay nhổ bỏ. Ví như người cầm con dao bén, nếu không có trí tuệ sẽ mau bị tổn hại thân.

Nếu người trì tụng chẳng y theo nghi pháp thì chẳng những pháp không thành tựu, lại còn chiêu rước sự tổn hại mình.

Nếu hành nhân ấy trì tụng tu hành chẳng y theo Nghi Tắc, hoặc chẳng giữ giới, hoặc chẳng thanh tịnh. Dù cho vị Đại Minh Chủ kia chẳng nổi giận làm hại, nhưng bao nhiêu Thị Tòng Quyến Thuộc của Minh Chú ấy nhìn thấy lỗi lầm của người đó, liền gây sự tổn hại.

Lại nữa, người hành trì tụng nếu muốn trì tụng mau được Tất Địa thì hết thảy Nghi Tắc chẳng được khuyết phạm một mảy may, khiến cho ma chướng không có dịp gây hại.

Cần phải tùy theo sức bày biện mọi loại thức ăn uống, hương hoa, quả trái… nên cúng tế hàng Trời Deva, A Tu La Asura, Dược Xoa Yakṣa, Rồng Nāga, Yết Lộ Trà Garuḍa, Yết Tra Bố Đan Nẵng Kaṭapūtana, Càn Đạt Bà Gandharva, Bộ Đa Bhūta tất cả Quỷ Mỵ Grahā… để cầu ủng hộ chẳng gây chướng nạn.

Bày đủ các thức cúng tế rồi, liền nên thành tâm, mỗi mỗi kêu tên khải thỉnh đều giáng lâm, thọ nhận sự cúng dường, trợ giúp cho thành tựu.

Liền tụng Khải Thỉnh chân ngôn là:

Nễ phộc, A tô la, Dạ Xoa, Bộ cữu Nga, Tất Đà đá xoa dã, Tô ba la noa, Yết tra bố đát nẵng thất tả, Nghiễn đạt lý phộc, La Sát, Ngật la ha, Nhạ đa dạ thất tả.

Duệ kế tức bộ mạo vĩ nẵng, phiến đế nễ vĩ dã nễ dã, tất đới ca nhạ nỗ, tất lý thể vĩ đa lệ hám, khất lý đát phộc noa lệ vĩ nhạ noa ba dạ nhĩ đán đổ đát la nại nãi, sa hạ.

Bộ lý đát dã, tăng khế tô lỗ đát phộc, y hạ diễn đổ. A nỗ nga la hạ la thám dụ nhĩ bất lý sắt trí nhĩ vãn tế, bộ đa duệ, nan na nhĩ duệ tả tô la, la duệ số duệ mạo na dạ tất đế, la mãn nễ lý số nẵng nga lý số.

Tát lý phệ số tức duệ phộc phiến đế sa lý số. Tát lý phộc tô tả tăng nga di số, la đát nẵng la duệ tả, bế khất lý đa, địa phộc sa phộc bế đa noa nghệ số tả ba la phộc lệ số, câu phệ số thấp phộc bộ lý số tả, nhĩ lý nhạ lý số duệ, nga la ma cụ thế, bố la ca nẵng nhĩ phộc thâu nhĩ dã la bế nễ phộc nga lý tứ số duệ tả, vĩ hạ la tức đát dã phộc sa tha thất la di số, ma trệ số, xả la tả.

Cung nhạ la nản duệ bộ bộ lý đá, tức đá, nga lý tứ số, phiến đế la tha dã, tô vĩ thể số tả, tả đát phộc lý số duệ, tái ca một lý sát số, ma hạ phộc nhĩ số, tăng tứ đát lý sa khất xoa vĩ dụ sử đá tô duệ tả phộc phiến đế cụ la tô.

Ma hạ tra vĩ tô nễ vĩ bế số, nễ vĩ duệ số, khất lý đa la dạ thất tả.

Nễ lỗ xá ma xá nhĩ, nhĩ phộc phiến đế duệ tả, ha ly sắt tra, bát la sa đát nẵng sa la nhạ, nghiễn đà, ma la diễm, độ ba mạt lân nễ ba nỗ đế tả, bà khất đát dã, nga lý hận nản, đống bộ cữu đổ bế vãn đổ tát noan, y nan tả ca lý ma, sa phả lăng tổ sản đổ.

Ế noan, đổ khất lý đát phộc, nga la hạ, bố nhạ nẫm, đổ nễ nga lý tả nẵng đát phệ ca ma nẵng đổ câu lý dã, ấn nại la đổ phộc nhật ly, sa hạ.

Bộ đa tăng khế, y hàm đổ, nga lý hận nản, đổ mạt lân nhĩ tất lý sắt tra, a nghệ nhĩ lý dã, mạo nãi lý đế bộ bát đế thất tả.

A noan ba để lý phộc dụ phộc nẵng địa phộc thất tả.

Y xá nẵng, bộ đa địa bát đế thất tả.

Nễ mạo ô lý thán đổ, tán nại la lý ca bế đá, ma hạ thất tả.

Nễ phộc, tam ma sa đá bộ vĩ duệ tả.

Nẵng nga, đà la, ngọc tứ dã, nga nãi Sa Di đá, bát la để, bát la để, đát phệ nẵng nễ phệ nga Nan đổ, sa phộc ca, sa phộc ca, tuế phộc nễ xá tô bộ đát phộc, nga lý hận nản, đổ đổ sắt tra sa phộc la sa trại nãi dã sa bổ đát la na lý, sa phộc nhạ nãi Sa Di đá, độ ba mạt lân, bổ sắt ba, vĩ lệ ba Nan tả.

Bộ cữu đổ nhạ dã già lam đổ bế vãn đổ tát noan, muội đát la diễm di kiếm, tất đệ di hàm nễ phiến đổ.

Ế noan đổ dược, tát ly phộc nễ noa tả la nản, ca lỗ đát dã nha sa lam mạt lân, ca lý ma, ca lý diễm.

***