Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh Hải Long Vương

PHẬT THUYẾT

KINH HẢI LONG VƯƠNG

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
 

PHẨM NĂM

PHẨM TỔNG TRÌ
 

Đức Phật bảo: Này Long Vương!

Có bốn việc là giáo pháp vô tận, Tạng vô tận là tổng trì vậy.

Những gì là bốn?

1. Phân biệt vô tận.

2. Tuệ sáng suốt vô tận.

3. Trí sáng suốt vô tận.

4. Biện tài tổng trì vô tận.

Đó là bốn.

Lại có bốn Tạng khó nhiếp lấy vô tận là tổng trì vậy.

Những gì là bốn?

1. Tính ấy khó nhiếp lấy.

2. Tâm đạo khó nhiếp lấy.

3. Vào pháp khó nhiếp lấy.

4. Hạnh chúng sinh khó nhiếp lấy.

Đó là bốn.

Lại có bốn Tạng kiên cố cầu vô tận là tổng trì vậy.

Những gì là bốn?

1. Sở nguyện kiên cố.

2. Phụng hành kiên cố.

3. Lập nhẫn kiên cố.

4. Qua khỏi sự tạo tác nhân duyên kiên cố.

Đó là bốn.

Lại có bốn Tạng giảng nói vô tận là tổng trì vậy.

Những gì là bốn?

1. Giảng nói các chí thành.

2. Giảng nói các duyên khởi.

3. Giảng nói hạnh chúng sinh.

4. Giảng nói các thừa vốn không tuệ.

Đó là bốn.

Lại có bốn Tạng ánh sáng vô tận là tổng trì vậy.

Những gì là bốn?

1. Soi đến pháp giới.

2. Soi đến trí tuệ.

3. Soi đến tuệ minh.

4. Soi đến sự nói pháp ứng hợp.

Đó là bốn.

Lại có bốn Tạng ánh sáng tối thượng vô tận là tổng trì vậy.

Những gì là bốn?

1. Tinh tấn là tối thượng.

2. Sức siêng năng tu hành cấm giới là tối thượng.

3. Cầu tích lũy công đức là tối thượng.

4. Tụ hợp cầu tuệ là tối thượng.

Đó là bốn.

Lại có bốn Tạng vô cùng vô tận là tổng trì vậy.

Những gì là bốn?

1. Cầu các độ vô cực không cùng cực.

2. Không nhàm chán sinh tử không cùng cực.

3. Khai hóa độ người không cùng cực.

4. Cầu các thông tuệ không cùng cực.

Đó là bốn.

Lại có bốn Tạng không nhàm chán vô tận là tổng trì vậy.

Những gì là bốn?

1. Trước Đức Phật nghe Kinh không nhàm chán.

2. Vì người nói Kinh không nhàm chán.

3. Cầu các cội gốc đức không nhàm chán.

4. Cúng dường Như Lai không nhàm chán.

Đó là bốn.

Lại có bốn Tạng không thể thắng vô tận là tổng trì vậy.

Những gì là bốn?

1. Tất cả phiền não cũng không thể thắng.

2. Tất cả những ma cũng chẳng thể thắng.

3. Các ngoại đạo cũng chẳng thể thắng.

4. Tất cả oán địch cũng không thể thắng.

Đó là bốn.

Lại có bốn Tạng không tụ tập vô tận là tổng trì vậy.

Những gì là bốn?

1. Chẳng tu tập thừa Thanh Văn, Duyên Giác.

2. Chẳng tu tập lợi ích của tất cả cúng dường.

3. Chẳng tu tập tất cả các mong cầu nhiễm trước.

4. Chẳng tu tập tất cả các hạnh phàm phu.

Đó là bốn.

Lại có bốn Tạng vô đắc vô tận là tổng trì vậy.

Những gì là bốn?

1. Chẳng được sinh ra.

2. Chẳng được khai hóa người ác giới.

3. Chẳng được nói Kinh Vô Thượng Đại Thừa tại nơi hữu vi.

4. Chẳng được cầu xin.

Đó là bốn.

Lại có bốn Tạng lực vô tận là tổng trì.

Những gì là bốn?

1. Sức nhẫn, chịu đựng tất cả mọi việc ác đã tạo.

2. Sức tuệ diệt trừ tất cả nghi kết của chúng sinh.

3. Sức thần thông thấy tất cả ý niệm trong tâm của chúng sinh.

4. Sức thiện xảo vì tất cả mọi người mà nói pháp cho ứng hợp.

Đó là bốn.

Lại có bốn Tạng Đại Tạng vô tận là tổng trì.

Những gì là bốn?

1. Chẳng tự lấn lướt lừa dối mà đoạn trừ Tam Bảo, đó là Đại Tạng.

2. Vào với pháp vô lượng, đó là Đại Tạng.

3. Được tất cả tâm, tùy theo chí nguyện đó là Đại Tạng.

4. Tuệ bình đẳng như hư không đó là Đại Tạng.

Đó là bốn.

Lại có bốn Tạng vô cực vô tận là tổng trì.

Những gì là bốn?

1. Học rộng vô cực.

2. Trí tuệ vô cực.

3. Sở nguyện vô cực.

4. Thuận chúng sinh nói pháp vô cực.

Đó là bốn.

Bồ Tát lại có bốn việc chẳng tự lấn lướt đến Tạng vô tận là tổng trì.

Những gì là bốn?

1. Nói pháp chẳng tự lấn lướt.

2. Nói chí thành chẳng tự lấn lướt.

3. Thuận pháp hạnh chẳng tự lấn lướt.

4. Được đến đạo cùng cực chẳng tự lấn lướt.

Đó là bốn.

Lại có bốn việc đạt được Tạng vô sở úy vô tận là tổng trì.

Những gì là bốn?

1. Chẳng sợ đường ác.

2. Chẳng sợ chúng hội.

3. Chẳng sợ quyết nghi.

4. Chẳng sợ mất Phật Đạo.

Đó là bốn Tạng vô tận là tổng trì vậy.

Đức Phật bảo Long Vương: Tạng vô tận tổng trì đó nói lên đức không lường, vào tuệ vô cực, chứa nhóm hạnh Bồ Tát, do trí tuệ, mong cầu ánh sáng trang nghiêm của Bồ Tát.

Của báu của Bồ Tát đã vào Pháp Tạng, vào cửa tổng trì, phân biệt ngôn giáo, trang nghiêm thân, miệng, ý, được các cõi nước thanh tịnh, tập hợp tự tại, hộ niệm chánh đạo, vào với chúng sinh, bày tuệ giáo hóa dẫn đường, lực chánh pháp tinh tấn, đủ các Độ Vô Cực, nghiêm tịnh Đạo Tràng, chứng được các Phật Pháp. Đó gọi là Tạng vô tận là tổng trì.

Tạng vô tận ấy có số văn tự danh hiệu và các số pháp đi với chánh pháp đều về lại Tạng vô tận là tổng trì vậy. Bồ Tát vào Tạng vô tận ấy thì đối với các văn tự không có sự phân biệt.

Các pháp thanh bạch chẳng hoại bản tịnh, ưa tất cả pháp chẳng lấn lướt pháp lạc, rốt ráo các pháp, để tâm vào các pháp cũng không lấn lướt lừa dối. Tất cả pháp của mắt chẳng lấn lướt sự sáng của các pháp.

Các pháp giả danh chẳng lấn lướt pháp nhóm họp. Đã đạt được các pháp chẳng lấn lướt nên hành tinh tấn.

Các pháp định với pháp nhu thuận không có sự lấn lướt.

Các pháp giảng nói không có ánh sáng lấn lướt thiêu đốt các pháp ở trong pháp vô khởi mà không lấn lướt.

Tin tất cả pháp mà đối với sự ưa thích pháp cũng chẳng lấn lướt.

Nói tất cả pháp mà đối với các ngôn giáo không có sự lấn lướt.

Các pháp vốn không mà đối với pháp không nơi hướng đến cũng không lấn lướt.

Các pháp Chân Đế ngang bằng với pháp ba đời cũng không lấn lướt.

Các pháp thường trụ mà đối với pháp chẳng động cũng không lấn lướt.

Các pháp có bi ai tùy theo niềm vui gốc mà vì hiện bày pháp.

Các pháp đều bình đẳng nên nói không sai khác.

Các pháp tìm cầu dấu vết thì thị hiện các pháp đều bình đẳng.

Các pháp đã đến thì thị hiện vào cửa đạo sâu xa.

Các pháp đưa đến lực thì hiện các pháp vô thượng.

Các pháp ngu tối thì hiện trí sáng.

Mang lại các pháp thì thị hiện các pháp không có gì quên mất. Tổng trì nắm giữ các pháp thì thị hiện các pháp là vô tận.

Các pháp tịch nhiên thì hiện đạm bạc.

Các pháp hư không thì thị hiện pháp rộng khắp.

Các pháp vô minh thì hiện gốc si.

Các pháp đều trụ thì hiện chỗ đứng.

Các pháp vào tuệ thì hiện pháp lìa khỏi si.

Các pháp thể nhập nên thị hiện phân biệt các pháp.

Các pháp lìa hữu mà vì thị hiện pháp lìa sở hữu.

Các pháp có nạn mà vì thị hiện các pháp tỳ vết dơ bẩn.

Các pháp thường niệm mà vì thị hiện việc đời trước.

Các pháp có duyên thì thị hiện các pháp mà có lấn lướt.

Các pháp vào ý chí mà vì thị hiện tịch tĩnh các rối loạn.

Các pháp rất nặng mà vì thị hiện pháp không bị lay động.

Các pháp trụ xứ mà vì thị hiện mọi cõi pháp giới.

Các pháp Đạo Sư mà vì thị hiện pháp Chân Đế.

Các pháp đạt đến quả mà vì thị hiện chí không điều suy nghĩ.

Các pháp chỉ có ấm mà vì thị hiện diệt trừ năm âm, các pháp khổ hoạn.

Các pháp sinh tử thì thị hiện các pháp không phiền não.

Các pháp tịch tĩnh thì thị hiện các pháp không chỗ nương tựa.

Các pháp như bền chắc thì thị hiện các pháp đoạn dứt mọi sự bền chắc.

Các pháp tịch diệt thì thị hiện các pháp đoạn dứt nhân duyên.

Đức Phật nói với Long Vương: Đó gọi là văn tự duyên với Tạng vô tận tổng trì. Bồ Tát được sự hưng khởi phân biệt tất cả văn tự này.

Ví như văn tự mà chẳng thể tận thì việc nói các pháp chẳng thể tận cũng lại như vậy.

Ví như văn tự cũng chẳng từ thân sinh ra, chẳng từ tâm sinh ra, các pháp như vậy chẳng thể biết chỗ, chẳng trụ tại thân, chẳng trụ tại tâm.

Ví như văn tự không chỗ nương tựa mà cầu việc giải thoát khỏi phiền não, cũng không có cái thanh tịnh. Bồ Tát đã được Tạng vô tận tổng trì thì tuy nói về phiền não mà chẳng nhiễm trước bụi bẩn, rốt ráo thanh tịnh.

Ví như văn tự chẳng hợp tại thân nhưng vì người khác có điều giải nói thì các pháp như vậy có sự phát khởi dạy bảo thanh tịnh. Như văn tự khi có điều nói thì không chỗ tụ họp, khi không có điều nói thì chẳng ở tại bên trong.

Các pháp như vậy, giả sử khi nói thì không chỗ đi đến, giả sử khi chẳng nói thì chẳng tích tụ ở bên trong. Như văn tự không sắc tướng, không nhìn thấy mà hiện ở bên ngoài.

Các sắc như vậy, không sắc, không thấy, do nhân duyên của tâm mà có thoái chuyển. Như văn tự rỗng không, tự tại, tịch mịch đều do hoảng hốt không tạo tác văn tự.

Các pháp như vậy rỗng không, tịch tĩnh, không có tạo tác. Như văn tự chẳng sinh ra nhiễm ô, sân hận, ngu si, lại nhờ văn tự mà có âm giáo.

Các pháp như vậy chẳng sinh ra nhiễm ô, tham dục, ngu si, mê hoặc mà do từ tưởng niệm khởi lên tham, sân, si. Như văn tự do các duyên tham mà nói được quả chứng thì văn tự không đạt được cũng không chứng đắc.

Các pháp như vậy, do duyên đối ấy mà nói có quả chứng thì xét đến bản pháp không quả, không chứng. Ví như các pháp vốn có chẳng nhờ văn tự, các hạnh như vậy thì các pháp sở hữu đều do Phật Đạo.

***