Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh Hải Long Vương

PHẬT THUYẾT

KINH HẢI LONG VƯƠNG

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
 

PHẨM SÁU

PHẨM TỔNG TRÌ THÂN
 

Đức Phật nói với Long Vương: Bồ Tát đã trụ tạng vô tận mà dùng văn tự cầu Phật Đạo là năng lực văn tự của Tổng Trì, thân là nơi văn tự quy thú, diệt hết sác tượng, đỉnh thể nhập pháp môn, quán sát trán, mắt tuệ nhãn, tai thiên nhĩ, nói danh tự mũi, chế phục loạn ý bằng trán, chặn giữa chân mày, nhiếp lấy tất cả tâm bằng mặt.

Dẫn dắt tất cả tâm của chúng sinh bằng thiệt căn, điều phục tâm định ý bằng răng, như sư tử xem bườm bước tới, lời nói che dấu rỗng không bằng môi, quán sát tất cả pháp bằng yết hầu, gắng sức làm cho chúng sinh hoan hỷ bằng mi mắt, đoan nghiêm được gọi là lá lách.

Xem xét các pháp bình đẳng bằng bụng, vào đến cửa thâm sâu bằng rốn, vào đường phiả, trái bằng bàn tay, tụ hội các pháp bằng vai, mười điều thiện là ngón tay cứu hộ khéo, pháp thanh tịnh là móng đồng, đạt đến niệm hư không bằng hông, theo thứ lớp giảng pháp bằng xương sống.

Khi nói chẳng lấn lướt, không có đối tượng làm là qua xương mông, đầy đủ tịch quán bằng xương đầu gối, hướng đến pháp Chân Đế bằng đầu gối, hiểu biết tất cả bằng ấn gót chân xuống đất, tâm ý tịch nhiên bằng mu bàn chân, đi đến mười phương bằng lòng bàn chân.

Theo thứ lớp nói pháp chân thật bằng bước chân, biết xấu hổ bằng y phục, trang nghiêm chuỗi hoa pháp giúp trang sức, hoa pháp là ngần ấy ngọa cụ, nói đủ thứ là gối pháp, chẳng sân chẳng tranh là hương xoa, việc làm ứng hợp không gì chẳng rõ là đủ loại hương.

Thể nhập sâu xa giới là hương nói, đối với các pháp tự tại là quyến thuộc, khen ngợi dấu Phạm là bạn thân, được yên ổn là các tri thức, đoạn trừ các oán kết khai hóa mọi người thì thân gần, hiểu rõ các việc là gia thất, tâm ấy thanh tịnh là mẹ. Tất cả phương tiện khéo không chỗ nương.

Tin tuệ là cha, các tâm thông tuệ từ bình đẳng, thí độ vô cực là nước uống cơm ăn, giới độ vô cực là an lạc, nhẫn độ vô cực là trang nghiêm, tinh tấn độ vô cực là khắc phục bày biện, nhất tâm độ vô cực là no đủ, trí độ vô cực là tùy lúc thuận theo, thiện quyền độ vô cực hai câu hợp nghĩa, đạo phẩm là chi tiết của thân. Giảng nói chí thành chưa từng lấn lướt lừa dối, tất cả bậc tôn quý của thế gian là tự tại, đối với pháp tự buông thả.

Đức Phật nói với Long Vương: Đó là Tạng vô tận Tổng Trì, thân không sắc tượng vậy. Nếu có Bồ Tát đối với Tổng Trì đó mà ưa thích niềm vui của pháp thí ví như Quốc Vương ở trong Cung, như Thiên Đế Thích ở đỉnh Tu Di, uy thần lồng lộng, như Phạm Thiên tôn quý tự tại, như A Tu La ở yên khó có thể chế phục nắm giữ.

Như biển công đức vô biên siêu việt thù thắng, như núi báu lớn, niềm vui sướng của Trời, như cha mẹ có đứa con độc nhất nên vô cùng thương yêu, như vầng trăng tròn đầy chiếu sáng mọi vì sao, không vị nào chẳng cúi đầu, như Đức Thế Tôn vì Trời.

Người phóng ra ánh sáng lớn, như mặt trời mới mọc, ánh sáng nhu hòa, như chim khổng tước ở trong rừng cây phóng ra âm thanh vi diệu, như sư tử ở trong hang núi được đồ ăn thức uống ngon, như khi tâm ý của Rồng điều hòa tuôn mưa xuống.

Như vua Chuyển Luân ở đại pháp giáo hóa dân chúng, như các Rồng múa phát ra sấm chớp, như vua Rồng đã được tự tại tuôn xuống mưa đại pháp, như Trời Đế Thích vỗ về giáo hóa tất cả các ngoại đạo, như tướng dũng mãnh tiêu diệt hàng phục địch.

Trừ các cấu bẩn trần lao, hàng phục dung nạp các ma như nước làm tắt lửa, như gió thổi cỏ rạp. Tâm như đất, khai hóa người mù, theo giáo hóa chúng sinh, như lửa đốt cỏ.

Đều nhịn chịu khổ vui như người nhũ mẫu nuôi con ông Trưởng Giả. trị liệu mọi bệnh, giữ tâm kiên cường, đủ ước nguyện cho mọi người như ngọc Như ý nắm giữ các báu.

Đức Phật nói với Long Vương: Nếu có Bồ Tát trụ ở Pháp Môn Tạng vô tận Tổng Trì thì có thể gọi là vào Đạo Tràng của Đức Phật, như biển lớn đều nhận các báu, hòm, tủ chứa đồ trân quý.

Tạng Vô Tận Tổng Trì như vậy, bao bọc rộng rãi các đạo pháp, là hòm chứa kho tàng báu như hòm chứa vô số hương khiến vô lượng người thỏa lòng ham muốn.

Bồ Tát đã trụ ở Pháp Môn Tạng vô tận tổng trì thì dùng lời nói chân diệu khai hóa tất cả khiến cho đều được Tổng Trì này, vào tất cả âm thanh.

Đất này tên là Đạo Tâm. Cõi nước của Đức Như Lai Nhất Bảo Cái trong Thế Giới Vô Tận đó gọi là Mục Tiền.

Đây tên là các Thông Tuệ. Cõi nước của Đức Như Lai Đạo Long trong Thế Giới siêu đắc độ đó gọi là Phổ Đạt.

Đây tên là Thí Độ Vô Cực. Cõi nước của Đức Như Lai Cát Tường trong Thế Giới Tịch định đó gọi là Tinh Khí.

Đây tên là Giới Độ Vô Cực. Cõi nước của Đức Như Lai Ly Ưu trong Thế Giới Vô Ưu đó gọi là Đa An.

Đây tên là Nhẫn Độ Vô Cực. Cõi nước của Đức Như Lai Ly Cấu trong Thế Giới Vô Cấu đó gọi là Vô Tận Cú.

Đây tên là Tấn Độ Vô Cực. Cõi nước của Đức Như Lai Vô Cấu Quang trong Thế Giới phổ minh đó gọi là Thượng Độ.

Đây tên là Thiền Độ Vô Cực. Cõi nước của Đức Như Lai Kiên Yếu trong Thế Giới đạo ngự gọi là Tịch Hạnh.

Đây tên là Trí Độ Vô Cực. Cõi nước của Đức Như Lai Vũ Vương trong Thế Giới âm vũ đó gọi là Thanh Tịnh.

Đây tên là Thiện quyền phương tiện. Cõi nước của Đức Như Lai Ly Cấu Tích trong Thế Giới Tôn Điều đó gọi là Tùy Tập Tục Nghi.

Đây tên là Từ, Bi, Hỷ, Xả. Cõi nước của Đức Như Lai cát tường nghĩa trong Thế Giới Phong thịnh đó gọi là lòng nhân thương xót nhiếp lấy hai tịch tĩnh của ta và người.

Đây tên là khổ, tập, tận, đạo. Cõi nước của Đức Như Lai Thủ Tịch trong Thế Giới Vô duyệt đó gọi là nguồn gốc bởi căn, căn diệt tận vê gốc.

Đây tên là Bốn Ý Chỉ. Thế Giới phương khác gọi là không dừng.

Đây tên là Bốn Ý Đoạn. Đó gọi là Thượng thắng.

Đây gọi là Thần Túc. Đó gọi là Siêu Bộ.

Đây tên là Năm Căn. Đó gọi là Duyệt nguyên nguồn vui.

Đây tên là Năm Lực. Đó gọi là Kiên Cường.

Đây tên là Giác Ý. Đó gọi là Vô Minh.

Đây tên là Tám Do. Đó gọi là Sở Độ.

Đây tên là Phân Biệt. Đó gọi là Mắt Thấy.

Đây tên là Hộ Ngưỡng. Đó gọi là Tùy Thuận.

Đây tên là Pháp Thí. Đó gọi là Thiện Nhiếp.

Đây tên là Tịnh Quán. Đó gọi là Định Sát.

Đây tên là Cửa Giải Thoát. Đó gọi là Lìa Si.

Đây tên là Công Đức. Đó gọi là Nghiêm Biện.

Đây tên là Trí Tuệ. Đó gọi Liễu Tiện.

Đây tên là Bỏ Nhà. Đó gọi là Tu Hành.

Đây tên là Cụ Giới. Đó gọi là Không phạm.

Đây tên là Yên Ổn Vô Vi. Đó gọi là Tịch Diệt Độ.

Đây tên là khen Phật vô lượng. Đó gọi là Phật, mắt Phật phóng ánh sáng.

Đức Phật bảo Long Vương: Xét về âm thanh lời dạy trong cõi nước các Đức Phật thì lời dạy bảo nhiều vô ngần! 

Bồ Tát nếu chứng được Tạng vô tận thì đều biết lời dạy bảo bằng âm Thanh Văn tự của tất cả cõi nước các Đức Phật. Như Lai dù có dùng một kiếp hoặc hơn một kiếp để khen ngợi lời dạy bảo bằng lời nói chương cú hữu vi mà mười phương đã phát ra thì chẳng thể rốt ráo được ý nghĩa âm thanh của cõi nước các Đức Phật.

Khi Đức Phật nói Pháp Môn Tạng Vô Tận Tổng Trì này, sáu vạn vị Bồ Tát được nhập Tổng Trì, tám ngàn Bồ Tát được pháp nhẫn bất khởi, ba vạn hai ngàn người đều phát ý đạo vô thượng chánh chân.

***