Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh Năm Trăm đệ Tử Tự Nói Về Bổn Khởi

PHẬT THUYẾT

KINH NĂM TRĂM ĐỆ TỬ

TỰ NÓI VỀ BỔN KHỞI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
 

PHẨM BA MƯƠI

PHẨM THẾ TÔN

NĂM MƯƠI BÀI KỆ
 

Tất cả Thắng Phổ Minh

Tất cả thế gian tối

Đã trừ hết các cấu

Hàng phục các chúng hội

Bậc thông huệ thấy khắp

Đại Nhân thông tất cả

Độ các oán, sợ hãi

Thuyền pháp đến bờ kia

Hiểu rõ các huyễn hóa

Vui thay, thương thế gian

Cứu người thoát sanh tử

Vì nghĩa cứu tất cả

Trừ khử cho mọi người

Đều mở hết trói buộc

Tối thắng giữa loài người

Thuyết pháp để khai ngộ

Đại Nhân, huệ vô cùng

Đại hùng tiếng tăm lớn

Đại quang, pháp vô biên

Độ thoát nhờ tối pháp

Đại lực hóa không huệ

Khai hóa huệ sáng lớn

Khuyên bảo kiếp chúng sanh

Đại y sư cứu độ

Thế Tôn phá các oán

Vô thượng trừ ưu sầu

Phật thương mà độ thoát

Ngục lớn chắc trói buộc

Đại Long, Đại Sư Tử

Vô trước, Đại Tỳ Kheo

Thế Tôn, Đại Trí Huệ

Cứu tế chúng trần lao

Tinh tấn có đại lực

Phương tiện rất kiên cường

Hàng phục chúng Trời, Người

Đạo lớn, tịch tịnh an

Phật Đại Thiên Trung Thiên

Tất cả các quỷ thần

Đều lạt chân trí tuệ

Phật thương xót thế gian

Hằng tại sanh tử lớn

Xé rách lưới Ma Vương

Thần thông thương tất cả

Độ thoát ngục chắc lớn

Đại Long, Đại Thiên Nhân

Ở trước các chúng hội

Rộng thí, thí vô cùng

Đã được đại tịch tịnh

Bậc Tôn Trưởng Tiên Nhân

Đã độ các tôn pháp

Thành tựu đại đệ tử

Đạo Sư đức to lớn

Trên hết trong các Thần

Vô thượng trừ sầu lo

Các nơi độ được khắp

Bậc đủ các tướng tốt

Đoạn tuyệt các sắc dục

Dứt sạch các ân ái

Khi du hóa Long Vương

Ao lớn A Nậu Đạt

Các việc làm thành tựu

Bay lên trên hư không

Chúng đệ tử vây quanh

Năm trăm vị tịch nhiên

Xót thương các chúng sanh

Từ hộ với mọi người

Quán sát chúng Tỳ Kheo

Liền tự nói lời rằng:

Nghe rõ lời ta nói

Việc làm ở đời trước

Thân xưa có tạo tác

Nay phải bị dư ương

Thân mạng ta lúc trước

Làm người tên Văn La

Phỉ báng Bích Chi Phật

Thiện diệu, không tỳ vết

Mọi người đều đến hội

Bắt trói Thiệu Diệu Sĩ

Bỏ vào ngục, đóng lại

Bắt đi như tử tù

Lúc ấy thấy Sa Môn

Bị trói buộc khổ não

Trong lòng bỗng thương xót

Nên cứu thoát cho Ngài

Bởi do tội ương này

Đọa địa ngục rất lâu

Sau được sanh làm người

Thường bị đời phỉ báng

Vì nghiệp ương xót lại

Nay là đời cuối cùng

Đi dạo Tu Đà Lợi

Nghị luận phỉ náng ta

Từng là Bà La Môn

Nghe nhiều, trì đạo thuật

Có năm trăm học chí

Giảng thuật trong rừng cây

Thì có đại thần túc

Tỳ Kheo ngũ thông đến

Ta thấy đạo nhân tới

Phỉ báng dương điều ác

Tiên nhân nhiều ái dục

Tự cao sống trong rừng

Các Ma Nạp nghe tiếng

Cùng bắt chước ta nói

Thì tất cả học chí

Nhà nhà đi xin ăn

Trong đại chúng phỉ báng

Tiên nhân có dục uế

Vì vậy mới phạm tội

Cô gái Tu Đà Lợi

Năm trăm đệ tử Phật

Cũng đều bị phỉ báng

Phật là hết sức sáng

Bị chửi mắng sai lầm

Biết đệ tử Thế Tra

Người là Sa Môn sao:

Sanh trong ngục Thái Sơn

Khổ đau rất tàn khốc

Vì do dư ương này

Bị điều đạt đôi đá,

Khi ấy đá rơi xuống

Trúng dập ngón chân Phật.

Chèo thuyền vào sông biển

Cùng muốn vượt nước sâu

Khi cùng đi trên thuyền

Rút giao giết thương nhân

Vì phạm tội báo này

Thân đọa trong địa ngục

Bởi do dư ương này

Gươm sắc hiện trước Phật

Từng ở chợ bắt cá

Lúc đó ta vui mừng

Vì phạm tội này vậy

Đọa địa ngục Thái sơn

Thiêu đốt trong Hắc hằng

Khổ đau rất độc hại

Quốc Vương Tỳ Lâu Lặc

Khi giết hại họ Thích

Vì có dư ương này

Ngày nay bị đau đầu

Thời Thế Tôn Duy Vệ

Mắng chửi đệ tử ông

Không nên ăn lúa thơm

Thường bảo ăn lúa sống

Bởi vì phạm tội này

Là do nói lời ác

Đọa vào ngục Hắc hằng

Thọ khổ không thể được

Vì có dư ương này

Oán kết Bà La Môn

Thỉnh ta suốt một thời

Ba tháng ăn lúa mạch

Từng là thầy cha bệnh

Chữa bệnh Tôn Giả Tử

Cố ý hốt nhầm thuốc

Khiến bệnh càng thêm nặng

Vì phạm tội lỗi này

Đọa địa ngục rất khổ

Vì có dư ương này

Cho nên bị kiết lị

Ta vào lúc tiền thế

Từng là thầy dạy võ

Cùng lực sĩ đấu nhau

Giết hại người đối thủ

Bởi vì phạm tội này

Thọ khổ không lường được

Vì dư ương này vậy

Nên đau nhừ bên hông

Rằng Nan Đề Hòa Lợi

Khinh chê Phật Ca Diếp

Vì thấy Sa Môn này

Nói: Không đắc Phật Đạo.

***