Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Lạc

PHẬT THUYẾT

KINH PHÁT KHỞI BỒ TÁT

THÙ THẮNG CHÍ LẠC

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bồ Đề Lưu Chi, Đời Nguyên Ngụy
 

PHẦN BỐN
 

Bấy giờ, Đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng:

Xa lìa các tham, giận

Chẳng trụ nơi hội

Náo tụ họp ồn ào

Nếu chuyên trụ chốn ấy

Lỗi đó chẳng nên làm

Kiêu mạn với giác

Quán tìm cầu, chọn lựa, toan tính

Đều do hội náo sinh

Người hoại hạnh không giới

Khen ngợi chốn hội náo

Người ngu ưa thế luận

Lùi mất Đệ Nhất Nghĩa Paramārtha:

Chân lý tối cao của Phật Giáo

Phóng dật nhiều giác

Quán tìm cầu, lựa chọn, toan tính

Lỗi đó chẳng nên làm

Tỳ Kheo bỏ Đa Văn Bahu śrūta

Nói luận chẳng như lý

Tổn giảm các thiền định

Thường suy nghĩ thế gian

Người ham dính suy tư

Sao được chỗ vắng lặng

Tâm ấy thường tán loạn

Lìa hẳn nơi chính quán

Mau được phi phạm hạnh

Chẳng phải là phạm hạnh

Huyên tạp ồn ào tạp nhạp không lễ nghi

Cũng chẳng từng yêu Phật

Với yêu thích Chúng Thánh

Vứt bỏ pháp lìa dục

Ham dính lời phi pháp

Ta thường bỏ ngàn thân

Chi phần với đầu, mắt

Vì cầu đạo vô thượng

Nghe pháp không chán ghét

Các người phi pháp đó

Nghe ít, liền chán bỏ

Xưa ta làm Quốc Vương

Cầu bài kệ bốn câu

Vợ con với tài bảo

Thảy đều hay đem cho

Cớ gì nơi người trí

Mà chẳng siêng nghe pháp?

Ta thường bỏ tất cả

Phi pháp với hý luận

Vì ở trăm ngàn kiếp

Khó thể được giải thoát

Các ngươi nên vui mừng

Chí cầu pháp vi diệu

Nếu vui thích giải thoát

Các công đức tối thắng

Các sự nghiệp thế gian

Chẳng phải chỗ nên hỏi

Áo, cơm không thắng lợi

Cũng chẳng chứng Niết Bàn

Nên khen ngợi Tối Thắng

Các Tỳ Kheo khéo đến!

Nên khiến ngồi Kiết Già

Trợ nói các pháp yếu

Thân người rất khó được

Tùy phần, hành pháp trắng

Đọc tụng với thiền định

Ông nên hỏi như vậy

Như Lai vào Niết Bàn

Di pháp pháp lưu lại

Cho đời sẽ diệt hoại

Tỳ Kheo nhiều phóng dật

Vui chúng, vứt nhàn tĩnh

Vị ăn uống, lợi dưỡng

Ngày đêm bàn chuyện đời

Người ngu ở trong mộng

Kinh sợ mà chìm nổi

Tự biết nhiều hủy phạm

Sẽ đọa ba đường ác

Nên sinh tâm vui vẻ

Một mình ở Nhàn Tịch

Hoặc tại A Lan Nhã Araṇya

Chí cầu đạo vô thượng

Chẳng nên nhìn lỗi người

Nói mình rất Tôn Thắng

Gốc kiêu căng phóng dật

Đừng khinh người thấp kém

Ấy ở trong di pháp

Dần dà mà giải thoát

Tỳ Kheo tuy phá giới

Tin sâu nơi Tam Bảo

Đấy tức nhân giải thoát

Chẳng nên nhìn lỗi ấy

Tồi phục nạn tham giận

Đừng sợ nơi phóng dật

Tập Pháp khác nên thế

Do vậy chẳng cần nói

Nếu Tỳ Kheo trong sạch

Rình tìm lỗi của người

Đấy chẳng phải chân thật

Chẳng gọi tu chánh pháp

Người như lý tu hành

Cần phải tự quán sát

Các Tỳ Kheo cầu đạo

Buông lìa ngôn luận ác

Thường dùng tâm vui vẻ

Một mình ở nhàn tịnh.

Khi ấy Bồ Tát Di Lặc lại bạch Phật rằng: Thật hiếm có! Bạch Đức Thế Tôn! Ham dính nơi tụ họp ồn ào liền có vô lượng lỗi xấu ác như vậy, lùi mất công đức, không có lợi ích, tăng trưởng phiền não, bị rơi vào các nẻo ác, xa lìa pháp trắng.

Vì sao lại có Bồ Tát cầu Thiện Pháp Kuśala dharma: Pháp tốt lành nghe lỗi lầm đó mà chẳng ưa thích ở một mình tại chốn Nhàn Tĩnh?

Bấy giờ Bồ Tát Di Lặc bạch Phật rằng: Thế Tôn! Thế nào gọi là lỗi lầm trong việc nói chuyện đời?

Nếu quán sát thời Bồ Tát nên trụ tại nghĩa quyết định, do quán nghĩa đó, chẳng sinh nhiệt não.

Đức Phật bảo Di Lặc: Sơ Nghiệp Bồ Tát cần phải quán sát lỗi lầm của việc nói chuyện đời có hai mươi loại. Nếu quán sát thời hay khiến cho Bồ Tát trụ tại nghĩa quyết định, do quán nghĩa đó, chẳng sinh nhiệt não.

Này Di Lặc! Thế nào gọi là hai mươi loại lỗi lầm nơi việc nói chuyện đời?

1. Tâm sinh kiêu căng, chẳng kính đa văn.

2. Ở các chỗ tranh luận, dấy lên nhiều sự chấp dính.

3. Mất nơi chính niệm như lý tác ý.

4. Chỗ chẳng tương ứng, thân nhiều xao động.

5. Mau chóng, cao thấp hoại nơi pháp nhẫn Dharma kṣānti.

6. Tâm thường ngang ngạnh, chưa từng huân tu thiền định trí tuệ.

7. Chẳng đúng thời nên bị sự nói năng, ngôn luận ràng buộc.

8. Chẳng thể bền chắc chứng nơi Thánh Trí.

9. Chẳng phải là nơi mà Trời Rồng cung kính.

10. Vì Biện Tài thường ôm ấp sự thấp hèn đê tiện.

11. Là nơi mà các bậc thân chứng đã quở trách.

12. Chẳng trụ chính tín, thường ôm ấp sự hối hận.

13. Tâm có nhiều sự nghi ngờ, dao động chẳng yên.

14. Giống như người hát xướng, tùy chạy theo âm thanh.

15. Nhiễm dính các dục, tùy theo cảnh lưu chuyển.

16. Chẳng quán chân thật, chê bai chánh pháp.

17. Có sự mong cầu, thường chẳng được vừa ý.

18. Tâm ấy chẳng điều hòa, bị người vứt bỏ.

19. Chẳng biết pháp giới Dharma dhātu tùy thuận bạn ác.

20. Chẳng hiểu thấu các căn bị phiền não ràng buộc che quấn.

Này Di Lặc! Đây là hai mươi loại lỗi lầm ưa thích nói chuyện đời của Bồ Tát.

Lúc đó, Đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng:

Kiêu ngạo nơi Đa Văn

Chấp dính các tranh luận

Mất niệm chẳng chánh tri

Hiểu biết chính đúng

Là lỗi nói chuyện đời

Xa lìa chính tư duy

Samyak saṃkalpa

Thân tâm chẳng vắng lặng

Lùi mất nơi pháp nhẫn

Là lỗi nói chuyện đời

Tâm ấy chẳng điều thuận

Xa lìa Xa Ma Tha Śamatha: Thiền chỉ

Với Tỳ Bát Xá Na Vypaśyanā: Thiền quán

Là lỗi nói chuyện đời

Chẳng tôn kính Sư Trưởng

Yêu thích nơi thế luận

trí tuệ chẳng bền chắc

Là lỗi nói chuyện đời

Chư Thiên chẳng cung kính

Rồng, Thần cũng như thế

Lùi mất nơi biện tài

Là lỗi nói chuyện đời

Bậc Thánh thường quở trách

Người ham dính như vậy

Hư hao nơi thọ mệnh

Là lỗi nói chuyện đời

Các hạnh đều khuyết giảm

Xa lìa Đại Bồ Đề

Khi chết sinh lo khổ

Là lỗi nói chuyện đời

Tâm nghi ngờ, dao động

Giống như gió thổi cỏ

trí tuệ chẳng bền chắc

Là lỗi nói chuyện đời

Ví như người ca xướng

Khen kẻ khác cứng mạnh

Người ấy cũng như thế

Là lỗi nói chuyện đời

Chạy theo đời nói năng

Nhiễm dính các cảnh dục

Thường hành nơi tà đạo

Là lỗi nói chuyện đời

Tâm mong cầu chẳng được

Lừa dối nhiều tranh luận

Xa lìa nơi Thánh Hạnh

Là lỗi nói chuyện đời

Người ngu được chút lợi

Tâm ấy thường dao động

Như khỉ vượn hiếu động

Là lỗi nói chuyện đời

Trí tuệ nhiều lùi mất

Không có tâm giác ngộ

Nơi người ngu nhiếp giữ

Là lỗi nói chuyện đời

Mê hoặc nơi tai, mắt

Cho đến ý cũng thế

Thường đi cùng phiền não

Là lỗi nói chuyện đời

Người ngu ưa thế thoại nói chuyện đời

Suốt đời thường chậm chạp

Chẳng bằng nghĩ một nghĩa

Được lợi không bờ mé

Ví như vị mía ngọt

Tuy chẳng lìa vỏ lóng

Cũng chẳng từ vỏ lóng

Mà được vị thù thắng

Vỏ lóng như thế thoại nói chuyện đời

Nghĩa lý giống thắng vị mùi vị thù thắng

Thế nên bỏ hư ngôn lời nói rỗng không, vô vị

Suy nghĩ nơi nghĩa thật

Các Bồ Tát trí tuệ

Hay biết lỗi thế thoại nói chuyện đời

Thường yêu thích suy nghĩ

Công đức đệ nhất nghĩa

Pháp vị với nghĩa vị

Vị giải thoát bậc nhất

Ai, người có trí tuệ

Tâm chẳng sinh mừng vui?…

Vì thế nên vứt bỏ

Các lời nói không lợi

Thường vui siêng suy nghĩ

Đệ nhất nghĩa thù thắng

Pháp bậc nhất như vậy

Nơi Chư Phật khen ngợi

Thế nên người minh trí trí sáng suốt

Nên vui siêng tu tập.

***