Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Lạc

PHẬT THUYẾT

KINH PHÁT KHỞI BỒ TÁT

THÙ THẮNG CHÍ LẠC

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bồ Đề Lưu Chi, Đời Nguyên Ngụy
 

PHẦN HAI
 

Lại nữa Di Lặc! Nếu Bồ Tát dùng tâm không có hy vọng. Khi thực hành pháp thí thời chẳng dính vào danh tiếng, lợi dưỡng, quả báo… dùng việc nhiêu ích mà làm Thượng Thủ Pramukha, thường vì chúng sinh rộng tuyên chánh pháp, lại hay thành tựu mười hai loại lợi.

Thế nào gọi là mười hai loại lợi?

Ấy là: Biện Tài chưa sinh thì hay được sinh. Biện Tài đã sinh, cuối cùng chẳng quên mất.

Thường siêng năng tu tập được Đà La Ni Dhāraṇī: Tổng Trì.

Dùng chút công dụng, khéo hay lợi ích cho vô lượng chúng sinh.

Dùng chút công dụng khiến các chúng sinh khởi tâm tăng thượng cung kính tôn trọng.

Được Luật Nghi trong sạch của thân, miệng, ý

Vượt qua tất cả đường ác đáng sợ

Vào lúc mệnh chung thời tâm được vui vẻ

Hiển dương chánh pháp, tồi phục Dị Luận.

Tất cả hào quý, uy đức trang nghiêm như tự mình chẳng thể có chỗ nhìn trộm, huống chi là chúng sinh thấp kém ít phước.

Thành tựu các căn, không có thể che lấp, nhiếp thọ đầy đủ niềm vui của ý thù thắng.

Được Sa Ma Tha Śamatha: Thiền Chỉ, Tỳ Bà Xá Na Vipaśyanā: Thiền Quán. Hạnh khó thực hành đều được viên mãn.

Phát khởi tinh tiến, hộ khắp chánh pháp, mau chóng hay vượt lên Địa Bất Thoái Chuyển Avaivartika bhūmi, trong tất cả Hạnh Caryā tùy thuận mà trụ.

Này Di Lặc! Đây là Bồ Tát sẽ được thành tựu mười hai loại Lợi. Chẳng dính vào danh tiếng, lợi dưỡng, quả báo… thực hành việc nhiêu ích mà làm thượng thủ, thường vì chúng sinh, dùng tâm không có hy vọng, thanh tịnh nói pháp.

Đức Phật bảo Di Lặc: Ông quán sát năm trăm năm sau ở thời vị lai, có các vị Bồ Tát rất ư vô trí không có trí tuệ! Khi thực hành pháp thí, nếu có lợi dưỡng thì sinh tâm vui vẻ, nếu không có lợi dưỡng thì chẳng sinh vui vẻ.

Các vị Bồ Tát ấy vì người nói pháp, tác tâm như vậy: Làm sao khiến cho thân hữu.

Đàn Việt Dāna pati: Thí Chủ quy thuộc nơi Ta?

Lại tác niệm này: Làm sao khiến cho các hàng Bồ Tát tại gia, xuất gia đối với chỗ của ta, sinh tâm tin tưởng trong sạch, cung kính cúng dường: Quần áo, cơm, thức ăn, giường nằm, thuốc thang?

Bồ Tát như vậy, do dùng tài lợi mà vì người nói pháp, nếu không có lợi dưỡng thì tâm sinh mệt mỏi chán ghét.

Này Di Lặc! Ví như có người, chí ưa thích thanh tịnh. Hoặc bị máu mủ, thịt thối nát thuộc thân xác của con rắn, con chó, con người đã chết… đeo dính trên cái cổ của mình thì người đó buồn phiền lo lắng, sinh tâm chán nản sâu xa. Do sự trái nghịch cho nên mê muộn chẳng yên.

Di Lặc nên biết, trong năm trăm năm ở đời mạt thế sau này, người nói pháp cũng lại như vậy. Đối với tất cả nơi không có lợi dưỡng, chẳng thuận theo tâm của người ấy, không có tư vị mùi vị tốt đẹp, liền sinh chán ghét, vứt bỏ mà đi.

Các vị Pháp Sư ấy khởi niệm như vậy: Ta ở trong chốn này, nói pháp vô ích.

Tại sao thế?

Vì các nhóm người này đối với quần áo, thức ăn uống, giường nằm, thuốc men… mà ta đã cần, lại chẳng hề sinh lo nghĩ thì duyên gì với bọn này để cho mình phải chịu mệt nhọc đây?

Này Di Lặc! Các vị Pháp Sư đó tự mong cầu lợi dưỡng, trợ cấp, hầu hạ, tôn trọng… nhiếp thọ Đồng Trụ người sống chung với nhau với Cận Trụ Upavāsa: Người tại gia thọ trì tám giới chẳng vì pháp với việc lợi ích.

Các vị Pháp Sư đó tự mong cầu thức ăn uống, quần áo, giường nằm… giả dối hiện tướng khác lạ, vào trong thành của Vua, đất nước, thôn xóm… nhưng thật chẳng vì lợi ích thành thục cho các chúng sinh mà thực hành pháp thí.

Tại sao thế?

Này Di Lặc! Ta chẳng nói rằng: Kẻ có mong cầu làm pháp thí trong sạch.

Tại sao thế?

Vì nếu tâm có sự mong cầu ắt pháp không có bình đẳng.

Ta chẳng nói rằng: Người có tâm tham ô thì có thể thành thục chúng sinh.

Tại sao thế?

Vì tự mình chưa thành thục mà có thể thành thục người khác, ắt không có việc đó.

Này Di Lặc! Ta chẳng nói rằng: Tôn trọng, cúng dường, an vui thân ấy. Kẻ tham dính nhiếp thọ vật bất tịnh làm việc lợi ích.

Tại sao thế?

Vì mong cầu cho thân của mình được an ổn giàu có vui sướng mà nhiếp thọ Chúng Hội thì chẳng thể khiến cho họ an trụ ở niềm tin chính đúng.

Này Di Lặc! Ta chẳng nói rằng: Người giả trá trụ ở chốn A Lan Nhã Araṇya, kẻ có phước đức mỏng mà là người ít ham muốn. Người tham mùi vị tốt đẹp thắng vị mà gọi là dị mãn túc đầy đủ một cách dễ dàng. Kẻ mong cầu nhiều bữa ăn ngon là người đi xin ăn.

Này Di Lặc! Ta chẳng nói rằng: Cầu xin mọi loại quần áo thượng diệu mà nói là nhóm như vậy giữ gìn áo Phấn Tảo Pāṃsu kūla: Bách Nạp Y, áo vá trăm mảnh.

Này Di Lặc! Ta chẳng nói rằng: Kẻ tại gia, xuất gia không có sự hiểu biết rõ ràng là người xa lìa chốn náo nhiệt.

Này Di Lặc! Ta chẳng nói rằng: Người lừa dối Siểm Khúc: Vaṅka, kuhana gặp Phật ra đời, tìm cầu sự thiếu sót của kẻ khác, là người như lý tu hành.

Này Di Lặc! Ta chẳng nói rằng: Người ưa thích băng đảng được gọi là trụ luật nghi. Kẻ có tâm cống cao được gọi là tôn kính Pháp Sư. Người nói điều thiêu dệt, đùa giỡn, khinh thường là khéo nói pháp. Giao tiếp tạp nhạp với kẻ tục, hay đối với Tăng Chúng lìa các lỗi lầm.

Này Di Lặc! Ta chẳng nói rằng: Kén chọn ruộng phước thù thắng là bố thí mà chẳng mong sự báo đáp. Người cầu báo ân là khéo nhiếp các việc. Mong cầu cung kính lợi dưỡng là chí ưa thích sự trong sạch. Kẻ có nhiều sự tính toán sằng bậy là người xuất gia.

Này Di Lặc! Ta chẳng nói rằng: Phân biệt ta, người gọi là trì giới. Người chẳng tôn kính là nghe pháp. Vui dính vào phép thông thường, chú trớ, ngôn luận của đời là người thọ pháp.

Này Di Lặc! Ta chẳng nói rằng: Kẻ đối với các Tính trống rỗng Śūnyatā: Không tính không có sự hiểu biết thù thắng thắng giải, hay xa lìa sinh tử, nhiều sự chấp dính là người lìa các hành.

Này Di Lặc! Ta chẳng nói rằng: Đối với bồ đề phần Bodhyaṅga trụ có chỗ được, gọi là chứng trí.

Này Di Lặc! Ta chẳng nói rằng: Người không có thế lực thành tựu nhẫn nhục.

Người không có sự tiếp chạm quấy nhiễu, mặc áo giáp nhẫn nhục. Người có ít phiền não gọi là luật nghi thanh tịnh. Người dùng phương tiện tà là người như thuyết tu hành.

Này Di Lặc! Ta chẳng nói rằng: Người yêu thích ngôn thuyết là nhất tâm trụ.

Ưa thích kinh doanh việc đời đối với pháp không có hao tổn. Chí vui thích thanh tịnh bị rơi vào nẻo ác. Tu tập trí tuệ là hạnh tụ tập ồn ào.

Này Di Lặc! Ta chẳng nói rằng: Phương tiện tương ứng gọi là giả trá. Người chẳng cầu lợi dưỡng mà là kẻ nói dối. Người không có chấp dính là kẻ chê bai chánh pháp. Người bảo vệ chánh pháp mà tiếc thân mệnh. Kẻ đã thực hành điều hèn kém là người không có thắng mạn.

Như vậy Di Lặc! Trong năm trăm năm ở đời mạt thế sau này, sẽ có Bồ Tát độn căn tiểu trí căn tính chậm chạp, trí tuệ nhỏ bé, giả trá lừa dối, trụ ở tặc hạnh hạnh của giặc cướp thì ông nên hộ giúp cho họ.

Bấy giờ Bồ Tát Di Lặc bạch Phật rằng: Thế Tôn! Cuối cùng, trong năm trăm năm ở đời mạt thế chỉ có sáu mươi các nhóm Bồ Tát này bị nghiệp chướng ràng buộc.

Hay là còn có Bồ Tát khác chăng?

Đức Phật bảo Bồ Tát Di Lặc rằng: Này Di Lặc! Trong năm trăm năm ở đời mạt thế sau này, có các Bồ Tát phần lớn bị nghiệp chướng ràng buộc ngăn che. Các nghiệp chướng đó, hoặc có tiêu diệt, hoặc lại tăng trưởng.

Di Lặc! Ở trong năm trăm các vị Bồ Tát này, có hai mươi vị Bồ Tát, nghiệp chướng nhỏ bé, sau năm trăm năm quay lại sinh ở chốn này: Thành, ấp, chợ, cổng làng, núi, ruộng… giòng tộc tôn quý giàu có, có uy đức lớn, thông minh, trí tuệ, phương tiện khéo léo, tâm ý điều nhu.

Thường mang lòng từ mẫn nhân từ thương lo cho người khác, lợi ích cho nhiều nơi, dung mạo đoan nghiêm, biện tài thanh cao tốt đẹp, thảy đều khéo biết số thuật, nghề khéo… tự ẩn dấu đức ấy, an trụ ở hạnh công đức của Đầu Đà.

Tại mọi nơi sinh ra đều buông bỏ nhà cửa vì đạo, đã ở trong vô lượng A tăng kỳ câu chi kiếp gom chứa A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, bảo vệ giữ gìn chánh pháp chẳng tiếc thân mệnh, trụ trong rừng Không Nhàn A Lan Nhã Araṇya.

Thường siêng năng tinh tiến chẳng mong cầu lợi dưỡng, khéo vào tâm hạnh của tất cả chúng sinh, thảy đều biết rõ Chú Thuật ngôn luận. Đối với các nghĩa lý thì nghe ít hiểu nhiều, trí tuệ biện tài thảy đều đầy đủ. Các vị Bồ Tát ấy ở trong pháp đó, siêng năng tu tập được Đà La Ni, biện tài không ngại, ở trong bốn chúng tuyên nói chánh pháp.

Do sức gia bị của Uy Đức Phật cho nên đối với Tu Đa La Sūtra: Khế Kinh.

Kỳ Dạ Geya: Ứng Tụng.

Thọ Ký Vyākaraṇa: Ký Biệt.

Già Đà Gāthā: Phúng Tụng.

Ưu Đà Na Udāna: Tự Thuyết.

Ni Đà Na Nidāna: nhân duyên.

A Ba Đà Na Avadāna: Thí Dụ.

Y Đế Việt Đa Ca Itivṛttaka: Bản Sự.

Xà Đa Ca Jātaka:Bản Sinh, Tỳ Phật Lược Vaipulya: Phương Quảng.

A Phù Đạt Ma Adbhuta dharma: Hy pháp.

Ưu Ba Đề Xả Upadeśa: Luận Nghị mà Đức Phật đã nói, đều được biện tại, tự tại không ngại.

Này Di Lặc! Hai mươi vị Bồ Tát khéo léo ấy, từ ở chỗ của Hòa Thượng A Xà Lê được nghe vô lượng trăm ngàn khế Kinh, đều hay thọ trì, sẽ nói lời này: Pháp Môn này của Ta, từ ở chỗ của Hòa Thượng A Xà Lê, gần gũi tự mình nghe nhận, không có nghi ngờ.

Này Di Lặc! Ở trong thời ấy, sẽ có các hàng Bồ Tát tại gia xuất gia: Không có trí tuệ, phương tiện khéo léo, đối với pháp mà các vị Bồ Tát thọ trì chánh pháp này đã nói… từ chối, sinh lời mỉa mai chế giễu, chê bai, hủy báng là pháp như vậy đều do các ngươi dùng ngôn từ khéo léo, tùy theo ý mà chế tạo ra, thật chẳng phải là điều mà Đức Như Lai đã tuyên nói. Chúng ta ở trong đấy, chẳng thể tin vui, phát tâm hiếm có.

Này Di Lặc! Ngay lúc ấy thời vô lượng chúng sinh đối với vị Pháp Sư đó đều sinh phỉ báng, buông bỏ rồi ra đi, cùng nhau nói rằng: Các vị Tỳ Kheo này không có quỹ phạm, nhiều các tà thuyết, chẳng y theo Khế Kinh, chẳng y theo giới luật… giống như pháp cợt đùa của người diễn tuồng. Chúng ta ở trong đấy, chẳng sinh tin vui, phát tâm hiếm có, chẳng phải là chánh pháp vậy.

Này Di Lặc! Các người ngu ấy bị Ma Māra nắm giữ, ở trong pháp đó chẳng thể hiểu thấu, nói là: Chẳng phải là điều mà Đức Như Lai đã diễn nói. Ở chỗ của các vị Tỳ Kheo trì pháp đó, sinh sự chê bai, làm hoại pháp nghiệp. Do nhân duyên đó, nên bị rơi vào đường ác.

Thế nên Di Lặc! Nếu các Bồ Tát có trí tuệ khéo léo, muốn bảo vệ chánh pháp thì nên ẩn giấu đức ấy, ở chỗ các chúng sinh có nhiều phân biệt, cần phải bảo vệ niệm, đừng khiến cho nơi ông sinh tâm chẳng tốt lành bất thiện tâm.

Khi ấy Bồ Tát Di Lặc bạch Phật rằng: Thật hiếm có! Bạch Đức Thế Tôn! Trong năm trăm năm ở đời mạt thế sau này, có các vị Bồ Tát rất ư vô trí, ở trong đại chúng chê bai chánh pháp với người trì pháp. Lại ở trong đấy, ngay cả biện tài Đà La Ni… mà đối với pháp đó, chẳng thể tin nhận!

Thế Tôn! Ví như có người miệng khô cổ khát, cần có nước… đi đến suối ao rồi muốn uống nước… người này trước tiên đi đến, ném các thứ phân dơ bẩn vào trong nước, sau đó chẳng hiểu biết, muốn uống nước ấy, liền nhặt lấy ngửi, đã ngửi xong thì chẳng uống nước ấy.

Kẻ kia tự mình vấy bẩn, lại nói lỗi ấy cho đến than rằng: Lạ thay! Nước này rất là dơ bẩn. Lỗi lầm của người đó, đều chẳng hiểu biết, mà đối với nước, trở ngược sinh lòng oán hận.

Thế Tôn! Như suối ao, nên biết tức là vị Tỳ Kheo trì pháp, do thần lực của Đức Phật, đối với con mắt Pháp Dharma cakṣu: Pháp nhãn này, khéo hay giải nói. Lại nữa, như người ngu si kia, nếu đối với suối ao, tự mình ném thứ phân dơ bẩn vào, sau đó chẳng hiểu biết, muốn uống nước ấy.

Thế Tôn! Trong năm trăm năm ở đời mạt thế cuối cùng, có các nhóm Bồ Tát không có trí cũng lại như thế. Đối với chánh pháp kia với người trì pháp, sinh chê bai xong, lại ở chỗ của người đó nghe nhận pháp vị. Người kia tự mình gây lỗi, đều chẳng hiểu biết, do lỗi nghi ngờ ô nhiễm ý căn.

Người Trì Pháp Kia sẽ bị đùa bỡn, hoặc bị chế diễu, cho đến than rằng: Lạ thay! Pháp này là các lỗi lầm đã bị ô nhiễm.

Người không có Trí kia đối với chánh pháp này với vị Pháp Sư đó, chẳng thể tin nhận, rình tìm chỗ yếu kém của vị ấy, chê bai nói lời ô nhục, sinh tâm chán lìa, buông bỏ rồi đi.

Bấy giờ Đức Thế Tôn khen Bồ Tát Di Lặc rằng: Lành thay! Lành thay! Di Lặc khéo hay diễn nói ví dụ như vậy! Không thể rìm tìm rồi nói chỗ yếu kém ấy.

Này Di Lặc! Do nhân duyên đó, ông cần phải biết có bốn biện tài mà Chư Phật đã tuyên nói, có bốn biện tài mà Chư Phật đã ngăn chận già chỉ.

Thế nào gọi là bốn biện tài mà Chư Phật đã tuyên nói?

Ấy là: Tương ứng với lợi ích, chẳng tương ứng với sự chẳng lợi ích.

Tương ứng cùng với pháp, chẳng tương ứng với điều chẳng cùng với pháp.

Tương ứng với sự diệt hết phiền não, chẳng tương ứng sự tăng trưởng phiền não.

Tương ứng với công đức của Niết Bàn, chẳng tương ứng với lỗi lầm chảy rỉ của sinh tử.

Này Di Lặc! Đây là bốn loại biện tài mà tất cả Chư Phật đã tuyên nói.

***