Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh Phóng Quang Bát Nhã

PHẬT THUYẾT

KINH PHÓNG QUANG BÁT NHÃ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Vô La Xoa, Đời Tây Tấn
 

PHẨM BỐN MƯƠI NĂM

PHẨM ĐẲNG
 

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật không có giới hạn.

Phật đáp: Hữu không không có ranh giới.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật bình đẳng.

Đáp: Các Pháp đều bình đẳng.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật vắng lặng.

Đáp: Thường không có tự tánh.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật không ai có thể bẻ gãy được.

Đáp: Các Pháp không có sự đắc.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Các pháp Ba la mật đều không.

Đáp: Cũng không có văn tự, cũng không có tên gọi.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật đều không.

Đáp: Sự hô hấp vào ra không thể thấy.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật không có tạo tác.

Đáp: Không có hiểu biết cũng không có hành động.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật không có văn tự.

Đáp: Thọ, tưởng, niệm không thể thấy.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật không có đi.

Đáp: Các pháp không có đến.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật không có bằng nhau.

Đáp: Các pháp không có sự nhận lấy.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật mất hết.

Đáp: Vì các pháp luôn tận cùng.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật không phát sinh.

Đáp: Các Pháp không có sinh.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật không có yếu tố hành động.

Đáp: Không có tác giả.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật không có trí.

Đáp: Trí ấy không thể thấy được.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật không có chỗ vượt qua Tu Bồ Đề thưa:

Đáp: Tìm sinh tử không thể thấy.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật không bị đánh bại.

Đáp: Các Pháp không bị phá hoại.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật như mộng.

Đáp: Những việc trong giấc mộng không thể thấy được.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật như tiếng vang.

Đáp: Không có âm thanh để nghe.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật như cái bóng.

Đáp: Bóng dáng không thể thấy.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật như sóng nắng.

Đáp: Như dòng nước không thể nắm bắt được.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật như huyễn.

Việc ảo thuật không thể nắm bắt được.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật không bám víu.

Đáp: Đầu mối không thể thấy được.

Bạch Thế Tôn! Ba la mật không thể đoạn.

Đáp: Không có đầu mối.

Bạch Thế Tôn! Ba la mật không ra ngoài.

Đáp: Không có chỗ sơ hở.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật không có hý luận.

Đáp: Các pháp hý luận đều đã dứt hết.

Bạch Thế Tôn! Ba la mật không tự cao.

Đáp: Các sự tự cao đều bị diệt hết.

Bạch Thế Tôn! Ba la mật không thoái chuyển.

Đáp: pháp tánh thường trụ.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật không có trụ.

Đáp: Xét kỹ ra các pháp bằng nhau như vậy.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật không có chỗ bám.

Đáp: Các pháp không có nhớ nghĩ.

Bạch Thế Tôn! Ba la mật tĩnh lặng.

Đáp: Các pháp tưởng, hành không thể thấy.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật không có dâm dục.

Đáp: Dâm dục không thể thấy.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật không có si mê.

Đáp: Diệt trừ sự tối tăm.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật không có cấu bẩn.

Đáp: Không còn ngờ vực gì nữa.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật chẳng phải chúng sinh.

Đáp: Không có chúng sinh.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật không có chỗ từ bỏ.

Đáp: Các Pháp không có nơi chốn.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật hai bờ không diệt.

Đáp: Xa lìa các ranh giới.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật không có phá hoại. Các pháp không có thọ nhận.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật không có chỗ so sánh.

Đáp: Đã vượt qua địa vị Thanh Văn, Bích Chi Phật.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật không có chỗ phân biệt.

Đáp: Các pháp không có lựa chọn.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật không có giới hạn.

Đáp: Các pháp không có tướng bình đẳng.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật là hư không.

Đáp: Các pháp không thể tính kể.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật vô thường.

Đáp: Các pháp hư hoại tan nát.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật là khổ.

Đáp: Các pháp không có bè đảng chiến đấu với sư tử.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật vô ngã.

Đáp: Các pháp không có chỗ vào.

Bạch Thế Tôn! Ba la mật là không.

Đáp: Các pháp không thể thấy.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật không có tưởng.

Đáp: Các pháp không có sinh ra.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật nội không.

Đáp: Các pháp nội không không thể được.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật ngoại không.

Đáp: Các pháp ngoại không không thể thấy.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật nội ngoại không.

Đáp: Pháp nội ngoại không không thể thấy.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật không không.

Đáp: Pháp không không không thể thấy.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật đại không.

Đáp: Các pháp không thể thấy.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật cứu cánh không. Pháp vô vi, không thể thấy được.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật hữu vi không.

Đáp: Pháp hữu vi không, không thể thấy được.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật thường không.

Đáp: Pháp thường không không thể thấy.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật là không của chẳng có bờ.

Đáp: Pháp của chẳng có bờ không thể thấy.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật là không của sự tạo tác.

Đáp: Sự tạo tác không thể thấy.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật tánh không.

Đáp:Tánh của pháp hữu vi không thể thấy.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Các pháp Ba la mật là không.

Đáp: Pháp nội ngoại không, không thể thấy.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Tự tướng Ba la mật là không.

Đáp:Tự tướng vắng lặng.

Bạch Thế Tôn! Ba la mật là không hữu vô không.

Đáp: Hữu vô không không thể nắm bắt.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật là bốn niệm xứ.

Đáp: Thân, thọ, ý, pháp không thấy được.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật là bốn chánh cần.

Đáp: Pháp thiện ác không thể thấy.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật là thần thông.

Đáp: Bốn Thần túc không thể thấy.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật là năm căn.

Đáp: Năm Căn không thể thấy.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật là năm lực.

Đáp: Năm Lực không thể thấy được.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Bảy Giác ý là Ba la mật.

Đáp: Bảy Giác ý không thể thấy được.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Tám chánh đạo là Ba la mật. Tám chánh đạo không thể thấy được.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật là vô nguyện.

Đáp: Nguyện không thể thấy được.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật là không.

Đáp: Pháp không vắng lặng, không thể thấy được.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật là vô tướng.

Đáp: Sự tịch tĩnh không thể thấy.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Tám bối xả tám giải thoát là Ba la mật.

Đáp: Tám giải thoát không thể thấy được.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Định là Ba la mật.

Đáp: Chín thứ tự thiền định không thể thấy được.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Bố thí là Ba la mật.

Đáp: Sự ganh ghét không thể thấy được.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Giới là Ba la mật.

Đáp: Ác giới không thể thấy được.

Bạch Thế Tôn! nhẫn nhục là Ba la mật.

Đáp: nhẫn nhục không thể thấy được.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Tinh tấn là Ba la mật.

Đáp: tinh tấn giải đãi không thể thấy được.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Thiền định là Ba la mật.

Đáp: Định do loạn không thể thấy được.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Trí tuệ là Ba la mật.

Đáp: Ác trí và Tuệ không thể thấy được.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Mười lực là Ba la mật.

Đáp: Các pháp không thể điều phục được.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Dõng mãnh là Ba la mật.

Đáp: Trí tuệ thông hiểu sự việc không thể thấy được.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Trí phân biệt là Ba la mật.

Đáp: Tất cả tuệ không có ngại.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Phật Pháp là Ba la mật.

Vượt lên khỏi các pháp.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Như Lai là Ba la mật.

Đáp: Những lời đã nói không có khác.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Ba la mật là tự nhiên.

Đáp: Bát Nhã Ba la mật tự nhiên được tự tại trong các pháp.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Phật Pháp là Ba la mật.

Đáp: Các pháp là Phật trí.

***