Kinh Đại thừa

Bộ Kinh Tập

PHẬT THUYẾT KINH

QUÁN CHƯƠNG CÚ TRONG THÂN

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Thi Hộ, Đời Tống
 

Tất cả một tâm mình

Đều nghe dạy lời hay

Sở hành Phật đắc đạo

Kinh ấy được tôi nghe.

Cái không cũng chẳng đoạn

Có hành đều chẳng thường

Hễ hành không bại hoại

Phật giảng, trao truyền kinh,

Việc sâu xa khó gặp

Nguyên là Cú, chẳng Chương

Thông đạt khéo diễn bày

Vì vậy nên làm thầy.

Từ gốc vì còn gốc

Tạo tác pháp tích tập

Từ tuệ mà trừ bỏ

Chỗ giang thuyết Thượng Sĩ.

Từ chỗ nhân duyên có

Có hành đều không có

Cũng có, trừ đời trước

Không biết các hành kia,

Cũng như muốn nói thân

Chỗ giảng ngày ngày gần

Rằng tai họa vô số

Đều chảy hết về thân.

San định như bổn văn

Diễn thuyết điều trọng yếu

Câu năm chữ mỹ lệ

Dùng minh thệ khuyến tu.

Do tụng văn đầy đủ

Âm ngẫu tự vừa tròn

Như hái các hoa trái

Nghe nói ta đều hối.

Thân phi nhân, phi mạng

Phi sĩ, chẳng trượng phu

Hoặc thể hoặc diễm lệ

Việc ấy không có vậy.

Thân tạo tác mà có

Do có, có hoại diệt

Yếu mềm đều diệt vong

Như bọt nước vỡ tung,

Không mạnh thì vô thường

Vô thường thì không vui

Vô thường cũng là khổ

Phi thân, thân phi ngã.

Thân chẳng thường và khổ

Là thân chẳng phải nó

Có ngã, có khổ, đẹp

Thân đều không thật có.

Cho có không thật thể

Có còn cũng có mất

Người trí rõ gốc ngọn

Những gì có thật the?

Nếu không có chủ nhân

Không được sự tự do

Như vậy mà so tính

Thân nào thật có ngã?

Thể ấy thân là không

Thể có ngã là vọng

Theo nhân duyên hiện hữu

Ngoài thân chết tâm tạo

Thân tạo chẳng ngoài ai

Cũng chẳng tự thân tạo

Đều không có thân tạo

Cũng chẳng thân không tạo

Vì thân không tạo ấy

Từ đó được chắc thật

Cũng chẳng gồm xương đốt.

Từ đời trước đến nay

Chẳng trời phải tạo thân

Chỗ tạo thành phi thần

Chẳng không hành vô bổn

Vô nhân là tự có

Thân này từ đó ra

Có sự cũng có vật

Có gốc có chỗ khởi

Chút ít là có sinh

Gốc từ si cùng ái

Tâm với ái hữu lậu

Cũng có buộc có ràng

Hành hai phẩm là lậu

Đó là gốc cũng khác.

Đời cùng thọ nhân duyên

Vì do ái thân nầy

Từ tiềm năng đến có

Mới đầu hiện tinh bọt

Tinh bọt chuyển ngưng tụ

Hội đủ sinh hạt sương

Từ sương chuyển lớn dần

Mở đầu có bốn thể

Thể năm hình thành đầu

Tích tụ bao nhiêu xương

Từ hành mà thành dụng

Chín là cái sọ đầu

Trán, mũi là hai xương

Răng ba mươi hai gốc

Ba mươi hai xương răng

Thân mình liền với cổ

Mũi liền với vòm họng

Tim cùng cổ, yết hầu

Gồm là mười tám xương

Bốn xương hàm, má, cổ

Họng cũng là bốn xương

Cánh tay mặt, tay trái

Gồm lại năm mươi xương

Nếu chia sườn thân trái

Cần có mười ba gân

Cũng vậy chia sườn phải

Cần có mười ba gân

Ấy la bốn mươi tám

Ba, ba, ba liền nhau

Hai là hai liền nhau

Ngoài ra, không liền nhau

Lấy thân làm bờ cõi

Như buộc lau không cùng

Xương sống, ba mươi hai

Xương khu, eo lưng là ba

Nếu chia đùi trái thân

Xương là hai mươi lăm

Đùi phải là cũng vậy

Là hai mươi lăm xương

Vế vai có bốn xương

Gồm ba trăm hai mươi

Dàn khắp các bộ phận

Phật dạy sự dứt nối

Thân giả đều do tụ

Các căn là chỉ vá

Chẳng nhọt may bọc nhọt

Thân đắp bằng máu thịt

Như cơ quan sợi cây

Như ảo sư ảo thuật

Cơ quan xương cũng vậy

Lấy gân buộc ràng thành

Xương kết hợp như vậy

Làm nên hình thể này

Kẻ ngu đều vướng mắc

Người trí mới không lầm

Da sinh để che chở

Chín lỗ là nhọt lớn

Toàn thân là rỉ chảy

Bất tịnh, chỗ thối tha

Như cái lỗ, miệng mổ

Đầy lỗ dùng ngũ cốc

Thân này là thế đấy

Truy xét nhiều tanh thối

Lông, tóc cùng móng, răng

Bụi đất cùng da bọc

Xương đốt cùng cốt tủy

Phàm gân là hệ mạch

Hệ tim dạ cùng lách

Ruột già cùng ruột non

Hệ gan, phổi cùng thận

Mỡ da cùng phân thải

Nước mắt, dãi cũng bẩn

Mũi, nhờn, mỡ cùng máu

Nóng lạnh mở tiểu tiện

Hệ não và mô não

Đều đem nhận chìm nó

Như trâu già đắm bùn

Mà thành bùn không biết

Trong với ngoài của thân

Ôi! Thành xương với vách

Thịt, máu nhào nặn khéo

Vì oán làm phá hoại

Luôn là do trong, ngoài

Trong đó trăm ngàn thứ

Do vì tham thân thịt

Ngoài thân cũng tai hại

Đều do cực kỳ tham

Thân ấy thối bại hoại

Giống như thành cũ rích

Đêm ngày canh giữ nó

Đã hoại rồi lại hoại

Như chỗ lõm không tụ

Đạo tặc luôn cùng ở

Giữ mình, khinh người khác

Thân là hang rắn hổ

Ôi! Rắn độc cực độc!

Thường cư ngụ nơi than

Vui, nóng, giận, dối che

Tin, không hòa đại độc

Phiền não đầy trăm tuổi

Luôn lấy hòa an ổn

Người giận không phản lại.

Trong thoáng chốc bất an

Thân này là tai họa

Hiềm mới có hoảng sợ

Như cọp dạo đầm hoang

Sợ có nhiều khủng bố

Các niệm là vì mong

Vì tất cả vật khổ

Cũng là các trò kịch

Thân này chủ là thọ

Chìm vào pháp của khổ

Tất cả nhà các bệnh

Là pháp của già, chết

Thân làm tăng ân ái

Khổ vì lạnh cùng nóng

Hoặc gió mà không hòa

Vậy bệnh mới sinh ra

Làm bại hoại các căn

Ôi! Giặc bệnh hại người

Già, chết cột thắt họ

Như đống tuyết có lửa

Bệnh mới mau giải trừ

Như đây là vô số

Thân nhiều sự tai họa

Ta diễn nói tất cả

Chưa thể được đầy đủ

Chính yếu vì các khổ

Thân thối là không thật

Nhiều nhân duyên mà thành

Đại tà cho là thân.
 

CHƯƠNG MƯỜI MỘT NHÂN DUYÊN
 

Phật dạy: Hành giả có mười một nhân duyên làm mất đạo, ta chế ra là khiến mọi người được tỏ ngộ mà không rơi vào đường ác.

Người không biết cho là lẽ thường của vạn vật:

1. Quy tụ đông đảo, nghĩa là quần chúng nhân dân.

2. Ăn nhiều, nghĩa là các thức ăn ngon cũng có nghĩa là quá no.

3. Nhiều việc làm, nghĩa là nhiều nghề.

4. Huyên thuyên, nghĩa là lý sự nhiều lời.

5. Ngủ nghỉ quá nhiều.

6. Ý tập trung, nghĩa là ở trong thiền.

7. Huân tập nhiều việc làm, nghĩa là nhiều việc.

8. Thương thân.

9. Khinh, nghĩa là nói lời phi pháp.

10. Tham, nghĩa là đa dục.

11. Không thích sống ở nơi thiện, nghĩa là sống giữa người ác.

Người hành đạo phải đoạn mười một nhân duyên này thì đắc đạo nhanh.

***