Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh Quảng Bác Nghiêm Tịnh Bất Thoái Chuyển Luân

PHẬT THUYẾT KINH

QUẢNG BÁC NGHIÊM TỊNH

BẤT THOÁI CHUYỂN LUÂN

Giảng giải: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Trí Nghiêm, Đời Đường
 

PHẦN MƯỜI SÁU
 

Không được bồ đề như

Tánh tướng ấy khó bàn

Không được tất cả pháp

Cho nên gọi Như Lai.

Đã đạt được không đắm

Không đắm như Như Lai

Không đắm tất cả pháp

Thông đạt đạo vô chấp,

Như Bậc Đạo Sư xưa

Thấy biết được chánh đạo

Tướng chân thật đạo này

Không hề có đầu cuối.

Kia cũng tu như vậy

Đạo tối thắng vô thượng

Đạo này không đầu cuối

Tánh không, không thật có.

Biết đạo không đầu, cuối

Các pháp đều bình đẳng

Đã biết như bình đẳng

Cho nên gọi Như Lai.

Đạo như, bồ đề như

Cùng với chẳng trụ như

Biết Như như hư không

Cho nên gọi Như Lai.

Các pháp ta đã nói

Như ấy thường bình đẳng

Nếu thấy được như thế

Phải nên cầu bồ đề.

A Nan! Do lẽ ấy

Bồ Tát đã nói thế

Tu hành đúng lời dạy

Kia cũng hành như vậy.

Nếu hành được hạnh ấy

Và nói được như thế

Rõ pháp không lui sụt

Các Bồ Tát không sợ.

A Nan! Nên biết rằng

Các Bồ Tát không sợ

Nên giảng nói như vậy

Tự nói là Như Lai.

A Nan bạch Phật: Do nhân duyên gì và đạt được những pháp gì mà được tôn xưng là Thế Tôn?

Bây giờ, Đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Đều cùng nhất tâm nghe

Trong trăm ngàn ức kiếp

Cầu bồ đề như thế

Vô lượng, khó nghĩ bàn.

Cũng vì các chúng sinh

Cầu bồ đề như thế

Không hề có sợ hãi

Đó gọi là Thế Tôn.

Chẳng sợ hãi sinh tử

Chánh trụ sinh tử ấy

Hóa độ các chúng sinh

Nên gọi là Thế Tôn.

Nhờ đâu không Kinh sợ

Làm sao trụ sinh tử

Làm sao độ chúng sinh

Do đâu gọi Thế Tôn?

Sinh tử không có pháp

Mà có thể hủy diệt

Chẳng bền, chẳng hủy hoại

Dùng đó độ chúng sinh

Đó gọi là chẳng sợ

Đó gọi trụ sinh tử

Đó gọi độ chúng sinh

Đó gọi là Thế Tôn.

Biết các pháp hư vọng

Mà không tâm yếu hèn

Giảng nói tướng các pháp

Mà không hề sợ hãi

Đã dứt trừ sợ hãi

Xa lìa các chỗ nạn

Chẳng sợ các chỗ nạn

Độ chúng sinh chỗ nạn

Độ nhiều ức chúng sinh

Qua đường hiểm sinh tử

Cũng không có sinh tử

Và chúng sinh được độ.

Đặt các chúng sinh lên

Bờ Niết Bàn vắng lặng

Cũng không có chúng sinh

Đó gọi là Thế Tôn.

Thường vì các chúng sinh

Nói pháp như hư không

Không hề sinh sợ hãi

Nên gọi là Thế Tôn.

Pháp tánh không khác nhau

Nói có nhiều thứ tên

Bình đẳng như bồ đề

Bồ Đề không thật có,

Dạy, bảo cho muôn loài

Quy hướng về giác ngộ

Tuy dạy pháp như thế

Nhưng không hề có nói,

Không thể nói mà nói

Hóa độ nhiều chúng sinh

Không sợ, không chấp đắm

Nên gọi là Thế Tôn.

Xa lìa tất cả tưởng

Tu hành tưởng bồ đề

Đã dứt tất cả tưởng

Đó gọi là Thế Tôn.

Đã diệt hết các tưởng

Phiền não không còn thừa

Do đó nên được xưng

Gọi là Bậc Thế Tôn.

Dùng tuệ quán các pháp

Biết các pháp bình đẳng

Nên chẳng cầu pháp nhỏ

Đó gọi là Thế Tôn.

Chẳng coi trọng tiếng khen

Cũng chẳng mong được khen

Thường vì các chúng sinh

Nói pháp lìa khen ngợi.

Bồ đề lìa khen ngợi

Kia cũng cầu như vậy

Nếu coi trọng tiếng khen

Đó là xa bồ đề.

Thanh ấy như tiếng vang

Phân biệt nên nhiều loại

Sinh ra các phân biệt

Ta có tên như thế.

Không đắm tất cả tiếng

Cũng chẳng nương dựa tên

Bồ đề dứt đùa bỡn

Đó gọi là Thế Tôn.

Biết các pháp như vậy

Gọi đó là Thế Tôn

Cũng không có Bồ Tát

Nên gọi là Thế Tôn.

Biết các pháp như vậy

Mà không hề tham đắm

Cầu giác ngộ như thế

Giải thoát dứt hữu lậu.

A Nan do như vậy

Cùng các nhân duyên khác

Các vị Đại Bồ Tát

Xưng mình là Thế Tôn.

A Nan bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên gì và đạt được các pháp gì mà được tôn xưng là Phật?

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói kệ rằng:

Biết rõ tất cả pháp

Pháp này không thật có

Đã biết không có pháp

Cho nên gọi là Phật.

Biết rõ các phiền não

Khiến người chẳng tự tại

Dùng trí dứt phiền não

Cho nên gọi là Phật.

Giác biết thân này không

Thân ấy không lệ thuộc

Cũng chẳng hề bền chắc

Không thể được bền chắc

Kẻ đối thân không chắc

Mà cho là bền chắc

Kia hiểu biết như thật

Cho nên gọi là Phật.

Biết vô minh, không trí

Tự tánh không thật có

Đã chứng được trí sáng

Cho nên gọi là Phật.

Tất cả tưởng quá khứ

Biết rõ là vô tưởng

Biết tưởng là vô tướng

Lại không theo tướng ấy

Tu các tưởng vị lai

Hiện tại cũng như thế

Đã tu tất cả tưởng

Thế nên gọi là Phật

Biết rõ sắc đời trước

Không hề có sinh khởi

Phàm phu tuy phân biệt

Không thể khiến sắc sinh.

Biết thọ không gốc rễ

Gốc rễ không thật có

Đối với tất cả pháp

Cũng không có người thọ

Biết tưởng giống như huyễn

Tánh ấy không thật có

Đối với tất cả pháp

Không bị tưởng làm lụy.

Biết hành không thể làm

Ra các thứ thân tướng

Thân không, hành cũng không

Cho nên không làm ra.

Biết hành cùng với thân

Cũng giống như cây chuối

Biết rõ được như thật

Cho nên gọi là Phật.

Quán thật tánh của thức

Cũng không ở trong thân

Mà cũng không ngoài thân

Nên biết có thức ấy.

Đối tất cả các pháp

Tánh thức không thật có

Mà ở trong thân này

Không thân, không nơi chốn

Biết được thức như vậy

Tánh thức không thật có.

Không tưởng, như hư không

Không hề thấy thức sinh.

Đối tất cả các pháp

Không có người thấy thức

Tánh tất cả chúng sinh

Chưa từng có tạo tác.

Chúng sinh không tạo tác

Các pháp rốt cũng vậy

Như pháp, như chúng sinh

Không có tướng đến, đi.

Biết tất cả các pháp

Rốt ráo đều không tướng

Không phân biệt, đùa bỡn

Cho nên gọi là Phật.

Như các Phật không trụ

Chánh pháp, đại thừa Phật

Không trụ tất cả pháp

Cho nên gọi là Phật.

Như như các pháp như

Các Phật không trụ như

Phật như, bồ đề như

Rốt ráo không thật có.

Vì mong cầu bồ đề

Nên phát tâm như vậy

Biết được tướng tâm này

Pháp nhỏ không thật có.

Vì mong cầu bồ đề

Nên phát tâm như vậy

Tâm bồ đề này thảy

Cũng biết rõ như huyễn.

***